Xem nhanh
Máy đo độ dày lớp phủ thường được sử dụng để đo độ dày màng khô. Độ dày màng khô có lẽ là phép đo quan trọng nhất trong ngành sơn vì ảnh hưởng của nó đến quá trình phủ, chất lượng và giá thành. Các phép đo độ dày màng khô có thể được sử dụng để đánh giá tuổi thọ dự kiến của lớp phủ, hình dáng và hiệu suất của sản phẩm và đảm bảo tuân thủ một loạt các Tiêu chuẩn quốc tế.
Các phương pháp đo độ dày màng sơn khô
Độ dày màng khô (DFT) có thể được đo bằng những cách đo độ dày trắc vi kế, đo bằng khối lượng, phương pháp quang học. Dưới đây là một số những phương pháp đo độ dày màng màng sơn khô được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phương pháp đo độ dày bằng trắc vi kế
Trắc vi kế hay còn gọi là panme được biết đến là một thiết bị đo độ dày cơ học có khả năng đo chính xác đạt tới 5mm. Đây là thiết bị đo cơ học có khả năng đo độ dày thông qua phương pháp phá hủy. Sau khi sử dụng dụng cụ để cắt vật liệu cần đo, người dùng có thể sử dụng trắc vi kế để tiến hành đo độ dày cho lớp màng sơn.
Bạn cần thực hiện đo khoảng cách nằm ngang giũa điểm uốn của các phần thẳng đứng của vật liệu để đo độ dày. Tiến hành đo và đọc các kết quả được hiển thị trên màn hình nếu bạn dùng panme điện tử.
Phương pháp đo độ dày bằng đồng hồ
Đồng hồ đo độ dày cũng là một trong những cách xác định độ dày của vật liệu được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các loại đồng hồ đo thường được sử dụng để đo độ dày cho phôi, tháp tấm, độ dày của giấy, màng phim, bìa carton,... Thiết bị thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng để đo được độ dày cho vật liệu.
Đồng hồ đo độ dày bằng phương pháp cơ học
Đồng hồ đo độ dày cũng có thể được sử dụng để đo bề mặt lớp màng sơn khô nhưng cần phải tiến hành phá hủy để thực hiện đo. Do vậy, bạn nên cân nhắc khi chọn dùng đồng hồ đo độ dày để xác đình được chiều dày của lớp màng sơn, nhất là với các sản phẩm đã được hoàn thành.
Phương pháp đo độ dày bằng máy đo độ dày
Hiện nay, các sản phẩm máy đo độ dày là thiết bị đo độ dày chính xác mà không cần phá hủy vật liệu. Đa số các máy đo đều hoạt động dựa trên phương pháp đo siêu âm và cảm biến giữa từ trường với vật liệu cần đo.
Máy đo độ dày bề mặt lớp phủ được sử dụng phổ biến
Các loại máy đo được thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, cho các kết quả đo dạng hiển thị số đảm bảo độ chính xác cao nhất. Trên thị trường cũng có rất nhiều loại máy đo độ dày lớp màng sơn đến từ nhiều hãng khác nhau đáp ứng yêu cầu chọn mua của người dùng. Chính vì vậy, dòng máy đo độ dày vật liệu đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn mua máy đo độ dày bề mặt lớp phủ
Máy đo độ dày lớp màng sơn khô hãng nào tốt?
Những loại máy đo đô độ dày sơn khô đều được thiết kế chất lượng, độ bền cao, hiệu quả hoạt động ổn định cao. Dưới đây là những hãng cung cấp máy đo độ dày lớp phủ có khả năng đo chính xác, được sử dụng nhiều nhất.
Máy đo độ dày màng sơn khô Elcometer
Elcometer đến từ Anh với lịch sử phát triển gần 70 năm chuyên sản xuất các thiết bị kiểm tra cho các ngành như sơn, bê tông, kim loại. Những dòng sản phẩm nổi bật của hãng như máy đo độ dày, máy đo độ rung, máy đo màu,... Trong đó, dòng sản phẩm máy đo độ dày lớp sơn khô của hãng cũng nằm trong danh sách các thiết bị đo chính xác được đánh giá chất lượng cao.
Hãng Elcometer chuyên sản xuất các loại thiết bị đo độ dày lớp phủ chất lượng
Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer được thiết kế nhỏ gọn, là thiết bị cầm tay sử dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực. Elcometer sản xuất các sản phẩm đo với công nghệ đo cảm biến hiện đại để có thể đo trên mọi vật liệu từ tính hoăc phi từ tính như sắt, thép, đồng, thau, nhôm, tôn, gỗ, gốm sứ,..
