Xem nhanh
Máy đo độ dày vật liệu được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực, đặc biệt như đóng tàu, xây dựng, chế tạo máy móc… Hoạt động dựa trên nguyên tắc công nghệ phản xạ với sóng siêu âm giúp bạn đo vật mà không cần phá hủy. Để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả với các số liệu chính xác nhất, bạn cần phải nắm biết sử dụng máy đúng quy chuẩn. Bạn hãy cùng Maydochuyendung.com học cách sử dụng và bảo quản máy đo độ dày vật liệu đúng cách để nâng cao tuổi thọ của thiết bị.
Xem thêm: Những điều cần biết về máy đo độ dày vật liệu
Tại sao cần sử dụng máy đo độ dày vật liệu đúng cách?
Những năm gần đây, máy đo độ dày vật liệu được sử dụng khá nhiều bởi nó đảm bảo tính ứng dụng cao. Đây là thiết bị chuyên dùng để đo, kiểm tra độ dày của các loại vật liệu nhưng lớp sơn, kim loại… mà không cần phá hủy. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ với sóng siêu âm. Cụ thể, máy tạo ra sóng siêu âm và truyền qua vật liệu cần đo, đầu dò sóng siêu âm của máy sẽ đo khoảng thời gian mà sóng siêu âm này truyền đi.
Máy đo độ dày vật liệu sử dụng nguyên tắc sóng siêu âm để đo độ dày
Chính vì vậy, việc sử dụng máy đo độ dày đúng cách chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Đầu tiên, sử dụng máy đúng cách sẽ đảm bảo các kết quả đo luôn chính xác. Bạn sẽ cần biết cách chọn đúng chế độ đo cho từng vật liệu cần xác định độ dày.
Thứ hai, sử dụng máy đúng cách sẽ duy trì được tuổi thọ, độ nhạy của đầu dò và không làm ảnh hưởng đến cảm biến. Điều này giúp máy không bị hỏng đầu đo cảm biến, đồng thời tăng tuổi cho cho thiết bị.
Sử dụng máy đo độ dày vật liệu không chỉ mang lại kết quả đo chính xác, thiết bị còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí tốt hơn so với các phương pháp đo cơ học. Đồng thời, máy cũng được sử dụng và vận hành đơn giản, không mất nhiều công sức của bạn.
Xem thêm:
Cách sử dụng máy đo độ dày vật liệu
Với máy đo đo độ dày sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần đưa vật phẩm vào bệ, hạ đầu kẹp xuống vật phẩm đảm bảo chặt nhất có thể, cần lưu ý đến độ đo của đồng hồ. Với thiết bị này, đặc biệt chú ý đến đầu kẹp và đồng hồ của máy vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo.
Sử dụng máy đo độ dày vật liệu khá đơn giản, dễ thực hiện
Đối với những chiếc máy đo độ dày lớp phủ, hãy đảm bảo điều chỉnh thông số đo vật liệu trên máy trước. Tiếp đó đưa đầu cảm biến của máy vào vật liệu cần đó, kết quả sẽ tự động hiển thị trên màn hình. Dưới đây là những bước đo độ dày vật liệu cơ bản ở các máy đo độ dày thông dụng:
Bước 1: Bạn lựa chọn đầu dò cảm biến phù hợp với từng vật liệu cần đo. Các loại đầu dò có tần số cao thích hợp cho công việc đo độ dày nhanh và liên tục.
Bước 2: Tiến hành hiệu chỉnh máy đo độ dày. Nếu trước đó máy đã được hiệu chỉnh rồi thì bạn không cần thực hiện bước này.
Bước 3: Bật nguồn cho máy, màn hình hiển thị thông số bằng 0.
Bước 4: Bạn vào menu để chọn loại vật liệu cần đo. Lưu ý, một số loại máy có tính năng tự động nhận diện vật liệu nên bạn sẽ không cần thực hiện bước này.
Bước 5: Đặt đầu dò cảm biến lên bề mặt của vật liệu cần đo, sau đó bạn nhấn nút đo.
Bước 6: Khi kết quả đo được hiển thị trên màn hình, bạn có thể tiến hành đọc và ghi số liệu. Ngoài ra, bạn có thể nhấn nút "Hold" để giữ giá trị đo.
Bước 7: Sau khi kết thúc quá trình đo, tắt nguồn máy, tháo pin và bảo quan theo hướng dẫn nếu không tiếp tục sử dụng.
Lưu ý: Khi thực hiện với thiết bị này, bạn nên tiến hành đo 2-3 lần để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất. Mỗi vật liệu đo sẽ phù hợp với đầu cảm biến khác nhau, lựa chọn hợp lý, điều chỉnh thông số chính xác để thu được kết quả mong muốn.
Xem thêm: Cách sử dụng máy đo độ dày siêu âm UTG‐1500
Cách bảo quản máy đo độ dày vật liệu
Máy đo độ dày vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong các ngành cơ khí, máy móc hiện nay. Và để đảm bảo tuổi thọ lâu dài và độ chính xác cao, bạn cần thực hiện bảo quản, bảo dưỡng máy đo đúng quy định.
- Khi sử dụng, bạn cần quan tâm đến môi trường mà thiết bị đang hoạt động, hạn chế va chạm để tránh gây ảnh hưởng đến máy.
- Sử dụng và bảo quản máy đo độ dày ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và tránh các dung dịch nóng.
- Thông thường, máy đo độ dày vật liệu sẽ đi kèm với hộp hoặc túi đựng, hãy đặt thiết bị vào đó trong quá trình di chuyển để hạn chế va chạm.
- Nếu sau một thời gian dài không sử dụng, tốt hơn hết người dùng nên tháo pin mát ra để tránh tình trạng dịch pin làm hỏng thiết bị.
Sử dụng và bảo quản tại nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, bề mặt có hóa chất
Những chia sẻ về cách sử dụng và bảo quản máy đo độ dày vật liệu hy vọng sẽ giúp bạn có được kiến thức cơ bản về việc sử dụng thiết bị đo độ dày nói chung. Qua đó, bạn có thể sử dụng máy để hỗ trợ cho công việc, mang đến kết quả tốt nhất, quy trì độ bền. Maydochuyendung.com tiếp tục là nơi cung cấp các sản phẩm máy đo độ dày vật liệu chính hãng cũng như tư vấn chọn mua, sử dụng thiết bị chuyên sâu với nhiều lợi ích cho khách hàng.