Hệ thống thủy lực và hệ thống khí nén được sử dụng phổ biến hiện nay. Giữa hai hệ thống này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng chúng tôi so sánh hệ thống thủy lực và khí nén ngay nhé!
Khái niệm
Để so sánh hệ thống thủy lực và khí nén, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm của từng hệ thống nhé!
So sánh thủy lực và khí nén
Hệ thống thủy lực là gì?
Thủy lực là quá trình vận chuyển lực và chuyển động của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Chất lỏng này có thể là nước hoặc dầu, nhớt,... với độ nhớt, độ đậm đặc, nhiệt độ và tính chất khác nhau.
Trong môi trường thủy lực, năng lượng được truyền tải nhờ vào lực đẩy lên chất lỏng. Nó sẽ tạo ra một lực lớn đủ mạnh để vượt qua được tải trọng tại các cửa ra của bơm thủy lực (bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm piston cao).
Hệ thống thủy lực được dùng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Một hệ thống thủy lực sẽ cần có các thiết bị như: Chất lỏng thủy lực, máy bơm, xi lanh, pít tông và van điều khiển.
Sơ đồ hệ thống thủy lực cơ bản
Hệ thống khí nén là gì?
Khí nén là dạng năng lượng sạch được tạo ra từ khí tự nhiên. Người ta sử dụng công nghệ để nén không khí với lực áp suất từ 3000 psi đến 3600 psi. Nguồn năng lượng từ khí nén được dùng để thay thế cho điện hoặc xăng, dầu,...
Hệ thống khí nén bao gồm các thiết bị như: bình chứa khí, máy nén khí, đường ống dẫn khí, dụng cụ khí nén,... Hệ thống này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong ngành y tế và công nghiệp,...
So sánh hệ thống thủy lực và khí nén
Hệ thống thủy lực và khí nén đều có ưu và nhược điểm riêng. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ so sánh hệ thống thủy lực và khí nén cụ thể, chi tiết. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
So sánh hệ thống thủy lực và khí nén
Kích thước
Với cùng một công suất thì hệ thống khí nén sẽ có kích thước lớn hơn hệ thống thủy lực. Cả hai hệ thống này đều gồm có nhiều bộ phận, thiết bị khác nhau.
Một hệ thống khí nén bao gồm: Nguồn cấp (bình tích áp suất), bồn chứa, ống dẫn, xi lanh, van, bộ lọc, phụ kiện.
Một hệ thống thủy lực bao gồm: Thùng dầu, motor, bơm, xi lanh, van và phụ kiện. Hoặc đơn giản hơn là chỉ 1 trạm nguồn mini.
Môi chất mang năng lượng
Môi chất mang năng lượng của hệ thống khí nén là hơi, không khí tự nhiên, không khí được tạo ra từ máy nén. Với hệ thống thủy lực, môi chất mang năng lượng là chất lỏng. Ví dụ như: nước, dầu thủy lực, nhớt,...
Sơ đồ hệ thống khí nén cơ bản
Bộ phận tạo ra năng lượng
Trong hệ thống khí nén, bộ phận tạo ra năng lượng là xi lanh và máy nén khí. Xi lanh trong hệ thống này bao gồm: xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh compact, xi lanh hay ty, xi lanh 2 tầng,... Còn trong hệ thống thủy lực, bộ phận tạo ra năng lượng là: xi lanh thủy lực loại vuông, tròn, động cơ dầu, bơm dầu các loại.
Áp suất làm việc
Hệ thống khí nén làm việc ở áp suất từ 4 bar đến khoảng 6 bar. Nếu hệ thống khí nén lớn hơn sẽ tầm 8 bar. Còn hệ thống thủy lực làm việc với áp suất lớn, khoảng 40 MPa. Do đó, hệ thống thủy lực sẽ thực hiện các công việc nặng nhọc, tần suất lớn hơn so với hệ thống khí với các ứng dụng nhỏ, vừa.
Tính an toàn, độ tin cậy
Hệ thống khí nén có độ an toàn cao, không có hóa chất, phóng xạ, không gây độc hại cho môi trường. Áp suất làm việc của khí nén cũng khá nhỏ, môi chất là không khí nên không gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. Kể cả khi bị rò rỉ khí cũng không gây hại cho con người.
