Máy đo độ dày vật liệu được ứng dụng phổ biến nhằm kiểm tra độ dày của thiết bị với ưu điểm không cần phá hủy vật liệu cần đo. Bên cạnh đó, các loại máy đo độ dày cũng được đánh giá cao về chất lượng, độ bền cũng ít gặp sự cố hỏng hóc.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là máy không bị hỏng làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Vậy, máy đo độ dày vật liệu thường gặp những lỗi hỏng hóc nào? Bạn hãy cùng Maydochuyendung.com đi tìm hiểu những lỗi thường gặp ở máy đo độ dày vậy liệu từ chia sẻ dưới đây.
Các lỗi thường gặp trên máy đo độ dày vật liệu
Các loại máy đo độ dày kim loại hay lớp phủ thường được coi là những loại thiết bị đo ít hỏng hóc nhất. Ngược lại, khi máy đo độ dày của bạn đang gặp các sự cố hỏng hóc có nghĩa là bạn đã không sử dụng đúng cách, dẫn đến máy bị hỏng từ lỗi bình thường đến lỗi hỏng lớn. Dưới đây là những lỗi hỏng của máy đo độ dày bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng.
Máy khởi động nhưng không hoạt động, màn hình không sáng
Đây là một trong những sự cố thường gặp ở rất nhiều các loại máy đo độ lớp phủ, kim loại. Mặc dù bạn đã khởi động được máy, bảo hiển thị khởi động nhưng máy khooang chạy và màn hình không sáng đến.
Nguyên nhân
- Máy đo hết pin. Tình trạng máy đã cạn kiệt pin nhưng chưa kịp thay là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng này. Hầu hết các model máy đo độ dày đều có chức năng cảnh báo, tuy nhiên việc không quá chú ý sẽ khiến pin đã hết không đủ “siêu năng lực” để khởi động máy.
- Nguyên nhân thứ 2 gây nên hiện tượng máy không chạy là do ảnh hưởng từ các bộ phận bên trong. Có thể do bảo quản máy không tốt, va đập, lực tác động khiến linh kiện bên trong bị đứt, chập… Nếu không thể thay pin, bạn cần mở thiết bị ra và quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường.
Máy khởi động nhưng màn hình không sáng, không đo được
Khắc phục
Đối với trường hợp máy bị hết pin bạn chỉ cần thay pin mới hoặc sạc pin để máy hoạt động bình thưởng trở lại. Trong trường hợp, máy bị hỏng hóc từ bên trong do va đập làm hỏng cảm biến. Bạn chắc nên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để có thường sửa chữa.
Tuy nhiên, lợi khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là nên liên hệ với nhà bán để được bảo hành hoặc sửa chữa. Bởi nếu bạn không có kinh nghiệm sửa máy đo độ dày thì bạn không nên tự sửa, tránh máy bị hỏng nặng hơn.
Xem thêm: Cách sử dụng và bảo quản máy đo độ dày vật liệu
Đầu dò của máy không đo được
Đây cũng là lỗi khá phổ biến, và thường gặp ở cả máy đo độ dày vật liệu và máy đo độ dày lớp phủ khi thực hiện các phép đo.
Nguyên nhân
Khi đầu đò của máy đo độ dày không đo được và không truyền dữ liệu đến máy có nghĩa đầu dò cảm ứng đang gặp vấn đề. Có thể bạn đã sử dụng sai đầu dò cho vật liệu cần đo bởi mỗi đầu đò thường thích hợp để đo trên các vật liệu từ tính hoặc vật liệu phi từ tính. Ngược lại, nếu bạn dùng đúng loại đầu dò thì chứng tỏ đầu đo của bạn đang bị hỏng.
Ví dụ, Total Meter CM-8826FN là loại máy đo độ dày lớp phủ có hai đầu đo chính là đầu đo cho vật liệu từ tính nhưu sắt, coban, niken; vật liệu không từ tính như thép, gang, nhôm, đồng đỏ, đồng thau, kẽm, thủy tinh,...
Máy đo độ dày vật liệu sử dụng sai đầu dò sẽ cho kết quả sai
Cách khắc phục
Khi mắc phải hiện tượng này, hãy xem liệu máy đo độ dày có được đo với đúng loại vật liệu mà nhà sản xuất đưa ra hay không. Trong trường hợp đúng vật liệu đó, sử dụng khác đo được, điều đó đồng nghĩ với việc đầu đo đã bị hỏng và bạn cần thay thế một chiếc đầu đo mới.
Xem thêm: Máy đo độ dày vật liệu sử dụng loại đầu dò nào?
Đầu dò bị đứt
Đầu dò bị đứt là sự cố dây kết nối giữa đầu dò cảm biển và máy đo bị đứt dẫn đến máy không thể đo được. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do thời gian sử dụng máy đã dài, dây bị mục và dễ rạn nứt. Bên cạnh đó, do quá trình bảo quản không tốt và máy chịu tác động mạnh của môi trường…
Đầu dò không đo được là lỗi phổ biến trên máy đo độ dày
Khi đó, bạn chỉ có một cách duy nhất là thay đầu dò mới để đảm bảo kết quả đo chính xác thay vì có nối lại dây kết nối. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng máy đo độ dày vật liệu bạn cần chú ý sử dụng, bảo quản máy đo đúng cách, an toàn.
Khi máy đo độ dày vật liệu bị hỏng hoặc xuất hiện lỗi khi thao tác nên làm gì? Tùy vào tình trạng của máy mà có hưởng xử lý phù hợp ví dụ như thay pin, nối dây… Nếu không thể tự khắc phục, người dùng có thể tìm đến các đơn vị bảo hành để xem xét, sửa chữa hoặc mua phụ kiện thay thế.
Lưu ý khi sử dụng máy đo độ dày đúng cách
Để đảm bảo máy đo độ dày vật liệu có độ bền cao, hoạt động ổn định. Bạn cũng cần chú ý sử dụng máy đo độ dày vật liệu đúng quy trình theo các bước cũng như bảo quản đúng cách để tránh hỏng hóc. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng máy đo độ dày vật liệu bạn cần tuân thủ:
- Bảo quản máy ở môi trường khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm thấp.
- Không để máy ở những môi trường có chứa dung dịch hóa chất, chất dễ chát nổi,...
- Khi đo, chú ý không để máy có va chạm mạnh để bảo vệ cảm biến, không làm hỏng máy đo.
- Sau một thời gian dài không sử dụng đến, bạn nên tháo pin ra để tránh pin chảy dịch, làm ảnh hưởng đến máy.
- Trong quá trình di chuyển bắt buộc phải đặt máy vào hộp đựng hoặc túi chóng xốc để tránh va đập, tránh làm ảnh hưởng đến cảm biến bên trong của máy.
- Tránh để máy không trong thời gian quá lâu, nó có thể khiến linh kiện máy bị kẹt.
- Nên thường xuyên vệ sinh máy, đặc biệt là sau quá trình đo lường.
Máy đo độ dày vật liệu cần được sử dụng và bảo quản đúng cách
Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn mua máy đo độ dày bề mặt lớp phủ
Việc tìm hiểu những lỗi hỏng thường gặp trên máy đo độ dày vật liệu cùng cách khắc phục sẽ giúp bạn có thể tự sửa chữa thiết bị đo để tiếp tục sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm kiến thức về việc bảo quan máy đo đúng cách. Nếu bạn muốn hiểu thêm về máy đo độ dày vật liệu hãy liên hệ ngay với Maydochuyendung.com để nhận được tư vấn chính xác và kịp thời.