Xem nhanh
Cồn thực phẩm được dùng trong chế tạo đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để sát trùng, sản xuất mỹ phẩm,… Vậy, cồn thực phẩm là gì? Điểm giống và khác với cồn y tế như thế nào? Tiêu chuẩn cồn thực phẩm là bao nhiêu?
Cồn thực phẩm là gì?
Cồn thực phẩm được biết đến là chất lỏng không màu, trong suốt, có mùi giống rượu và có vị cay. Nó có khả năng tan trong nước, đặc biệt dễ cháy, tạo ngọn lửa màu xanh và không có khói. Cồn thực phẩm pha rượu hoặc dùng để lên men đường hay ngũ cốc với men rượu. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nguyên liệu trong pha chế nước giải khát,…
Kiểm tra độ cồn bằng dụng cụ đo độ cồn giúp người dùng có thể kiểm soát được chỉ số nồng độ cồn để thực hiện pha chế chính xác, đảm bảo chất lượng thành phẩm.
Cồn thực phẩm là gì?
Một câu hỏi được đặt ra đó chính là cồn thực phẩm và cồn y tế giống và khác nhau như thế nào? Về tính chất, cồn có tính sát trùng cao, chính vì lẽ đó, dẫn là cồn thực phẩm hay cồn y tế, đều có thể dùng để sát khuẩn, rửa vết thương.
- Cồn thực phẩm: Dùng chuyên trong ngành thực phẩm, dùng để pha chế rượu, nước giải khát, dùng trong tẩm ướp thực phẩm,…
- Cồn y tế: Dùng trong sát khuẩn, sát trùng, dùng trong sản xuất thuốc,…
Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá độ rượu vang bằng khúc xạ kế đo độ cồn chính xác nhất
Đặc điểm của cồn thực phẩm
Cồn thực phẩm là một loại cồn được sản xuất để sử dụng trong thực phẩm và đồ uống. Dưới đây là một số đặc điểm chính của cồn thực phẩm:
Tính tinh khiết: Cồn thực phẩm thường có độ tinh khiết cao, đảm bảo rằng nó không chứa các chất tạp khác ngoài cồn. Điều này là quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng trong thực phẩm.
Không mùi hoặc có mùi nhẹ: Cồn thực phẩm thường không có mùi hoặc có mùi nhẹ, giúp nó không ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm hoặc đồ uống mà nó được sử dụng.
Không màu hoặc có màu trắng trong suốt:Cồn thực phẩm thường không có màu hoặc có màu trắng trong suốt, đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến màu sắc của thực phẩm và đồ uống.
Đặc điểm của cồn thực phẩm
Khả năng hoà tan trong nước:Cồn thực phẩm có khả năng hoà tan tốt trong nước, điều này làm cho nó dễ dàng hòa tan và trộn lẫn với các thành phần khác trong quá trình chế biến thực phẩm.
Nồng độ cồn cố định:Cồn thực phẩm thường có nồng độ cồn cố định, giúp người sử dụng dễ dàng kiểm soát lượng cồn được sử dụng trong các công thức thực phẩm và đồ uống.
Những đặc điểm này giúp cồn thực phẩm trở thành một nguyên liệu an toàn và linh hoạt trong ngành thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, việc sử dụng cồn trong ẩm thực vẫn cần được thực hiện, tuân thủ theo các quy định về sức khỏe.
Ứng dụng của cồn thực phẩm là gì?
Cồn thực phẩm được dùng trong pha chế đồ uống, nước giải khát như rượu vang, bia, khi sử dụng, nó hỗ trợ chống lại các bệnh về tim mạch giúp cơ thể thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải, nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu lên não bộ,…
Cồn thực phẩm được dùng trong pha chế đồ uống
Ứng dụng cụ thể của cồn thực phẩm như sau:
- Trong sản xuất rượu bia, lượng cồn thích hợp giúp việc pha chế đồ uống nhanh chóng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sử dụng với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
- Trong tẩm ướp, bảo quản thực phẩm, sử dụng cồn giúp hương vị của thức ăn ngon hơn, đặc biệt, đây còn là một dung chất giúp bảo quản thực phẩm được tốt nhất.
- Làm chín thức ăn: Một số món ăn có cách chế biến đơn giản, dùng nhiệt của lửa từ cồn nướng chín, chính vì lẽ đó mà đây cũng là một trong những ứng dụng của cồn thực phẩm.
Xem thêm: Cách đo và tính nồng độ cồn trong rượu
Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?
Chúng tôi dựa trên quy chuẩn QCVN 6- 3 – 2010 của BYT. Theo dõi thêm ở bảng dưới đây:
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỒN THỰC PHẨM SỬ DỤNG ĐỂ PHA CHẾ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Tên chỉ tiêu | Mức quy định | Phương pháp thử |
1. Độ cồn, % thể tích ethanol ở 20oC, không nhỏ hơn | 96,0 | TCVN 8008:2009; AOAC 982.10 |
2. Hàm lượng acid tổng số, tính theo mg acid acetic/l cồn 1000, không lớn hơn | 15,0 | TCVN 8012:2009; AOAC 945.08 |
3. Hàm lượng ester, tính theo mg ethyl acetat/l cồn 1000, không lớn hơn | 13,0 | TCVN 8011:2009; AOAC 968.09; AOAC 972.10 |
4. Hàm lượng aldehyd, tính theo mg acetaldehyd/l cồn 1000, không lớn hơn | 5,0 | TCVN 8009:2009; AOAC 972.08; AOAC972.09 |
5. Hàm lượng rượu bậc cao, tính theo mg methyl 2-propanol/l cồn 1000, không lớn hơn | 5,0 | |
6. Hàm lượng methanol, mg/l cồn 1000, không lớn hơn | 300 | TCVN 8010:2009; AOAC 972.11 |
7. Hàm lượng chất khô, mg/l cồn 1000, không lớn hơn | 15,0 | AOAC 920.47; EC No. 2870/2000 |
8. Hàm lượng các chất dễ bay hơi có chứa nitơ, tính theo mg nitơ /l cồn 1000, không lớn hơn | 1,0 | |
9. Hàm lượng furfural | Không phát hiện | TCVN 7886:2009; AOAC 960.16 |
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về cồn thực phẩm, bên cạnh đó là tiêu chuẩn đánh giá cồn thực phẩm để bạn có thể chủ động sử dụng, pha chế theo nhu cầu sử dụng của mình. Kiểm tra độ cồn khi pha chế là điều nên làm, nó được đo bằng khúc xạ kế cầm tay, bạn có thể mua sản phẩm này tại maydochuyendung.com – trang bán hàng trực tuyến của THB Việt Nam.