Cách thiết kế và chế tạo máy ép thủy lực đơn giản

15:11 17/04/2024
Nhu cầu sử dụng máy ép thủy lực ngày càng cao nhưng không phải ai cũng có đủ chi phí để mua mới. Tham khảo ngay cách chế máy ép thủy lực đơn giản qua bài viết này!

Tùy vào đặc điểm kỹ thuật và lực ép của máy ép thủy lực mà máy có giá khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kinh phí để mua máy mới. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào những thiết bị, bộ phận đã cũ để chế máy ép thủy lực. Tham khảo ngay cách chế tạo máy ép thủy lực cực đơn giản dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ép thuỷ lực

Để chết tạo máy ép thủy lực hoạt động tốt và đầy đủ chức năng, trước tiết ta cần phải biết máy bao gồm những bộ phận nào và cách hoạt động ra sao.

Các bộ phận của máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực hoạt động được nhờ 3 hệ thống: hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực và khung máy. Trong đó có các bộ phận nhỏ bao gồm:

  • Xi lanh thủy lực.
  • Bơm thủy lực.
  • Hệ thống sinh lực. 
  • Van điều khiển.
  • Bình chứa chất lỏng công tác. 
  • Cụm lọc dầu.
  • Ống/đường ống và phụ kiện.

Vì thế một máy ép thủy lực tự chế cũng nên có đủ những bộ phận này.

Cách máy ép thủy lực hoạt động

Máy ép thủy lực là một thiết bị thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal. Đó là nhờ vào việc tác động 1 lực nhỏ thông qua xilanh có diện tích nhỏ vào chất lỏng bên trong máy để truyền đi một lực có giá trị nguyên vẹn đến xi lanh có diện tích lớn hơn. Từ đó tạo một lực lớn hơn ban đầu đẩy xilanh ra, đây chính là lực nén của máy ép thủy lực.

Hình ảnh máy ép thủy lực được các hãng sản xuất chế tạo

Hình ảnh máy ép thủy lực được các hãng sản xuất chế tạo

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách hoạt động của máy ép thủy lực tại đây: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực chi tiết

Cách chế máy ép thủy lực đơn giản

Sau đây là những hướng dẫn giúp bạn tự chế tạo, thiết kế một chiếc máy ép thuỷ lực đơn giản với ngân sách tiết kiệm. Nhưng máy vẫn sẽ có lực ép cao, tối đa là 30 tấn và trên 50cm2. 

Chuẩn bị 

Những dụng cụ cần chuẩn bị để chế máy ép thủy lực:

  • Máy tiện
  • Máy khoan
  • Máy hàn
  • Máy mài 
  • Máy khoan

Đây là những dụng cụ chính mà bạn cần dùng. Trong quá trình chế tạo máy ép thủy lực sẽ cần thêm một số dụng cụ hay đồ vật khác sẽ được liên kê ở các bước.

Các bước làm máy ép thủy lực tự chế

Bước 1: Chế tạo khung máy

Đầu tiên bạn cần có một khung máy chắc chắn để liên kết các bộ phận của máy với nhau. Hãy đảm bảo rằng chất liệu làm khung máy phải có độ dày, độ cứng, chịu lực tốt và độ bền cao. Vì đây sẽ là bộ phận phải chịu hầu hết lực tác động cơ học mỗi khi máy ép hoạt động. 

Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ và vật liệu để chế tạo khung, bạn dựng một khung hình chữ nhật như dưới đây. Lưu ý những thanh sắt làm phần đế không cần quá dày như phần khung trên. 

Hàn khung thật chắc chắn để máy chịu được lực ép lớn

Hàn khung thật chắc chắn để máy chịu được lực ép lớn

Bước 2: Thiết kế bộ phận nén

Bước tiếp theo trong cách làm máy ép thủy lực, bạn chuẩn bị những tấm thép, sắt mỏng, ghép lại thành hình hộp như hình ảnh dưới đây. Đây là bộ phận chính để gắn đầu ép cũng như để đỡ kích thủy lực. Lưu ý, hộp thép này đặt ở chính giữa khung, có khả năng di chuyển lên xuống theo tình trạng ép vì thế bạn không nên cắt các phần nối với khung máy quá chặt hay vừa khít sẽ khiến máy không thể di chuyển để ép xuống được.

Hình ảnh hộp thép mẫu

Hình ảnh hộp thép mẫu

Sau khi ướm thử vào khung, bạn tiếp tục hàn 2 tấm thép mỏng và mặt trong sát cạnh khung như hình ảnh dưới đây:

Hàn 2 tấm thép vào 2 bên sát mặt trong của khung máy

Hàn 2 tấm thép vào 2 bên sát mặt trong của khung máy

Sau đó khoan 2 lỗ để bắt vít cân bằng với nhau trên hộp thép. Vít chặt hộp thép lại là ta đã cố định được hộp thép trên khung máy. Xem hình ảnh mẫu dưới đây để làm đúng hơn:

Khoan 2 lỗ bắt vít trên khung

Khoan 2 lỗ bắt vít trên khung

Lắp thêm một tấm thép mỏng bên mặt hộp còn hở và vặn chặt vít để cố định hộp trên khung

Lắp thêm một tấm thép mỏng bên mặt hộp còn hở và vặn chặt vít để cố định hộp trên khung

Bước 3: Lắp lò xo

Sau khi hộp thép đã được lắp vào khung, tiếp theo bạn cần hàn thêm 2 móc trên khung máy để lắp lò xo vào hộp thép. Lò xo có chức năng giúp phần đầu ép thu về sau khi bạn ép xong vật muốn ép. 