Đặc biệt, máy đo độ dày sơn tĩnh điện của Elcometer mang đến kết quả đo chính xác, độ chính xác ±1-3% hoặc ±2.5μm (±0.1mil). Máy có dài đo rộng, đo được trên nhiều vị trí khác nhau. Kết hợp với những tính năng hoạt động đa dạng như tự động hiệu chuẩn, cảnh báo khi hết pin,... Lựa chọn những sản phẩm đo đến từ Elcometer chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị sử dụng tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm máy đo độ dày màng sơn khô nổi bật như: Elcometer A456CFBI1-Anh (0 - 1500um), Elcometer A456CFBS(0 - 1500um)
Máy đo độ dày lớp sơn khô hãng Phase II
Khi nhắc đến những thương hiệu máy đo độ dày lớp bề mặt, bạn cần biết đến nhà sản xuất Phase II - Mỹ chuyên về các loại thiết bị đo độ dày vật liệu, máy đo độ rung,... Phase II sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại với phương pháp đo cảm biến để có thể đo chính xác độ dày của từng loại vật liệu.
Với máy đo độ dày Phase II đã giúp bạn có thể đo độ dày lớp sơn khô nhanh chóng, chính xác, mà không mất nhiều thời gian, không cần phải phá hủy lớp bề mặt. Các sản phẩm máy đo đều được thiết kế hiện đại, trọng lượng nhỏ với các bộ phân chính là thân máy và đầu dò kim loại.
Phase II mang đến các loại thiết bị đo chất lượng, độ bền cao
Đa số các thiết bị đo đều có khả năng hoạt động bền bỉ, độ chính xác đạt tới ± 3% + 2 µm hoặc ± 3% + 0.1 mil. Những kết quả đo được sẽ được hiển thị trên màn hình cao cấp, hiển thị sắc nét.
Ngoài ra, giá máy đo độ dày sơn cũng có mức giá đa dạng, phù hợp với điều kiện tài chính cho khách hàng. Do vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng máy đo độ dày lớp phủ của hãng Phase II để đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Một số loại máy đô độ dày màng sơn khô tốt nhất thương hiệu Phase II: PHASE II Mỹ PTG-4200, PHASE II Mỹ PTG-4000, PHASE II Mỹ PTG-3725,...
Máy đo độ dày lớp phủ Total Meter
Thêm một hãng chuyên sản xuất các loại thiết bị đo độ dày lớp phủ mà bạn nên quan tâm là Total Meter. Đây là một trong những thương hiệu hàng đầu tạo Việt Nam chuyên về các thiết bị đo độ dày, máy đo độ bóng, máy đo độ dày kim loại,... Trong đó, máy đo độ dày bề mặt lớp phủ Total Meter luôn nằm trong danh sách các thiết bị đo bán chạy nhất hiện nay.
Máy đo độ dày hãng Total Meter được sử dụng phổ biến để đo độ dày lớp sơn khô
Các sản phẩm thiết bị đo đều được thiết kế cực nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để có thể sử dụng trong thời gian dài. Máy cũng sử dụng công nghệ cảm biến với đầu dò kim loại để đo chính xác độ dày cho từng vật liệu khác nhau. Đặc biệt, với thiết bị đo Total Meter, bạn cũng sẽ không cần phá hủy lớp vật liệu để tiết kiệm chi phí, tiến hành đo thuận lợi.
Thêm một lợi thế nữa chính là giá máy đo độ dày lớp phủ Total Meter luôn có mức hấp dẫn, dao động từ 4.200.000 đồng - 8.000.000 đồng. Bạn có thể tham khảo một số những sản phẩm tiêu biểu của hãng này như: CM-8826FN, GTS8102, CM-1210A,...
Xem thêm: Máy đo độ dày lớp phủ là gì? Mua máy đo độ dày lớp phủ hãng nào tốt?
Một số thuật ngữ trong đo độ dày màng sơn
Trong công tác đo độ dày màng sơn, bạn cũng nắm được một số thuật ngữ cũng như ý nghĩa của chúng. Điều này giúp bạn nắm được các yêu cầu về tiêu chuẩn của độ dày màng sơn cũng như thực hiện đo đúng cách. Dưới đây là một số những thuật ngũ sử dụng phổ biến khi đo độ dày lớp màng sơn. ( Lưu ý, các thuật ngữ được đề cập mang bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
- Nền - Substrate: là bề mặt của một vật liệu sẽ được tiến hành sơn hoặc phủ sơn lên.
- Lớp phủ - Coating là những lớp sơn liên tục lên bề mặt của vật liệu hoặc nhiều lớp vật liệu được phủ lên nền.
- Độ dày màng sơn - Film Thickness: khoảng cách của bề mặt màng và nền.
- Độ dày màng sơn ướt - Wet film thickness có nghĩa là độ dày được đo ngay sau khi sơn của lớp màng sơn trên bề mặt vật liệu phủ.
- Độ dày màng sơn khô - Dry film thickness chính là độ dày của màng sơn ướt, độ dày của lớp phủ trên bề mặt đã khô hoàn toàn.
Đo độ dày màng sơn khô để kiểm tra độ bền, chất lượng của lớp sơn
So với các phương pháp truyền thống, máy đo độ dày lớp phủ không gây ảnh hưởng bề mặt bởi khả năng không phá hủy. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu thiết bị hiện đại này tại Maydochuyendung.com. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ.