Xem nhanh
Độ đục trong ao nuôi tôm cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần được bà con kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh tác động xấu đến tôm cũng như ao nuôi. Vậy độ đục trong ao nuôi tôm nên duy trì ở mức nào và có cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục không?
Độ đục trong ao nuôi tôm lý tưởng nhất là bao nhiêu?
Ngoài các chỉ số như: nồng độ oxy hòa tan, độ pH,...thì độ đục trong ao nuôi tôm cũng là yếu tố nên được bà con quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Chính vì thế, việc xác định và kiểm soát độ đục trong nước nuôi tôm đóng vai trò quan trọng để tìm ra những cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục quá nhiều.
Độ đục trong ao nuôi tôm tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Theo các chuyên gia trong nuôi trồng thủy sản cho biết, độ đục của nước nuôi tôm lý tưởng nhất từ 30 – 45 NTU. Khi ở mức tiêu chuẩn này, môi trường nước có độ đục lý tưởng cũng là một trong những yếu tố giúp tôm sinh sản, sinh trưởng và phát triển tốt.
Độ đục trong ao nuôi tôm
Khi độ đục trong quá cao hay độ trong của nước nuôi tôm quá thấp sẽ gây ra những bất lợi cho tôm, giảm năng suất ao nuôi.
Theo kết quả từ bà con cho thấy: Khi độ đục trong ao nuôi thủy sản cao hơn mức quy định sẽ làm giảm ánh sáng mặt trời xâm nhập vào trong nước, từ đó ức chế sự của thực vật phù dù, giảm oxy trong ao nuôi – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của tôm.
Nước ao nuôi tôm bị đục nhiều sẽ khiến quá trình hô hấp của tôm gặp khó khăn do lượng phù sa lặng tụ trên nền đáy, bao phù trên vỏ tôm làm giảm cường độ bắt mồi của tôm.
Khi tôm thiếu oxy, tôm sẽ có biểu hiện nổi đầu vào lúc sáng sớm, bơi lờ đờ,..Nếu tình trạng này kéo dài, có thể làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của tôm. Nếu bùn trong ao nuôi tôm quá nhiều có thể sẽ làm tắc nghẽn mang tôm hoặc cũng có thể gây ra những trấn thương trực tiếp tới các mô của tôm.
Ngược lại nếu độ đục quá thấp đồng nghĩa nước thiếu dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển sẽ ức chế các thành phần thức ăn của tôm, giảm năng suất trong ao.
Ngoài ra, độ đục trong ao nuôi tôm thấp sẽ khiến tôm trở nên nhạy cảm, có biểu hiện sợ sệt và bỏ ăn.
Nguyên nhân làm nước nuôi tôm bị đục
Nước ao nuôi tôm nói riêng và ao nuôi thủy sản nói chung bị đục do nhiều nguồn khác nhau như: do nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí, hoặc cũng có thể do thức ăn thừa, phân thải của tôm, sự phát triển của tảo. Độ đục khác nhau và phụ thuộc vào vị trí ao, nguồn nước cấp, loại tôm,…
Chính vì thế, bà con nên thường xuyên kiểm tra độ đục của nước nuôi tôm bằng máy đo độ đục cầm tay để hạn chế rủi ro cũng như nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra những cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm.
Nếu bà con vẫn chưa biết nên mua máy đo độ đục của nước loại nào vừa rẻ vừa tốt, bà con có thể tham khảo một số sản phẩm như: Hanna HI93703, TB01,...
Cách xử lý nước đục trong ao nuôi tôm
Khi kiểm tra xong, nếu độ đục trong ao nuôi tôm ở ngưỡng an toàn hoặc có thể thấp, cao hơn 1 chút không sao. Nhưng nếu có sự chênh lệch quá lớn, bà con có thể tham khảo cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục dưới đây:
Nếu bà con thấy độ đục trong nước cao, bà con cần tiến hành thay nước. Tuy nhiên không phải lúc nào thay cũng được mà cần phải lựa chọn thời điểm để thay. Nên cấp nước vào lúc nước sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về.
Xử lý nước đục trong ao nuôi tôm
Ngoài ra, để xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3) nhằm tạo kết tủa và lắng tụ. Hay sử dụng thực vật phù du như hạt nhân cho sự kết đông, bón phân cũng giúp kích thích sự phát triển của các thực vật nổi, từ đó các tế bào thực vật lấy đi những hạt đất sét.
Nếu bà con kiểm tra thấy độ đục trong ao nuôi tôm thấp, cần kiểm tra lại độ pH trong nước nuôi tôm bằng máy đo PH. Nếu thấy pH thấp cần bón thêm vôi, song song kết hợp với bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước với mục đich cung cấp dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục cho nước nuôi tôm. Đây cũng là cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục thấp hơn so với mức tiêu chuẩn, hay hiểu đơn giản là nước trong ao nuôi tôm quá trong.
Đồng thời, cần gom tụ chất thải và tránh khuấy động trong ao, loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó là vẫn đề quản lý tốt thức ăn và màu nước trong ao nuôi.
Nếu ao nuôi tôm được được quản lý tốt các chỉ số như: độ đục, PH, oxy hòa tan,…sẽ hạn chế tình trạng stress ở tôm, ít dịch bệnh, tiết kiệm thời gian, chí phí và chắc chắn sẽ tăng hiệu quả kinh tế.