Trong cuộc sống, con người cần xác định và kiểm soát độ mặn của nhiều yếu tố bởi nếu độ mặn cao có thể gây ra các hiện tượng như: stress nước, stress oxy hóa, nhiễm độc ion, rối loạn dinh dưỡng…. gây ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống trong môi trường đó, gây ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của các loại thực phẩm.
Máy đo độ mặn hay còn gọi là khúc xạ kế đo độ mặn ra đời nhằm giúp bạn có thể kiểm tra nhanh chóng và chính xác độ mặn của các dung dịch xác định giúp bạn có thể kiểm soát và thực hiện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Phân loại khúc xạ kế đo độ mặn
Dựa vào cấu tạo mà người ta phân loại khúc xạ kế đo độ mặn thành nhiều loại:
Bút đo độ mặn: Được dùng chủ yếu trong đo và kiểm tra nước tưới tiêu (chỉ số đo trong khoảng 0 - dưới 2 phần nghìn). Đây chính là một thiết bị điện tử có cấu tạo nhỏ giống như chiếc bút, trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc bỏ túi khi bạn cần di chuyển xa để kiểm tra mẫu ngoài môi trường thực địa, phù hợp cho việc đo độ mặn của nước biển trực tiếp.
Khúc xạ kế đo độ mặn dạng cơ: Có dải đo rộng, được dùng chủ yếu trong việc do và kiểm tra chỉ số nước trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm tra nước muối biển,... Máy được biết đến là thiết bị thân thiện với môi trường khi không dùng pin, hoạt động với nguyên lý khúc xạ ánh sáng, máy phân tích và đưa ra thông số về độ mặn sau khi có sự bù nhiệt để đảm bảo kết quả đo có độ chính xác đảm bảo.
Máy đo độ mặn điện tử: Được dùng chủ yếu trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng sản phẩm đã qua chế biến như nước mắm, thực phẩm,... là máy đo và phân tích chỉ số độ mặn trong mẫu dung dịch xác định một cách tự động. Máy được trang bị màn hình LCD cho phép hiển thị kết quả đo dạng số rõ ràng, thuận tiện.
Các dụng cụ đo độ mặn của muối, dung dịch, thực phẩm đều có cấu tạo dạng cầm tay nhỏ gọn, thời gian đáp ứng nhanh, độ chính xác đảm bảo.