Hệ thống khí nén có độ an toàn cao
Hệ thống thủy lực dùng môi chất là nước, dầu, nhớt,... Hơn nữa, áp suất làm việc của nó khá cao. Khi có sự cố rò rỉ thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Có thể gây cháy nổ hoặc ô nhiễm môi trường.
Độ chính xác vị trí và hành trình
Hệ thống khí nén có độ chính xác vị trí và hành trình kém hơn hệ thống thủy lực. Vì khí nén có tính đàn hồi còn chất lỏng, dầu thì không.
Khả năng điều khiển và điều chỉnh
Cả hệ thống khí nén và thủy lực đều rất dễ điều khiển và điều chỉnh. Bởi các bộ phận trong hai hệ thống này có sự kết hợp linh hoạt. Bạn có thể điều chỉnh các bộ phận như: xi lanh, van lưu lượng, van áp suất, bơm điều chỉnh lưu lượng,... một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Ứng dụng
Tính ứng dụng là yếu tố vô cùng quan trọng khi so sánh hệ thống thủy lực và khí nén. Cả hai hệ thống này đều được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại. Cụ thể, ứng dụng của hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực như sau:
Ứng dụng của hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực được dùng trong nhiều lĩnh vực: Trong các tàu thuyền thủy lực, xe cơ giới, máy móc khai thác khoáng sản, trạm nguồn, hệ thống nâng, dập, ép, nén phục vụ cho ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác than, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, luyện kim, xử lý rác thải…
Hệ thống khí nén được dùng nhiều trong các nhà máy: Sản xuất thuốc và thiết bị y tế, chế biến nông lâm sản, sản xuất nước giải khát, dệt sợi và may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử…
Giá thành
Hệ thống thủy lực có chi phí cao hơn hệ thống khí nén. Từ chi phí lắp đặt, mua sắm ban đầu đến chi phí bảo dưỡng, vệ sinh,... hệ thống thủy lực đều mất nhiều kinh phí hơn hệ thống khí nén. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính mà bạn chọn cho mình hệ thống phù hợp nhé!
Bảng so sánh hệ thống thủy lực và khí nén
Để minh họa rõ nét hơn cũng như tổng kết lại bài viết, chúng tôi xin gửi đến bạn bảng so sánh hệ thống thủy lực và khí nén.
HỆ THỐNG | KHÍ NÉN | THỦY LỰC |
Nguồn năng lượng | Hệ thống dùng động cơ đốt trong và động cơ điện | Hệ thống thủy lực dùng nguồn năng lượng tương tự như hệ thống khí nén, bao gồm động cơ điện và động cơ đốt trong |
Hệ thống phân phối | Tốt | Ở mức độ hạn chế |
Tích lũy năng lượng | Hệ thống tích lũy năng lượng tốt nhờ bình chứa, bình tích áp, máy nén. | Hệ thống thủy lực dùng bộ tích lũy thủy lực, bị hạn chế khả năng tích lũy năng lượng so với hệ thống khí nén. |
Bộ dẫn động quay | Phạm vi tốc độ rất rộng nên người dùng khó điều khiển chính xác tốc độ. | Khả năng điều khiển tốt. Có thể dừng lại ngay khi cần. |
Bộ dẫn động tuyến tính | Sử dụng xi lanh khí nén (ben khí nén). Lực tạo ra trung bình. | Sử dụng xi lanh thủy lực (ben dầu). Lực tạo ra rất lớn. |
Chi phí năng lượng | Cần chi phí lớn. | Chi phí ở mức trung bình. |
Điều khiển lực | Người dùng chỉ có thể điều khiển lực ở mức trung bình. | Người dùng dễ dàng điều khiển lực. |
Nhược điểm | Khi khí nén xả sau một chu trình hoạt động, hệ thống gây tiếng ồn lớn. | Nguy hiểm cháy nổ. Khả năng rò rỉ gây ô nhiễm lớn. Khá độc hại và rất dễ bắt cháy trong môi trường có nhiệt cao. |
Bài viết đã so sánh hệ thống thủy lực và khí nén cụ thể và chi tiết. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dụng cụ khí nén chính hãng, uy tín như: súng bắn ốc bằng hơi, máy đục bê tông khí nén, máy mài hơi,... vui lòng liên hệ với chúng tôi quaHotline: 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh)nhé!