Xem nhanh
Đối với các công trình xây dựng thì bê tông vẫn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ chắc bền trong thi công. Do vậy, khibê tông bị rỗ sẽ không đạt yêu cầu về chất lượng. Vậy, nguyên nhân bê tông bị rỗ tổ ong từ đâu? Tìm hiểu lý và cách xử lý để đảm bảo các cột bê tông luôn đạt chất lượng trong xây dựng.
Các loại rỗ bê tông
Khi tìm hiểu bê tông bị rỗ tổ ong chính là những lỗ rộng trong bê tông khi vữa không lắp đầy xảy ra khi đổ bê tông. Bạn sẽ thấy có rất nhiều loại rỗ tổ ong khác nhau.
Bê tông bị rỗ ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Dưới đây là một số loại bê tông bị rỗ tổ ong:
Rỗ trên bề mặtcòn được gọi là rỗ ngoài với đặc điểm mặt bê tông có những lỗ nhỏ như tổ ong nhưng chưa vào tới cốt thép.
Rỗ sâu là những lỗ rộng đa ăn sâu vào trong cốt thép.
Rỗ thấu suốt là loại rỗ xuyên qua hai mặt của bê tông.
Khi bê tông bị rỗ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xây dựng cũng như chất lượng công trình. Chính vì vậy, bạn cần biết được nguyên nhân bê tông bị rỗ cũng như cách xử lý.
Nguyên nhân bê tông bị rỗ
Đầu tiên, Maydochuyendung.com sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến bê tông bị rỗ. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách hạn chế lỗi này trong quá trình đổ bê tông.
Nguyên nhân chung
- Kỹ thuật đổ bê tông không đúng cách như bê tông không được đổ đều và không đúng mức nên xuất hiện rỗ mặt ngoài.
- Thiết kế kém chất lượng khiến các cột bê tông được tính toán sai nên khi đổ gây rỗ sâu.
- Không theo dõi độ ẩm của bê tông để phát hiện thừa nước.
- Khuôn ván gỗ có độ hút ẩm cao nên khi thời tiết hanh khô dễ hút nước từ bê tông gây rỗ bề mặt.
- Đổ bê tông với lượng phối đá không hợp lý, kích thước đá không đồng đều.
- Đổ trộn bê tông không đều hoặc quá khô.
- Đổ bê tông vào cốt pha không kín làm vữa xi măng thoát ra ngoài.
Nguyên nhân gây rỗ trên bề mặt
- Tháo khuôn không đúng cách sẽ khiến vữa trên mặt bê tông bị mất xuất hiện các lỗi rỗ.
- Trộn hỗn hợp bê tông không đúng tỷ lệ làm mất nước và bề mặt cột bê tông không mịn gây hiện tượng rỗ trên mặt ngoài.
- Khi bề mặt cột bê tông không được bảo vệ có thể khiến hơi nước hoặc tác động từ bên ngoài gây rỗ.
Bê tông bị rỗ tổ ông chủ yếu do kỹ thuật đổ sai cách
Nguyên nhân khiến bê tông bị rỗ sâu
- Lớp phủ bảo vệ của cốt thép bê tông không đủ dày hoặc bị hỏng làm gỉ sét nên giảm sự bám dính giữa cốt thép và bê tông.
- Tương tự dùng loại cốt thép bị oxi hóa không đúng loại cũng sẽ làm giảm bám dính với bê tông.
Rỗ thấu suốt
- Chất lượng bê tông kém nên khi đổ sẽ dẫn đến tình trạng rỗ thấu suốt.
- Lượng nước quá nhiều khi đổ sẽ khiến bê tông không có độ dẻo để bám dính vào cốt thép.
- Cột bê tông bị rò rỉ nước rồi thấm vào cốt thép cũng gây rỗ thấu suốt.
Với những nguyên nhân gây nên tình trạng bê tông bị rỗ tổ ong bạn có thể thấy do các yếu tố chủ quan là chính. Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách xử lý bê tông bị rỗ nhanh chóng, dễ thực hiện.
Xem thêm: Ứng dụng của máy đo độ ẩm bê tông trong xử lý sàn ẩm trước khi sơn
Cách xử lý bê tông bị rỗ hiệu quả
Khi tình trạng bê tông bị rỗ xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và quá trình thi công. Bởi vậy, bạn sẽ cần tham khảo những biện pháp khắc phục sự cố này. Dưới đây là những cách xử lý bê tông bị rỗ hiệu quả cho từng loại khác nhau.
Bê tông bị rỗ bề mặt
Đối với các vết rỗ nhỏ, bạn sẽ cần tiến hành đục và rửa sạch các vị trí rỗ. Sau đó, bạn phối trộn vữa xi măng theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:2,5 để trát mạnh để vừa bám chắc vào bê tông. Đối với các vết rỗ lớn bạn có thể dùng súng phun vữa có tỷ lệ cấp phối 1: 1,5 - 1:1,4 vào những vị trí bị rỗ.
