Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa chữa

09:48 11/04/2023
Bơm thủy lực mất áp khiến cho xi lanh hay toàn bộ hệ thống thủy lực không còn thể hoạt động ổn định được. Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp, bị yếu từ đâu và cách sửa chữa bơm thủy lực như thế nào? Cùng tìm hiểu!

Bất kỳ một hệ thống thủy lực nào cũng đều phải có bơm thủy lực. Đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng giúp tạo lực và chuyển đổi năng lượng cho hệ thống. Nhưng có đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng bơm không khỏe hay không lên áp. Hay khi bơm vẫn quay những lưu lượng hay áp suất lại tụt dần khiến cho xi lanh không hoạt động được. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa bơm thủy lực trong các trường hợp này nhé!

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp, bị yếu

1. Rò rỉ bơm

Bơm thủy lực bị mất áp có thể là do máy bơm đang bị rò rỉ. Các vị trí bị rò rỉ của bơm có thể là van thủy lực, đường dẫn dầu, các mối nối hay mặt bích. Nguyên nhân chính dẫn đến rò rỉ bơm là các phớt, gioăng đã bị mòn, xước khiến nó không được lắp chặt vào được. Hoặc trước đó bạn quấn băng, cao su non không kín hay lắp mặt bích ngược dẫn đến bộ phận này bị mòn sau một thời gian sử dụng. 

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp do rò rỉ

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp do rò rỉ

2. Mòn bề mặt

Nguyên nhân khiến bơm thủy lực yếu, bị mất áp tiếp theo có thể là bơm đã bị mòn bề mặt. Các loại bơm hiện nay như bơm bánh răng (bơm nhông), bơm lá, bơm piston rất dễ bị mài mòn do ma sát nhiều trong quá trình tạo lưu lượng và áp suất cho hệ thống thủy lực và bơm.

Việc bề mặt của bơm bị mòn sẽ dẫn đến việc hút đẩy dầu của máy không còn hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân bơm thủy lực yếu đi so với ban đầu. Như máy bơm nhông, nếu các đỉnh hay bề mặt của bánh răng bị mòn sẽ làm lỏng lẻo sự ăn khớp của các bánh răng. Tùy vào tình rặng bị mòn, bơm ít nhiều cũng sẽ bị giảm hiệu suất hoạt động.

3. Van an toàn không lên áp

Một nguyên nhân khiến cho bơm thủy lực mất áp đó là do van an toàn không lên áp. Van an toàn là bộ phận quan trọng không chỉ đối với bơm thủy lực mà còn với tất cả các hệ thống hay thiết bị thủy lực. Van an toàn có chức năng đảm bảo cho áp suất làm việc của bơm và cả hệ thống hoạt động ổn định và luôn ở mức an toàn. 

Nguyên nhân bơm thủy lực yếu có thể là do van an toàn

Nguyên nhân bơm thủy lực yếu có thể là do van an toàn

Vì thế nên lưu ý khi đặt áp suất cho bơm hay hệ thống cần phải đặt cao hơn so với áp suất làm việc của hệ thống. Để van có thể tự động mở ra cho dầu chảy về thùng chứa liên tục. Dầu sẽ không đi theo hệ thống mà sẽ chảy về từ đường dẫn dầu riêng biệt cho đến khi áp suất hạ dần và dừng lại khi đã ổn định. Vì vậy nếu bạn cài áp suất thấp hay ngang với áp suất hệ thống cần làm việc thì van an toàn sẽ không có tác dụng. Đây cũng là lý do khiến máy bơm thủy lực yếu và bị mất áp, tụt áp khi hoạt động.

4. Bộ lọc và các cửa đường ống hút

Bộ lọc dầu có chức năng như cái tên của nó là để lọc và phân tách các chất bẩn, ô nhiễm trong một hệ thống thủy lực. Vì thế bạn nên định kì làm sạch phần này để loại bỏ chất bẩn bám trên bộ lọc. Điều này giúp đảm bảo bộ lọc hoạt động tốt hơn, đường ống dẫn không bị nhiễm bẩn hay tắc nghẽn và dầu chảy qua sạch, lên đủ dầu cho hệ thống để hoạt động bình thường.  

