Xem nhanh
Hệ thống thủy lực ngày càng được ứng dụng và sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp phải những trường hợp các bộ phận của hệ thống hoạt động không bình thường dẫn đến hiệu suất giảm. Đọc bài viết sau để tìm nguyên nhân các lỗi thường gặp và cách sửa chữa hệ thống thủy lực.
Cách sửa chữa các lỗi ở dầu thủy lực
1. Dầu quá nóng
Trong một hệ thống hay thiết bị thủy lực, dầu thủy lực giống như máu của nó. Dầu chảy trên khắp các mạch ống đến các cơ cấu chấp hành khác để hệ thống hoạt động đáp ứng yêu cầu làm việc.
Vì thế hiện tượng dầu thủy lực quá nóng sẽ khiến cho hệ thống hoạt động kém đi. Nguyên nhân có thể là do:
- Dầu bị bẩn, lẫn các hạt kim loại, sợi nylon, bụi giấy, chất bẩn, sợi vải và nhiều tạp chất có hại khác.
- Các bộ phận làm mát hoặc tản nhiệt có thể đã bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng
- Van xả thủy lực có nhiệm vụ giữ áp suất ở mức ổn định đang làm việc quá mức, hoạt động liên tục, cường độ cao.
- Việc lựa chọn chất lỏng thủy lực là rất quan trọng đối với hệ thống. Nếu bạn chọn sai loại dầu và sai độ nhớt thì chắc chắn dầu sẽ nóng lên, oxy hóa và biến chất.
- Kích thước thiết bị trong hệ thống quá nhỏ. Đặc biệt là đường ống dẫn dầu phải có chất liệu và kích thước ống phù hợp.
- Kích thước và dung tích của thùng chứa hoặc bể chứa quá nhỏ khiến dầu khó tản nhiệt.
- Máy bơm quay quá nhanh.
- Bộ phận thông khí bị tắc, hỏng hoặc không đạt kích thước tiêu chuẩn.
Để khắc phục tình trạng này, ta có cách cách sửa chữa thủy lực sau:
Kiểm tra xem dầu bị nóng đến từ nguyên nhân nào trong các nguyên nhân đề cấp phía trên. Nếu do dầu thì nên kiểm tra lại, tra thêm dầu hoặc thay mới dầu. Nếu do các bộ phận như bộ lọc, bộ tản nhiệt, đường ống nhiễm bụi thì vệ sinh sạch sẽ, bị sai kích thước thì đổi lại.
Cách sửa chữa hệ thống thủy lực khi dầu gặp vấn đề
2. Xuất hiện bọt khí trong dầu thủy lực
Dầu thủy lực xuất hiện bọt khi cũng là vấn đề mà cần tránh. Có một số lý do cho việc này, chẳng hạn như:
- Các đường hút và phân phối bị hở nên rò rỉ dầu từ máy bơm vào bình chứa.
- Lỗ đường hồi dầu thủy lực ở cao trên mức dầu.
- Ống hút quá tải
- Sử dụng loại dầu sai.
Khắc phục hiện tượng bọt khí trong dầu thủy lực bằng cách: khi lắp đặt cần phải siết chặt ống dẫn dầu. Nếu ống bị hỏng, nó cần được thay thế khẩn cấp. Điều chỉnh đường ống và công suất làm việc của nó. Sử dụng đúng loại dầu cho hệ thống của bạn. Làm sạch bộ lọc dầu và đường dây. Nếu đường ống nhỏ, sẽ cần chọn và thay thế đường ống có kích thước lớn hơn.
Sự cố ở bơm thủy lực và cách sửa
1. Bơm bị gãy, mòn, tắc nghẽn
Nếu máy bơm kém chất lượng hoặc liên tục hoạt động quá tải thì chắc chắn máy bơm sẽ bị nứt, tắc và ăn mòn các bộ phận bên trong.
Kiểm tra máy bơm bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất và khóa toàn hệ thống trừ van xả. Nếu chúng ta thấy van xả dầu hoạt động bình thường và không có sự thay đổi rõ rệt về áp suất thì hãy kiểm tra máy bơm xem có hư hỏng không. Trục, bánh răng, cánh gạt bị ăn mòn, gãy nứt, hư hỏng thì cần tháo ra mua lại để thay thế.
Hệ thống thủy lực không hoạt động do gặp sự cố ở bơm
2. Bơm hoạt động có tiếng ồn lớn
Lý do cho điều này có thể là:
- Ống hút bị lỏng hoặc hư hỏng.