Bê tông bị rỗ sâu
Đối với bê tông bị rỗ sâu sẽ cần đục lại vết rỗ, làm sạch bụi bẩn và thấm nhỏ nước. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp bê tông sỏi, đá, nhỏ mác cao hơn bê tông kết cấu. Tiếp đến bạn trộn hỗn hợp này với xi măng rồi trát lại bề mặt bị rỗ.
Nếu vị trí rỗ nghiêng trên bề mặt bê tông bạn sẽ cần đục lỗ thành mặt vát, ghép ván khuôn ngoài thành miệng phễu để đổ bê tông lên đó. Với phần bê tông thừa sẽ được đục bỏ đi. Sau đó, bạn cần chú ý kiểm soát độ ẩm theo đúng nguyên tắc để tránh lớp bê tông mới đổ bị quá khô hoặc quá ướt có thể gây rỗ tiếp.
Bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm bê tông để theo dõi mức độ khô hay dẻo của hỗn hợp. Điều này đảm bảo hỗn hợp bê tông sẽ bám chắc vào cốt thép.
Đối với rỗ thấu suốt
Với tình trạng bê tông bị rỗ thấu suốt sẽ cần được xử lý chuyên môn tù bên thiết kế. Một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến chính là phun bê tông. Trước đó, bạn sẽ cần phải đục bỏ những nơi bị rỗ thấu suốt rồi ghép ván chắc chắn.
Bạn trộn hỗn hợp vữa xi măng theo tỷ lệ cấp phối trước đó rồi phun ướt để tạo lớp vữa lót trước khi phun bê tông. Cuối cùng, bạn tiến hành phun bê tông vào để lấp đầy các vị trí rỗ.
Xem thêm: Tổng hợp các cách sử dụng máy đo độ ẩm đơn giản, hiệu quả
Cách đổ bê tông đạt chuẩn, không bị rỗ
Tất nhiên, cách xử lý bê tông bị rỗ đơn giản nhất chính là phải thực hiện đổ bê tông đúng cách, đúng quy trình. Dưới đây là cách đổ bê tông không bị rỗ đơn giản chi tiết.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ
- Bạn cần chuẩn bị máy móc, các thiết bị cần khi đổ bê tông.
- Làm cọc pha kín trước khi đổ.
Bước 2:Trộn hỗn hợp vữa
Trộn hỗn hợp bê tông theo đúng tiêu chuẩn, phỉ lệ như cát, nước sỏi… đúng như yêu cầu của thiết kế. Lưu ý, bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm vữa để xác định độ ẩm đã phù hợp chưa. Như vậy, bạn có thể tránh được tình trạng vữa quá nhiều nước hoặc quá khô sẽ ảnh hưởng đến khả năng bám dính vào cốt thép.
Bước 3:Tiến hành đổ bê tông
Trước tiên, bạn sẽ cần đổ một lớp vữa xi măng có độ dày khoảng từ 10 - 13cm để tránh rỗ bề mặt. Tiếp đó, bạn tiến hành đổ bê tông liên tục vào các cột. Lưu ý, bạn cần đổ bê tông rơi không quá 20m để tránh làm hỗn hợp phối cấp bị tách nhau cũng sẽ dễ gây ảnh hưởng đến độ đồng đầu và khả năng bám dính.
Thực hiện đổ bê tông đúng cách theo tiêu chuẩn kỹ thuật
Bước 4: Dầm bê tông
Sử dụng các máy đầm để đầm dùi với mỗi lớp bê tông sẽ dùi khoảng 30 - 50cm trong thời gian từ 20 - 40s. Sau đó, tiếp tục tục hiện đổ bê tông cho các lớp sau.
Bước 5: Tháo dỡ cốt pha
- Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốp pha từ 36 - 48 giờ.
- Sau khi tháo dỡ cần phải bảo dưỡng từ 2 - 4 ngày để đảm bảo bê tông đạt tiêu chuẩn.
Tiến hành bảo dưỡng bê tông sau khi đổ đảm bảo đủ độ ẩm
Trong quá trình đổ và sau khi đổ, bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của các cột bê tông không quá khô hoặc quá ẩm tránh gây rỗ, Bạn có thể sử dụng những thiết bị máy đo độ ẩm chất lượng để đo chính xác như: MD-917, DM200C, EM-4806...
Tất tần thông tin về bê tông bị rỗ từ nguyên nhân, cách xử lý đến cách đổ bê tông tránh rỗ hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Từ đó, bạn có thể tiến hành các công việc thi công xây dựng đúng kỹ thuật, chất lượng cao.