Hàn móc treo lò xo vào 2 bên khung trên của thân máy

Hàn móc treo lò xo vào 2 bên khung trên của thân máy

Móc lò xo vào 2 bên và nối với hộp thép đã lắp vào khung trước đó

Móc lò xo vào 2 bên và nối với hộp thép đã lắp vào khung trước đó

Bước 4: Hàn đầu ép vào hộp thép

Tại bước này bạn chỉ cần chọn đầu ép có mức chịu lực tốt, cứng cáp và hàn vào hộp thép đã lắp trước đó như hình dưới đây:

Hàn trục ép vào máy

Hàn trục ép vào máy

Bước 5: Lắp kích thủy lực 

Tùy vào việc muốn tạo máy ép có lực nén cao hay thấp, bạn có thể chọn loại kích thủy lực có lực đẩy cho phù hợp. Nếu bạn muốn ép vật càng nặng thì nên chọn kích có lực đẩy càng lớn. Đương nhiên, khung máy và đầu ép cũng phải chịu được lực đẩy này. Dưới đây là kích 2 tấn, bạn cũng có thể chọn loại kích 5, 10, 20... tấn.

Lắp kích thủy lực vào thân máy

Lắp kích thủy lực vào thân máy

Như vậy, bạn đã hoàn thành máy ép thủy lực tự chế của mình. Kết quả sẽ giống như hình ảnh dưới đây:

Chế máy ép thủy lực sau khi hoàn thiện

Chế máy ép thủy lực sau khi hoàn thiện

Mỗi khi sử dụng máy để ép xong, bạn chỉ cần xả van để kích tự thu hồi xilanh và lò xo sẽ tự kéo đầu ép lên:

Xả van áp kích thủy lực để máy ép tự kéo trục ép lên

Xả van áp kích thủy lực để máy ép tự kéo trục ép lên

Bạn cũng có thể chọn loại kích dùng bơm tay hoặc bơm điện tùy vào nhu cầu của mình. Khi đó bạn chỉ cần thiết kế khung máy và chọn chất liệu làm khung sao cho hợp lý.

Hình ảnh dưới đây là máy ép thủy lực tự chế có lực ép 30 tấn và dùng bơm điện thủy lực. Lúc này bạn cần tạo một khung máy lớn, trục ép với xilanh lớn. Cố định trục ép bằng 2 mặt bích dày 20mm đặt trên và dưới khung trên của máy. Hàn một bàn làm việc có sức chịu lực cao với khoảng cách 50cm so với trục ép. Và bạn cũng cần hàn thêm một khung để máy bơm điện thủy lực bên cạnh phải của khung. Đồng thời khoan những lỗ trên khung ở vị trí hợp lý để luồn dây dẫn.

Hình ảnh máy ép thủy lực tự chế 30 tấn

Hình ảnh máy ép thủy lực tự chế 30 tấn

Kết luận

Như vậy, với bài viết này maydochuyendung.com đã giới thiệu đến bạn 2 cách chế máy ép thủy lực đơn giản dễ làm. Hy vong thông qua bài viết bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã chú ý và theo dõi.

Nếu bạn muốn tìm mua các loại dụng cụ thủy lực khác như: kìm bấm cos thủy lực, cảo thủy lực, máy đột lỗ thủy lực... hay truy cập ngay vào danh mục của website này hoặc gọi ngay đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết!

Tags:
Tin liên quan
Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việcKích thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc

Kích thủy lực là gì? Cấu tạo của kích thủy lực? Nguyên lý kích thủy lực và các loại kích thủy lực phổ biến hiện nay? Tất cả sẽ được Máy đo chuyên dụng giải đáp trong bài viết sau đây:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực chi tiếtCấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực chi tiết

Máy ép thủy lực với công năng lớn là thiết bị chuyên dụng trong các hoạt động sản xuất và gia công trong nhà máy. Vậy cấu tạo máy ép thủy lực cũng như nguyên lý máy ép thủy lực là gì? Cùng maydochuyendung.com tìm hiểu nhé!

Máy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lựcMáy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực là thiết bị mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động đời sống và công nghiệp. Tìm hiểu ngay máy ép thủy lực là gì, phân loại và tính ứng dụng của nó như thế nào?

Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!

Việc sử dụng kìm bấm cos thủy lực hàng ngày sẽ khó tránh khỏi những hỏng hóc cho dù thiết bị đó tốt đến đâu. Đừng vội mua mới, bạn vẫn có thể sửa lại và tiếp tục dùng theo cách hướng dẫn dưới đây:

Thiết bị thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt độngThiết bị thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Thiết bị thuỷ lực hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Chúng kết hợp với hệ thống thủy lực để hỗ trợ các hoạt động như bấm cos, tháo lắp vòng bi, bích gắn trục...

Phân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lựcPhân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lực

Kìm bấm cos thuỷ lực là sản phẩm chuyên dụng cho công việc của người thợ điện. Loại kìm này giúp tiết kiệm tối đa thời gian, sức lực cho công việc bấm đầu cos dây diện, dây cáp của con người.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message