- Bơm thủy lực bị hỏng.
- Tốc độ bơm quá nhanh.
- Bộ lọc bị bẩn.
- Độ nhớt của dầu quá cao không phù hợp với hệ thống, bơm.
- Trục bơm và trục động cơ truyền động không thẳng hàng với nhau.
- Không khí lọt vào dầu của máy bơm.
- Việc đóng mở van an toàn không ổn định.
Các cách khắc phục tình trạng này bao gồm:
Kiểm tra lại thông số làm việc của máy bơm. Nếu do bơm hỏng thì nên thay thế hoặc sửa chữa lại. Chú ý khi lắp bơm cần phải đảm bảo motor đồng trục, đồng tâm.
Nếu do dầu thủy lực thì nên kiểm tra lại xem đã đủ lượng dầu chưa. Nếu dầu có độ nhớt quá cao sẽ tạo ra lỗ trống nên cần thay loại dầu phù hợp hơn.
Kiểm tra và vệ sinh lại các đường ống hút dầu, đẩy dầu và bộ lọc dầu. Nếu do van an toàn hoạt động không tốt thì nên thay mới.
3. Bơm không có áp suất
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bơm thủy lực không lên được áp suất. Có thể là do bơm bị rò rỉ, van an toàn bị kẹt hay gặp sự cố, bơm quá tải... Với vấn đề này, chúng tôi đã có một bài viết riêng để giải đáp.
Mời bạn đọc kĩ hơn tại đây: Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa chữa
Sửa chữa hệ thống thủy lực do lỗi ở van
1. Van xả đặt quá thấp
Nếu đặt van xả quá thấp có thể khiến áp suất không đủ mạnh, gây ra các vấn đề về dòng dầu từ bơm thủy lực qua van xả về lại vào bình chứa.
Để khắc phục bạn cần kiểm tra việc lắp đặt van, chặn dòng xả bên ngoài van giảm áp, dùng đồng hồ đo áp suất kiểm tra áp suất của đường ống. Cuối cùng, điều chỉnh vị trí lắp đặt của van xả
Sửa chữa hệ thống thủy lực do lỗi ở van
2. Van xả bị tắc
Trong quá trình làm việc, dầu sẽ có hiện tượng đóng cặn. Nó có thể là bụi bẩn xâm nhập từ bên ngoài, hoặc là sản phẩm của quá trình oxy hóa và ăn mòn. Đây là dấu hiệu cho biết hệ thống đang sử dụng dầu kém chất lượng.
Nếu van xả bị tắc do cặn bẩn, khách hàng chỉ cần tìm vết bẩn, tháo van ra khỏi hệ thống để vệ sinh.
3. Lắp sai van điều chỉnh
Việc lắp sai van điều chỉnh dầu sẽ khiến dầu thủy lực chảy ngược vào bình chứa.
Nếu dùng loại van có cửa mở ở giữa và được lắp ở vị trí trung lập sẽ khiến dầu chảy ngược trở lại. Điều này làm cho áp suất của hệ thống bị thấp đi. Vì thế bạn cần lưu ý và nghiên cứu cách lắp van cho đúng.
Xem thêm: Van thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lực
Hiện tượng lỗi ở xi lanh thủy lực
1. Xi lanh thủy lực không hoạt động
Xi lanh không hoạt động có thể do các nguyên nhân sau:
- Van đảo chiều có thể đã bị hỏng. Bạn cần kiểm tra lại xem đã cấp đúng áp chưa, kiểm tra lại kết nối của dây điện
- Việc lắp đặt van một chiều, đường ống, van dầu không đúng cách dẫn đến hư hỏng hệ thống. Nếu van một chiều được lắp đặt ngược lại, hãy thay đổi hướng lắp đặt và điều chỉnh van và mạch dầu cho phù hợp.
- Có thể là do lỗi ở hệ thống mạch ống. Người vận hành nên kiểm tra các đoạn bị gấp khúc hoặc móp, lõm và kiểm tra cả các khớp nối.
- Xi lanh làm việc với tải trọng quá lớn cũng làm cho hệ thống gặp vấn đề. Bạn cần phải tính toán lại để đảm bảo đường kính piston phù hợp với khối lượng và tải trọng làm việc.
Hiện tượng lỗi ở xi lanh thủy lực
2. Xi lanh thủy lực đi chậm, rung hoặc không ổn định
Một số nguyên nhân dẫn đến xi lanh thủy lực chạy chậm, chạy không ổn định và bị rung như:
- Áp suất không ổn định.
