Xem nhanh
Máy đo độ dày kim loại là thiết bị chuyên dụng được dùng với mục đích đo độ dày sử dụng phương pháp sóng siêu âm. Bạn chỉ cần chạm đầu dò lên bề mặt vật liệu mà không cần phá hủy, đảm bảo độ chính xác cao. Vậy máy đo độ dày kim loại có nguyên lý hoạt động như thế nào? Kỹ thuật viên của Maydochuyendung.com mang đến cho bạn kiến thức và nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại.
Máy đo độ dày kim loại là gì?
Máy đo độ dày kim loại là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nó có tác dụng kiểm tra độ dày của các vật bằng kim loại như sắt, thép, nhôm… Hiện nay, sản phẩm này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đóng tàu hay trong cơ khí…
Hầu hết các loại máy đo độ dày kim loại đều hoạt động dựa trên nguyên tắc siêu âm nhanh chóng, với độ chính xác cao. Do đó, máy đảm bảo kiểm tra vật liệu dễ dàng mà không cần phá hủy hay tác động khác đến vật, máy móc cần đo.
Phương pháp đo độ dày bằng sóng siêu âm cũng được áp dụng trong việc đo độ dày vật liệu với các sản phẩm như sợi thủy tinh, gốm, nhựa, mẫu sinh vật học hay mực chất lỏng… Qua đó, người dùng dễ dàng có được các số liệu để thống kê, phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm trong quá trình sản xuất, kiểm định chất lượng.
Xem thêm:
Sóng siêu âm là gì?
Sóng siêu âm là năng lượng âm ở tần số cao hơn giới hạn mà con người có thể nghe được. Sóng có khả nằng tạo được dải băng tần rộng. Âm thanh nghe được phải xuất hiện ở dải tần số thấp ở giới hạn > 20000 chu kỳ/giây (20 Kilohertz).
Phương pháp kiểm tra sóng siêu âm sẽ được thực hiện ở dải từ 500 KHz – 20 MHz. Tuy nhiên, cũng có một số máy đo độ dày có dải tần số thấp hoặc cao hơn ngưỡng hơn. Dù ở tần số nào sóng siêu âm đều truyền qua môi trường không khó hoặc các vật kim loại theo định luật vật lý.
Hiện nay, đa số các loại máy đo độ dày lớp phủ hay kim loại đều đang sử dụng sóng siêu âm trong quá trình xác định độ dày. Những thiết bị này đều được thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao, đo chính xác để sử dụng trong nhiều nhà máy sản xuất, phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu.
Xem thêm:
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại
Máy đo độ dày vật liệu kim loại hoạt động bằng cách đo chính xác thời gian sóng siêu âm được tạo ra bởi phần đầu dò siêu âm truyền qua độ dày của vật cần đo. Khi sóng âm gặp bề mặt phía đối diện sẽ phản xạ trở lại cảm biến thu sóng. Dựa vào vận tốc sóng âm thanh, thời gian đi – về của sóng mà sẽ cho ra kết quả quãng đường mà sóng siêu âm đi.
Thông thường, độ dày kim loại sẽ bằng khoảng ½ quãng đường sóng siêu âm si chuyển. Máy đo độ dày kim loại sử dụng sóng siêu âm thường có cảm biến rời, trên cảm biến có đầu phát và thu sóng âm. Sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp, dễ dàng sử dụng, vận hành trong nhiều điều kiện khác nhau.
Thiết bị có khả năng đo được bề dày thành ống kim loại, đo vật liệu kim loại hay phi kim. Bên cạnh đó, nó cũng giúp đo bất cứ các vật liệu nào mà sóng siêu âm đi qua được. Máy được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như xử lý bề mặt, công nghiệp ô tô, chế tạo bồn chứa hay trong ngành hóa chất…
Một chiếc máy đo độ dày kim loại sẽ được thiết kế chắc chắn với chất liệu đa dạng, vỏ máy bằng nhôm, màn hình chỉ thị rõ ràng, đèn led đi kèm, thuận tiện trong quá trình làm việc. Một số dòng máy đo độ dày kim loại đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: Total Meter TM8812, DeFelsko PosiTector UTG C1 1.00-125.00 mm, Total Meter TM8818,... Đây đều là những loại máy có khả năng hoạt động mạnh mẽ, đo liên tục trong nhiều giờ liền, độ chính xác.
Trên đây là những điều cần biết về chiếc máy đo độ dày vật liệu, nó mang đến khả năng ứng dụng linh hoạt và độ chính xác cao. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, mỗi vật liệu khác nhau cần chọn vận tốc sóng âm khác nhau. Để được tư vấn kỹ lưỡng vui lòng liên hệ với maydochuyendung. com để được tư vấn cụ thể.