Xem nhanh
Hiệu chuẩn máy đo độ cứng là việc vô cùng cần thiết, giúp hạn chế tối đa sai lệch của thiết bị. Vậy cần hiệu chuẩn thế nào chính xác? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng chi tiết nhất!
Máy đo độ cứng là gì ?
Máy đo độ cứng là một thiết bị được sử dụng để đo đạc và xác định độ cứng của các mẫu vật như vật liệu kim loại, cao su, nhựa, bê tông… Hầu hết máy đo độ cứng được ứng dụng trong ngành công nghiệp cơ khí giúp kiểm tra, nghiên cứu sản phẩm, vật liệu hay phục vụ cho việc thi công, khảo sát công trình.
Máy đo độ cứng rất đa dạng các loại mẫu mã
Trên thị trường, đã ra mắt rất nhiều mã máy đo độ cứng khác nhau đa dạng từ cấu tạo đến chức năng. Dựa theo cấu tạo sẽ có hai dòng máy đo độ cứng đó là dạng cầm tay và dạng để bàn. Ngoài ra, dựa theo phương pháp đo ta sẽ có dòng đo độ cứng cảm biến không phá hủy và đo độ cứng phá hủy.
Lý do phải hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Sau một quá trình dài sử dụng, các chức năng bên trong máy sẽ phần nào bị bào mòn dẫn đến độ chính xác không còn như ban đầu. Bởi vậy, hiệu chuẩn máy đo độ cứng là bước vô cùng cần thiết.
Việc chúng ta hiệu chuẩn, căn chỉnh máy thường xuyên sẽ làm cho các bộ phận, chi tiết bên trong máy hoạt động trơn tru, không bị sai lệch mang đến kết quả đo chính xác.
Hiệu chuẩn máy đo độ cứng giúp đảm bảo duy trì độ chính xác
Ngoài ra, máy đo độ cứng khi được hiệu chuẩn thường xuyên sẽ phát hiện ra lỗi, các chi tiết máy bị hư hỏng kịp thời để từ đó hạn chế tối đa tình trạng chập, cháy, nổ…
Việc phát hiện sớm các lỗi hỏng hóc cũng giúp hạn chế chi phí sửa, thay thế các bộ phận hay chi tiết máy. Hơn nữa, khi sử dụng một chiếc máy đo độ cứng có kết quả không chính xác sẽ ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng sản phẩm.
Quy trình hiệu chuẩn của máy đo độ cứng
Để hiệu chuẩn máy đo độ cứng có hiệu quả chúng ta cần đảm bảo đầy đủ các bước kiểm tra và rà soát máy đo. Cách hiệu chuẩn thường ứng dụng vào máy đo thông dụng như máy đo độ cứng Rockwell, máy đo độ cứng Vicker và Brinell. Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng bao gồm 5 bước sau đây:
Bước 1: Rà soát và kiểm tra bộ phận bên ngoài
Nhãn hiệu: Trên máy cần có đầy đủ thông tin loại máy, số máy hay nhà sản xuất.
Bộ phận: Kiểm tra, đánh giá độ chắc chắn khi lắp đặt các bộ phận.
Màn hình hiển thị: rà soát xem kết quả đo, thang đo có hiển thị rõ nét hay không, mặt số được hiển thị rõ ràng chưa.
Lần lượt đánh giá và kiểm tra các bộ phận của máy đo độ cứng
Bước 2: Rà soát, đánh giá và kiểm tra bộ phận bên trong
Độ cân bằng của máy: Có thể kiểm tra độ cân bằng thông qua thước Nivô xem độ chênh lệch của máy. Máy đo độ cứng có độ chênh lệch ( bao gồm cả phương nằm ngang và thẳng đứng) không quá 1mm/m.
Bộ phận đo độ cứng và tạo lực: Cần kiểm tra bộ phận có nằm trong trạng thái ổn định hay không. Khi tạo lực có đều và biến động bất thường không
Sử dụng kính phóng đại để kiểm tra mũi đo của máy đo độ cứng
Mũi đo của máy: Kiểm tra xem có bị đứt gãy, trầy xước hay không.. Bộ phận này thường được quan sát bằng kính lúp hoặc kính hiển vi.
Gá kẹp mẫu thử: Cần được lắp đặt cẩn thận, chắc chắn để kẹp được mẫu vật.
Bước 3: Thử nghiệm và đánh giá về chất lượng đo lường
Thử nghiệm đo độ cứng trên thiết bị và kiểm tra lực thử, giá trị cứng từ đó so sánh với giá trị chuẩn của từng loại máy.
Với lực thử: Kiểm tra tất cả các mức lực, mỗi mức 3 lần từ nhỏ đến lớn. Riêng máy đo độ cứng Rockwell cả mức lực tổng lẫn lực ban đầu.
Với giá trị cứng: Cần kiểm tra độ sai số độ cứng chênh lệch với tất cả các thang đo.
Máy đo độ cứng khi hiệu chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các bước
Mỗi loại máy sẽ có những tiêu chuẩn về sai số và độ tản mạn.
Máy đo độ cứng Rockwell: Quy định phải đánh giá về sai số độ cứng và độ tản mạn một cách tuyệt đối.
Máy đo độ cứng cứng Vicker và Brinell: Quy định chỉ cần kiểm tra giá trị độ cứng có độ sai số và tản mạn ở mức tương đối.
Bước 4: Điều chỉnh và xử lý kết quả
Điều chỉnh máy đo độ cứng để đảm bảo chắc chắn sẽ kết quả đo chính xác.
Bước 5: Kết thúc quá trình hiệu chuẩn
Kết thúc quá trình hiệu chuẩn, máy đo độ cứng sẽ được dán tem và đơn vị hiệu chuẩn sẽ cấp giấy chứng nhận cho người dùng. Thông thưởng kết quả sẽ có hiệu lực trong vòng một năm.
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng chuẩn kỹ thuật
Các phương pháp đo độ cứng vật liệu Vickers, Rockwell và Brinell
Một số lưu ý cần thiết khi hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Để hiệu chuẩn máy đo độ cứng hiệu quả và chính xác chúng ta cần lưu ý một số các điều kiện cơ bản sau đây:
Máy đo độ cứng cần được đặt ở môi trường ổn định với mức nhiệt độ 27 độ C + 5 độ C trước 2 giờ đồng hồ,
Tuyệt đối không đặt máy những vị trí chất phóng xạ hay có chất ăn mòn.
Trục của kim đo độ cứng đặt vuông góc với mặt phẳng trước khi hiệu chuẩn.
Chúng ta sẽ thực hiện hiệu chuẩn tại nơi lắp đặt máy, không nên tự ý tháo máy hiệu chuẩn.
Loại máy nào có nhiều thang đo cần kiểm tra giá trị độ cứng của tất cả các thang đo. Nếu trong trường hợp chỉ muốn kiểm tra 1 thang đo duy nhất thì cần kiểm tra theo thang đo người dùng đang sử dụng.
Với loại máy đo Brinell hay Vicker chúng ta cần kiểm tra độ sai số tương đối và tuyệt đối của cả 2 phương pháp thử độ cứng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chỉ yêu cầu kiểm tra một phương pháp bằng cách kiểm tra và rà soát chính phương pháp đang sử dụng.
Trên đây là toàn bộ quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng và các lưu ý cần thiết. Hy vọng với thông tin maydochuyendung.com cung cấp, các bạn sẽ có thể sử dụng những thông tin trên để thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ cứng định kỳ thường xuyên mang lại kết quả đo chính xác nhất.