Xem thêm: Bơm thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại bơm thủy lực

5. Hệ thống bẩn

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp hay chạy yếu cũng có thể là do hệ thống thủy lực không được vệ sinh sạch sẽ. Các chất bẩn như hạt mạt sắt nhỏ, bụi bẩn vô tình chảy theo dòng lưu lượng đi khắp hệ thống sẽ gây ra ma sát, vết xước cho máy bơm và phá hủy bề mặt, mòn các phụ kiện. Nếu bị xước sâu và mài mòn quá nhiều, máy bơm có thể bị rò rỉ và hoạt động yếu đi.  

 Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp​

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp​ do không vệ sinh máy và hệ thống

6. Bơm thủy lực quá tải

Qua một thời gian dài sử dụng, máy bơm thủy lực mất áp hay yếu đi có thể đến từ nguyên nhân bơm quá tải. Bơm thủy lực bị quá tải không chỉ bởi vì hoạt động quá công suất mà còn hoạt động quá thời gian, quá tải nhiệt dẫn đến hiện tượng giản nở kim loại, tăng ma sát và mài mòn... Từ đó khiến trục bơm quá tải và bị tụt áp, mất áp.

Một số lỗi hỏng bơm thủy lực khác

Máy bơm phát ra tiếng kêu rất ồn

Ngoài việc bơm thủy lực bị mất áp hay chạy yếu sau thời gian dài sử dụng. Bơm cũng có thể gặp phải các vấn để như có tiếng ồn lớn khi hoạt động. Nguyên nhân khiến máy bơm kêu to thường do bị ăn rỗ, sục khí, sai khớp nối, hao mòn và hư hỏng.

Bơm thủy lực phát ra tiếng kêu lớn, rất ồn

Bơm thủy lực phát ra tiếng kêu lớn, rất ồn có thể do bị ăn rỗ, sục khí, sai khớp

Trong đó, bơm bị ăn rỗ là sự phát triển của bọt khí, ta có thể loại bỏ nó bằng cách làm sạch hoặc thay thế bộ lọc dầu, thay dầu thủy lực. Nếu các khớp nối bị lắp sai, lỏng lẻo dẫn đến rò rỉ thì bạn có thể sửa bơm bằng cách căn chỉnh lại các khớp. Sửa chữa bơm thủy lực hao mòn bằng cách thay thế các phớt, và châm dầu thủy lực cho đúng lượng. 

Máy bị quá nhiệt trong quá trình hoạt động

Các vấn đề như sự rỗ, sục khí, quá tải, ăn mòn hoặc hỏng linh kiện máy bơm có thể gây ra hiện tượng máy bơm bị quá nhiệt. Cách để sửa máy bơm thủy lực khi gặp các vấn đề về ăn rỗ, sục khí, mài mòn đã nêu ở trên. 

Đối với việc máy bơm bị quá tải khiến cho nhiệt độ tăng cao bạn có thể sử dụng đồng hồ đo áp suất và cài lại áp suất của máy để giải quyết hiện tượng này.

Máy hoạt động chậm, không hiệu quả

Ngoài các yếu tố như sục khí, ăn mòn, ăn rõ, hỏng linh kiện thì máy bơm hoạt động chậm và không hiệu quả có thể là do mức dầu thấp, độ nhớt của dầu kém, các bộ phận bên trong bị kẹt...

