Xem nhanh
Trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, bảo quản các vật liệu, nguyên liệu đều cần phải kiểm tra độ ẩm của vật thể. Vậy có những phương pháp xác định độ ẩm nào phổ biến hiện nay? Bạn hãy cũng Maydochuyendung.com tìm hiểu ngay nhé!
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô
Phương pháp xác định độ ẩm đầu tiên chính là sấy khô được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm: bánh, kẹo, bột các loại… Với phương pháp sấy khô này thì bạn có thể sử dụng cân phân tích ẩm hay còn gọi là cân sấy ẩm.
Cân sấy ẩm đo độ ẩm và sấy khô vật liệu
Đây là một loại cân được sử dụng phổ biến để tính toán phần trăm độ ẩm của các mẫu vật. Sau đó, cân sẽ thực hiện sấy khô vật liệu theo yêu cầu của người dùng. Do vậy, bạn chỉ cần đọc kết quả trên màn hình mà không cần tính toán.
Ưu điểm
Phương pháp đo này có thể áp dụng được cho gần như toàn bộ các loại vật liệu, chỉ trừ các loại vật liệu, hóa chất có thể tạo phản ứng, gây cháy nổ ở nhiệt độ cao. Do đó, có thể áp dụng cho gần như tất cả các hoạt động, lĩnh vực trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, phương pháp xác định độ ẩm bằng sấy khô khá dễ thực hiện với các cân sấy ẩm, tốc độ đo nhanh chóng, các thao tác được thực hiện tự động giúp tiết kiệm thời gian. Các cân được thiết lập các thuật toán cho phép tính toán chính xác, đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả đo.
Bạn có thể thực hiện khép kín trong thiết bị cân sấy ẩm mà không bị tỏa nhiệt ra bên ngoài. Đồng thời, kết hợp với quy trình sấy được thực hiện tự động không cần can thiệp bởi con người, đảm bảo an toàn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp xác định độ ẩm bằng cách sấy khô cũng sẽ mang đến một số những nhược điểm nhỏ. Vậy nên bạn cũng cần cân nhắc sử dụng phương pháp này có phù hợp với yêu cầu công việc của bạn không?
- Phương pháp này chỉ áp dụng được với những mẫu đo có kích thước nhỏ, cần chuẩn bị mẫu trước.
- Các mẫu sau khi đo bằng phương pháp này sẽ không còn sử dụng được nữa.
- Tính linh động của phương pháp không cao, bạn cần thực hiện ở những nơi đáp ứng đủ điều kiện và đảm bảo an toàn (thường là trong các phòng thí nghiệm, phòng phân tích).
Cách sử dụng
Bạn cần điều chỉnh bàn cân về vị trsi cân bằng (bột thủy về tấm) đảm bảo cân chính xác. Đặc mẫu vật lên đĩa cân, chọn chế độ đo, thời gian và nhiệt độ sấy theo nhu cầu. Thông thường các thực phẩm sẽ được sấy từ 100 độ đến 105 độ C.
Hiện nay, cân sấy ẩm được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu thực phẩm, vật liệu… Bạn có thể tham khảo rất nhiều loại cân sấy ẩm chất lượng như cân sấy ẩm Ohaus mb25, cân sấy ẩm mx-50...
Xem thêm: Độ ẩm của sản phẩm sấy là bao nhiêu? Công thức tính độ ẩm sau khi sấy
Xác định độ ẩm bằng phương pháp điện trở
Phương pháp xác định độ ẩm bằng điện trở được dùng nhiều cho các vật liệu như gỗ, vật liệu xây dựng… Bạn có thể sử dụng các loại máy đo độ ẩm gỗ và vật liệu để tiến hành kiểm tra độ ẩm với độ chính xác cao.
Máy đo độ ẩm gỗ sử dụng hình thức đo tiếp xúc với đầu dò là que đo điện trở để đâm/chọc vào những vị trí muốn đo vật liệu. Các loại máy đo độ ẩm vật liệu nhỏ gọn, dễ sử dụng nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Máy đo độ ẩm gỗ sử dụng phương pháp đo điện trở với đầu dò kim loại
Ưu điểm: Với những máy đo độ ẩm gỗ có kích thước nhỏ nhẹ nên có thể đo linh hoạt ở nhiều nơi. Bạn có thể dễ dàng thao tác và cài đặt máy với các bước đơn giản.
Nhược điểm: Phương pháp đo điện trở yêu cầu đầu dò xâm nhập vào vật liệu nên có thể làm hỏng bề mặt. Đầu dò đo tại một vị trí sẽ mang kết quả có giá trị tương đối.
Tuy nhiên, các loại máy đo độ ẩm gỗ vẫn đang rất được ưa chuộng hiện nay. Bạn có thể dễ dàng chọn mua những máy chính hãng, chất lượng như MD-812, MD-912...