- Không khí tràn vào xi lanh.
- Đường ống bị xoắn khi xi lanh làm việc
- Bơm hoặc xi lanh đã bị hỏng.
- Tải trọng quá lớn.
Đối với xi lanh và bơm thủy lực, cần thường xuyên vệ sinh và kiểm tra để phát hiện kịp thời những hư hỏng bên ngoài và bên trong, thay thế và sửa chữa kịp thời các chi tiết hỏng hóc.
Nếu tải quá lớn, đường kính và hành trình của xi lanh cần được tính toán cho phù hợp. Kiểm tra máy bơm và van phân phối để đảm bảo không có biến động về áp suất cung cấp.
Các lỗi thường gặp khác
1. Rò rỉ hệ thống
Khi hệ thống bị rò rỉ, cần dừng vận hành ngay lập tức và tiến hành kiểm tra toàn diện. Ngoài các rò rỉ lớn thì rò rỉ cũng có thể xảy ra trong các đường ống kín, hệ thống kín.
Có thể dễ dàng phát hiện vấn đề này bằng cách lắp đặt một số thiết bị đo áp suất trên đường cấp và xả gần máy bơm. Nếu độ giảm áp suất thay đổi, chỗ rò rỉ sẽ nằm giữa điểm đó và điểm đã kiểm tra trước đó.
2. Cơ cấu chấp hành không chuyển động
Có nhiều nguyên nhân khiến bộ chấp hành hệ thống thủy lực không hoạt động, chẳng hạn như: máy bơm không hoạt động; cài đặt áp suất hệ thống ban đầu quá thấp; cần điều khiển lưu lượng không dịch chuyển; bộ truyền động bị hư hỏng; khối lượng công việc của bộ truyền động quá lớn, vượt quá công suất thiết kế; van một chiều được lắp ngược hoặc van an toàn luôn mở, bị két.
Tùy vào từng nguyên nhân mà bạn cần thay đổi lại cho hệ thống hoạt động bình thường.
Sửa chữa các lỗi khác ở hệ thống thủy lực
3. Áp suất thấp hoặc không ổn định
Áp suất của hệ thống phải luôn ở mức ổn định để đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn của hệ thống. Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng đến áp suất như:
- Máy bơm bị rò rỉ hoặc máy bơm bị mòn.
- Rò rỉ ống dẫn dầu.
- Có không khí trong dầu thủy lực.
- Trị số mở van an toàn quá thấp.
- Bộ truyền động bị ăn mòn, không được làm kín.
Kiểm tra ngay máy bơm và bộ truyền động để phát hiện bộ phận bị ăn mòn, điều chỉnh và thay thế nếu vị trí đó không chặt chẽ. Nếu ống dầu bị lỏng thì phải vặn chặt lại, nếu rò rỉ dầu hỏng thì phải sửa chữa hoặc thay thế ống dầu.
Kiểm tra áp suất định mức của van an toàn phải lớn hơn áp suất làm việc trung bình của hệ thống để đảm bảo sự can thiệp của van là hợp lý và an toàn cho hệ thống
4. Cơ cấu chấp hành chuyển động chậm hoặc thất thường
Có một số lý do như:
- Tốc độ bơm thấp, bơm hư.
- Việc đóng mở van an toàn không đều, van một chiều bị hư hỏng.
- Có khí lọt vào dầu, bơm hay hệ thống.
- Độ nhớt của dầu thủy lực cao, dầu trong thùng dầu quá ít.
- Bộ phận thông, lọc dầu bên trong bình bị bịt kín và bị bám cặn bẩn.
- Van 1 chiều, cơ cấu chấp hành bị rò rỉ.
Trên đây là bài viết giúp anh em tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng lỗi khi vận hành hệ thống thủy lực cũng như cách sửa chữa thủy lực. Hy vọng bài viết đã giúp anh em có thêm thông tin mới cũng như giải quyết được vấn đề mà hệ thống của mình đang gặp phải.
Nếu bạn đang tìm mua dụng cụ thủy lực chính hãng, chất lượng với mức giá tốt, đừng quên truy cập vào website maydochuyendung.com của chúng tối hoặc liên hệ đến Hotline: 0904 810 817 để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất!
Hoặc mua tại cửa hàng có địa chỉ:
- Hà Nội: Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
- TP. HCM: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11