Cách sửa chữa bơm thủy lực hoạt động chậm không hiệu quả

Cách sửa chữa bơm thủy lực hoạt động chậm không hiệu quả

Bạn có thể sửa chữa máy bơm thủy lực trong các trường hợp này bằng cách thay thế dầu hoặc tra thêm dầu đến mức vừa đủ, Các bộ phận như van hay piston bị kẹt có thể là do dầu nhớt có độ nhớt cao, tạp chất bẩn,... thì bạn chỉ cần làm sạch và thương xuyên vệ sinh máy bơm cũng như hệ thống thủy lực.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa kích thủy lực tại nhà đơn giản, nhanh chóng

Cách sửa chữa bơm thủy lực

Để sửa chữa máy với các nguyên nhân bơm thủy lực mất áp đã nêu trên, bạn có thể thử các cách sửa bơm thủy lực sau đây:

  • Lưu ý và kiểm soát các thông số như lưu lượng bơm, áp suất của máy và hệ thống để đề phòng máy hoạt động quá tải hay không tới tải.
  • Định kỳ vệ sinh máy bơm và hệ thống thủy lực sạch sẽ để đảm bảo các đường ống, dầu thủy lực, van, piston... không bị kẹt, mài mỏn bởi bụi bẩn, hạt mạt sắt.
  • Kiểm tra tổng thể các bộ phận của máy, các khớp nối đã chặt chẽ chưa hay có bị rò rỉ, hư hỏng ở đâu không. Nếu bộ phận đã mòn đến mức không thể sử dụng được nữa thì bạn nên thay mới.
  • Kiểm tra van an toàn để đảm bảo mức độ điều chỉnh van phù hợp nhất với hệ thống.
  • Tra thêm dầu thủy lực khi hết hoặc bị thiết. Lưu ý nên sử dụng đúng loại dầu phù hợp với máy cũng như chất lượng và đúng tiêu chuẩn để đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động ổn định.

Trên đây là bài viết mà maydochuyendung.com vừa chia sẻ đến các bạn nguyên nhân bơm thủy lực mất áp, chạy yếu và các cách sửa chữa bơm thủy lực trong từng trường hợp hư hỏng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. 

Tags:
Tin liên quan
Bơm thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại bơm thủy lựcBơm thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại bơm thủy lực

Bơm thủy lực được sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực với chức năng chuyển đổi năng lượng. Cụ thể bơm thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý của bơm thủy lực ? Các loại bơm thủy lực hiện nay và ứng dụng? Cùng tìm hiểu ngay!

Tổng hợp sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực cơ bản cần biếtTổng hợp sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực cơ bản cần biết

Các sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực đơn giản, cơ bản nhất được ứng dụng nhiều trong các loại thiết bị, dung cụ thủy lực và máy móc cơ khí hạng nặng như: xe nâng hạ, máy ép, bàn nâng ô tô, xe máy... trong ngành công nghiệp.

Thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lựcThủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lực

Thủy lực là nguyên lý được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp hiện nay. Nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Vậy thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực ra sao? Cùng tìm hiểu ngay!

Hướng dẫn cách sửa kích thủy lực tại nhà đơn giản, nhanh chóngHướng dẫn cách sửa kích thủy lực tại nhà đơn giản, nhanh chóng

Kích thủy lực dùng lâu gặp phải những lỗi như lên chậm, không đẩy lên được, không lên hết cỡ... Nguyên nhân từ đâu? Xem ngay cách sửa kích thủy lực đơn giản tại nhà ai cũng làm được!

Cách thiết kế và chế tạo máy ép thủy lực đơn giảnCách thiết kế và chế tạo máy ép thủy lực đơn giản

Nhu cầu sử dụng máy ép thủy lực ngày càng cao nhưng không phải ai cũng có đủ chi phí để mua mới. Tham khảo ngay cách chế máy ép thủy lực đơn giản qua bài viết này!

Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!

Việc sử dụng kìm bấm cos thủy lực hàng ngày sẽ khó tránh khỏi những hỏng hóc cho dù thiết bị đó tốt đến đâu. Đừng vội mua mới, bạn vẫn có thể sửa lại và tiếp tục dùng theo cách hướng dẫn dưới đây:

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message