Đo độ ẩm bằng máy đo có đầu dò
Thêm một phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm và nhiều vật liệu khác chính là sử dụng máy đo có đầu dò. Những thiết bị đang sử dụng phương pháp này là máy đo độ ẩm giấy được dùng để xác định độ ẩm các vật liệu mỏng.
Máy đo độ ẩm giấy có thể đo độ ẩm trên bề mặt
Máy thuộc dòng máy đo độ ẩm được trang bị đầu dò bằng thép crom tiếp xúc trực tiếp với mẫu vật. Từ đó, máy thực hiện đo và cung cấp kết quả trên màn hình. Bạn có thể sử dụng máy rất đơn giản bằng cách bật máy, đặt đầu dò tiếp xúc với giấy hoặc vật liệu đo.
Ưu điểm: Máy có kích thước nhỏ, nhẹ để tiện lợi trong công kiểm đo, kiểm tra độ ẩm của giấy. Máy không gây hư hại cho giấy.
Nhược điểm: Máy được sử dụng phổ biến cho giấy và các vật liệu mỏng.
Hiện nay, các loại máy đo độ ẩm giấy đang được sử dụng rất phổ biến trong những ngành sản xuất giấy, kiểm tra chất lượng. Thiết bị có đa dạng các loại sản phẩm để phù hợp với mọi công việc.
Phương pháp nguyên lý điện trở
Tiếp tục là một phương pháp xác định độ ẩm cũng rất phổ biến hiện nay chính là phương pháp nguyên lý điện trở. Đây là phương pháp được dùng để đo độ ẩm của các loại hạt, ngũ cốc nông sản.
Máy đo độ ẩm cho hạt với hai que dò điện trở
Bạn có thể sử dụng hai loại máy đo độ ẩm ngũ cốc với thiết kế đầu dò điện trở bên ngoài để chọc vào các bao/hộp chứa hạt. Một máy khác là máy đo độ ẩm gạo, thóc với buồng chứa hạt có điện trở bên trong.
Cách sử dụng: Nếu bạn dùng loại máy đo cầm tay chỉ cần bật máy, đưa que dò vào trong các bao hạt và đọc kết quả. Đối với máy sử dụng buồng chứa mẫu sẽ cần đưa mẫu vào trong buồng chứa hạt rồi bật nút “Start”. Sau đó, bạn đọc kết quả trên màn hình.
Máy đo sử dụng buồng chứa hạt để đo độ ẩm
Ưu điểm: Các máy đều có những ưu điểm chính là thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng với các bước đơn giản. Với máy buồng chứa hạt sẽ có chế độ đo độ ẩm chuyên biệt.
Nhược điểm: Máy đo độ ẩm dạng que đo thường có kết quả kém chính xác với hạt to. Trong khi, máy có buồng chứa hạt lại cần chú ý kích thước hạt phải vừa với kích thước của buồng.
Các loại máy đo độ ẩm bằng điện trở được rất nhiều các chủ trang trại, công ty chế biến nông sản sử dụng. Bạn cũng có thể tham khảo một số loại máy đo độ ẩm ngũ cốc bán chạy như: máy đo độ ẩm hạt tiêu, máy đo độ ẩm hạt điều...
Xem thêm: Máy đo độ ẩm ngũ cốc, nông sản bằng phương pháp đo điện trở
Đo độ ẩm bằng phương pháp khúc xạ ánh sáng
Phương pháp khúc xạ ánh sáng là phương pháp xác định độ ẩm cuối cùng bạn nên tham khảo. Đây là phương pháp được dùng nhiều để đo độ ngọt, đo độ pH hay đo độ ẩm của vật liệu.
Khúc xạ kế đo dư lượng nước có trong mật ong (chính là độ ẩm) đang có hai loại chính là khúc xạ kế dạng cơ và khúc xạ kế điện tử.
Khúc xạ kế đo được độ ẩm, độ ngọt, độ mặn
Cách sử dụng
Với khúc xạ kế dạng cơ, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt mẫu vật vào lăng kính, đóng nắp lăng kính. Sau đó, bạn đặt khúc xạ kế ngang tầm mắt để đọc kết quả qua thị kính.
Khúc xạ kế điện tử dễ sử dụng hơn, bạn chỉ cần cho vạt giọt lên lăng kính và bấm phím “Start”, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.
Ưu điểm:dễ sử dụng, cho kết quả nhanh, nhỏ gọn có thể bỏ túi
Nhược điểm:vì là khúc xạ kế nên sẽ phụ thuộc ít nhiều vào nguồn sang.
Chỉ với 5 phương pháp xác định độ ẩm cơ bản hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để kiểm tra độ ẩm của vật liệu. Bạn cũng có thể tham khảo thêm tại Maydochuyendung.com để được tư vấn loại máy đo độ ẩm phù hợp với vật mẫu cần đo.