Với những ai đang làm trong ngành cơ khí, xây dựng chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với việc máy đo độ dày vật liệu. Nó giúp đo lường nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao.
Máy đo độ dày vật liệu là gì?
Máy đo độ dày vật liệu còn có tên gọi khác là máy đo độ dày lớp phủ bề mặt, đây là thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm tra độ dày bề mặt của các vật liệu như kim loại, gỗ, lớp màu sơn mà không cần phá hủy thiết bị.
Sở dĩ có thể làm được điều đó là do, nó được sử dụng công nghệ phản xạ với sóng siêu âm. Thiết bị đi kèm với đầu dò, giúp đo chính xác khoảng thời gian mà sóng siêu âm này được tạo ra khi sóng truyền qua vật liệu cần đo. Từ đó, máy có thể tính được độ dày vật liệu và được ra kết quả sau một thời gian ngắn.
Hiện nay, việc sử dụng máy đã được ứng dụng rộng rãi, nó được thực hiện trên hầu hết các vật liệu. Tuy nhiên, với các sản phẩm không có cấu trúc ổn định như bên tông, giấy hay gỗ… phương pháp đo bằng sóng siêu âm thông thường sẽ không thể đo được.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã cho ra đời rất nhiều các loại máy đo độ dày khác nhau như độ dày lớp phủ, độ dày vật liệu kim loại…
Ứng dụng của máy đo độ dày vật liệu
Máy đo độ dày vật liệu được ứng dụng đa dạng, nó có khả năng đo độ dày lớp phủ sơn trên chiếc xe hay lớp phủ kim loại trên một động cơ mà không hề gây ảnh hưởng gì. Hiện nay, sản phẩm còn được dùng phổ biến trong ngành xây dựng, bạn có thể đo độ dày vật liệu mà không phải cắt, phá chúng.
Với thiết bị đo độ dày này, bạn có thể cho ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao. Ngoài ngành xây dựng, thiết bị còn được ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu, dầu khí, trong sản xuất máy thiết bị, đo độ dày, sự ăn mòn của bình áp lực, nồi hơi hay bể chứa dầu….
Máy đo độ dày vật liệu giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn. Một số sản phẩm được nhiều người lựa chọn có thể kể đến như máy đo độ dày lớp phủ PosiTector 6000 F0S3 hay máy đo độ dày lớp phủ Kett LE-200J…. Để chọn lựa được sản phẩm phù hợp với mục đích công việc và ngân sách hiện có, liên hệ ngay THB Việt Nam để được tư vấn.