Độ ẩm không khí cao là nguyên nhân khiến thiết bị điện tử chập hờn, hoạt động kém hiệu quả, nấm mốc xuất hiện, thậm chí gây hiện tượng hỏng hóc. Dưới đấy là những cách bảo quản đồ điện, điện tử đơn giản, hiệu quả.
Độ ẩm bảo quản đồ điện tử lý tưởng nhất
Theo các chuyên gia khuyến cao, để thiết bị điện tử trong nhà có thời gian sử dụng lâu, bền thì yếu tố đầu tiên các gia đình nên chú ý là sự kiềm soát nền nhiệt và độ ẩm không khí. Nói chung, bạn nên duy trì nhiệt độ không quá 35°c, và độ ẩm bảo quản thiết bị không quá 60 – 70%.
Độ ẩm không khí cao sẽ là điều kiện để nấm mốc phát triển không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của thiết bị điện tử mà còn làm hư hỏng hệ thống điện, điện tử.
Độ ẩm bào quản thiết bị điện tử lý tưởng nhất không quá 60-70%
Chính vì thế, ngoài có những cách bảo quản thiết bị điện tử trong mùa mưa, mùa hanh khô, việc kiểm soát độ ẩm trong nhà là điều mà mỗi cơ sở sản xuất, cửa hàng bán thiết bị điện tử hay các gia đình cũng nên quan tâm.
Hiện nay, việc kiểm soát này đã trở nên dễ dàng hơn khi các nhà sản xuất đã cho ra đời máy đo độ ẩm không khí với giá thành rẻ, chỉ khoảng hơn 100.000đ trở lên. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn là yếu tố để đưa ra những cách bảo quản thiết bị điện tử tốt hơn.
Xem thêm: Nhiệt độ và độ ẩm bảo quản máy ảnh bao nhiêu là phù hợp?
Những cách bảo quản đồ điện chống ẩm
Đặt thiết bị điện tử đúng vị trí
Để chống ẩm cho thiết bị điện tử, bạn nên đặt chúng xa tường và góc nhà với 1 khoảng ít nhất 10cm. Điều này tạo thuận lợi để không khí lưu thông, giúp thiết bị điện tử tản nhiệt tốt. Bởi vào những ngày trời nồm, tường nhà thường có hiện tượng đồ mồ hôi. Những mảng tưởng nhà bị ẩm ướt, nấm mốc, bạn cũng nên sơn lại hoặc nếu không dùng giấy gián tượng để tránh lây sang thiết bị điện tử trong nhà.
Đặt thiết bị điện tử cách xa tường và góc nhà khoảng 10cm
Hạn chế đặt các thiết bị điện tử xuống sàn nhà hoặc quá sát tường, cần kê cao và tránh xa những vị trí ẩm ướt.
Hạn chế tắt thiết bị điện tử quá lâu
Một trong những cách chống ẩm cho thiết bị điện tử đó là dù ít sử dụng nhưng vẫn nên bật chúng trong thời gian mùa mưa hoặc mùa nồm, bạn nên bật chúng lên để luôn giữ nhiệt độ cao, tránh hơi ẩm bám lâu vào các bảng mạch. Đặc biệt lưu ý đến thiết bị như: TV, ampli…Nếu không dùng, bạn có thể mở và để chế độ chờ Standby.
Để gần các thiết bị thường xuyên hoạt động khác
Khi thường xuyên bật máy tính hoặc xem tivi, bạn có thể để các thiết bị điện tử nhỏ ở phía trên hoặc gần cạnh cũng là cách bảo quản thiết bị điện tử trước sự phá hủy của độ ẩm.
Vệ sinh thiết bị điện tử thường xuyên
Vào những ngày mưa hoặc trời nồm, nên thường xuyên kiểm tra và dùng khăn khô mềm lau tivi, nhất là những mối nối, giắc cắm. Nếu có hiện tượng gỉ sét và lau không sạch, bạn nên thay mới. Đặc biệt ở những vị trí này rất dễ bị độ ẩm gây han gỉ nên cũng cần được lau khô sạch sẽ. Bạn có thể dùng giẻ thấm cồn để lau.
Vệ sinh thiết bị điện tử thường xuyên
Với những thiết bị có nắp đậy và dễ tháo lắp, bạn có thể mở ra và dùng máy sấy thổi khô để làm khô.
Bố trí dây điện
Hẩu hết các gia đình đều có thói quên bố trí ổ cắm điện vở vị trí thấp để tiện sử dụng. Tuy nhiên, thói quen này chỉ an toàn vào mùa khô còn trong những ngày mưa bão, chúng có thể gây tai nạn cho cả tivi và người dùng. Để bảo quản thiết bị điện tử và an toàn cho người sử dụng trong ngày trời mưa, bạn nên cắm tivi ở những ở đặt trên cao và khô ráo.
Với những gia đình sử dụng đường dây điện ngầm, nếu thấy tường nhà có hiện tưởng ẩm, thấm nước, tuyệt đối không được cắm ti vi vào ổ điện trên tường, rất nguy hiểm.
Trên đây là một số mẹo bảo quản thiết bị điện tử trong những ngày mưa bão, ngày trời hanh nồm. Những thông tin này sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro không mong muốn cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí khi sử dụng thiết bị điện tử.