Xem nhanh
Đo độ nhám mặt đường sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng mặt đường và đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Để kiểm tra độ nhám mặt đường chuẩn xác, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các cách đo và các bước thực hiện cụ thể.
Tiêu chí đánh giá độ nhám mặt đường
Độ nhám mặt đường được đánh giá bằng nhiều tiêu chí, trong đó có hai tiêu chí chủ yếu và quan trọng trong việc đánh giá độ nhám mặt đường: độ nhám vi mô (nhám mịn) và độ nhám vĩ mô (nhám thô).
Đánh giá mặt đường qua hai tiêu chí nhám mịn - nhám thô
Độ nhám vi mô hay còn gọi là nhám mịn, khi so mặt phẳng chuẩn với bề mặt đường thì có độ chênh cao với các kích thước đặc trưng của bước sóng, biên độ thường nhỏ hơn 0.5mm.
Độ nhám vĩ mô - nhám thô (Tiếng anh: Macrotexture), có độ chênh cao giữa bề mặt đường với mặt phẳng chuẩn là từ 0.5mm đến 50mm. Độ nhám của toàn mặt đường và có thể dễ dàng quan sát.
Xem thêm: Độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn và cách đo độ nhám bề mặt
Đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát
Phương pháp rắc cát là một phương pháp phổ biến và dễ dàng áp dụng để đo độ nhám của mặt đường. Để thực hiện trước tiên chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ công cụ và đồ dùng.
Cát chuẩn: Kích thước hạt cát đồng đều, cát khô và sạch.
Ống đong: Bằng kim loại hoặc bằng nhựa PC cứng, một đầu ống được bịt kín.
Bàn xoa: Bằng gỗ, đáy hình tròn. Mặt đáy có gắn một lớp cao su mỏng và mặt trên thiết kế có núm để người đo dễ dàng cầm nắm.
Bàn chải sắt cứng và bàn chải lông mềm.
Thước đo có khắc vạch.
Tấm chắn gió để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi gió trong trường hợp tại thời điểm đo bị ảnh hưởng bởi gió.
Cân để bảo đảm khối lượng cát được dùng.
Biển báo, côn dẫn hướng,... để hướng dẫn giao thông trong khi đo.
Bộ dụng cụ: Ống đong, bàn xoa, chổi quét, thước đo
Thực hiện đo độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát cần trải qua 5 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước khi tiến hành đo, chúng ta cần phải đảm bảo khu vực đo có bề mặt sạch sẽ và không quá gồ ghề, không bị nứt nẻ hoặc có xuất hiện các mối nối.
Chuẩn bị mặt đường bằng phẳng trước khi đo độ nhám
Người đo cần xử lý mảnh vụn, bụi bẩn trên bề mặt bằng bàn chải sắt cứng và bàn chải lông mềm để loại bỏ, điều này đảm bảo chất lượng của phép đo. Trong trường hợp có gió thì cần đặt tấm chắn gió để đảm bảo phép đo được thực hiện trong điều kiện tốt nhất.
Bước 2: Rắc cát
Đổ đầy cát vào ống đong và gõ nhẹ đáy của ống đong trên một mặt cứng, tiếp tục đổ cát vào ống đong và dùng thước để gạt phẳng miệng ống. Cuối cùng chúng ta đổ ống đong có chứa đầy cát lên vị trí cần đo.
Bước 3: San đều cát
Sử dụng bàn xoa để phân bố cát đều thành một lớp mỏng, san cát từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc. Làm như vậy cho đến khi trên bề mặt sẽ xuất hiện các mảng cát tròn liên tục.
Tiếp tục như vậy cho đến khi cát đã được lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt đường và ngang bằng với các đỉnh của hạt cốt liệu.
Sử dụng bàn xoa để san cát theo hình xoắn ốc
Bước 4: Đo lường
Chúng ta bắt đầu đo các đường kính mảng cát bằng thước đo khắc vạch. Thực hiện đo ít nhất 4 đường kính đại diện của các mảng cát đã xoa: đường kính lớn nhất, đường kính nhỏ nhất và đường kính trung gian. Ghi lại kết quả và tính trung bình của các mảng cát (lấy tròn đến mm).
Bước 5: Tính toán và đưa ra kết quả
Ở bước cuối cùng này chúng ta sẽ tiến hành tính toán kết quả đo theo công thức. Công thức tính độ nhám của mặt đường tại từng vị trí đo:
Trong đó:
Hi: độ nhám của mặt đường tại vị trí đo i (mm)
V: thể tích cát đựng trong ống đong (mm3)
D: đường kính trung bình của mảng cát đã đo (mm).
Công thức tính độ nhám mặt đường được xem là đồng nhất:
Trong đó:
Htb: độ nhám trung bình của mặt đường đo (mm)
Hi: độ nhám của mặt đường tại vị trí đo i (mm)
N: số điểm đo trên đoạn mặt đường đồng nhất.
Đo độ nhám bằng phương pháp rắc cát nổi bật với ưu điểm dễ dàng thực hiện, dụng cụ đo phổ biến có thể tìm kiếm ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, việc thực hiện đo độ nhám bằng cách này có thể tiết kiệm chi phí khá nhiều. Tuy nhiên nhược điểm là độ chính xác không cao, hơn nữa phương pháp này chỉ áp dụng trong bề mặt phẳng, không đo được trên bề mặt mấp mô, gồ ghề.
Đo độ nhám mặt đường bằng máy đo chuyên dụng
Ngoài phương pháp rắc cát chúng ta còn có thể thực hiện đo độ nhám mặt đường bằng cách sử dụng máy đo độ nhám. Việc đo độ nhám mặt đường bằng máy đo chuyên dụng sẽ mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác hơn khá nhiều so với phương pháp đo rắc cát.
Cách sử dụng máy đo độ nhám mặt đường khá đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước chính sau đây:
Bước 1: Trước tiên, máy đo độ nhám cần được kiểm tra, đảm bảo đã hiệu chuẩn và có thể hoạt động trơn tru. Sau đó, khởi động máy bằng cách bấm vào nút Hold và cài đặt tính năng theo yêu cầu của vật liệu như dải đo, hướng đi hay góc đo, đơn vị đo.
Bước 2: Dùng đầu đo hay đầu dò đặt lên vùng mặt đường chúng ta cần xác định để máy đo độ nhám của mặt đường rồi phân tích.
Bước 3: Máy đo độ nhám sẽ hiển thị kết quả phân tích độ nhám lên trên màn hình giúp người dùng quan sát. Ngoài ra một số máy đo sẽ có thể lưu trữ kết quả độ nhám bằng cách nhấn giữ nút Hold.
Độ nhám của mặt đường được xác định một cách nhanh chóng
Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tiêu chí và các cách đo độ nhám mặt đường thông dụng. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có thể lựa chọn được cách đo độ nhám mặt đường phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các loại máy đo độ nhám mặt đường thì hãy liên hệ với chúng tôi qua website maydochuyendung.com hoặc có thể liên hệ quahotline: 0902.148.147 (Hà Nội) - 0979.244.335 (Hồ Chí Minh) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!