Phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất

14:27 16/04/2021
Độ mặn của nước có vai trò rất quan trọng, việc xác định và phân tích độ mặn của nước là việc làm cần thiết nhằm phục vụ các mục đích riêng. Vậy đo độ mặn bằng cách nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất.

Độ mặn cũng là một yếu tố thể hiển chất lượng nước và có tác động tới vai trò và ứng dụng của nước. Có nhiều cách đo độ mặn của nước, tuy nhiên, người ta thường sử dụng các khúc xạ kế đo độ mặn vì chúng là dụng cụ kiểm tra nước chuyên dụng, cấu tạo cầm tay, thời gian đáp ứng nhanh chóng, độ chính xác cao.

Độ mặn là gì? 

Độ mặn (tiếng anh là Salinity) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả nồng độ của muối trong nước hay chính là tổng lượng muối tính theo gam có trong 1kg nước muối. Độ mặn có đơn vị là ppt hoặc tính theo tỉ lệ % và được xác định bằng các loại máy kiểm tra nước.

Các muối tạo nên độ mặn của muối bao gồm: NaCl, Canxi, Magie, Kali,.... Và độ mặn của nước cũng thể hiện đặc trưng cho độ khoáng của nước..

tại sao cần đo độ mặn của nước

Tại sao cần đo độ mặn của nước?

Độ mặn của nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống, sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh, các sinh vật được nuôi trồng trong nước hay các loại cây trồng mà sự sinh trưởng phụ thuộc vào độ mặn của nước. Mỗi sinh vật thủy sinh lại có khả năng thích ứng với môi trường có độ mặn khác nhau. Do vậy, việc đo lường và kiểm soát chỉ số này là điều cần thiết để đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường sống cho các sinh vật đó, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho chúng.

Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới nồng độ oxy hòa tan trong nước, độ mặn càng cao thì khả năng hòa tan của oxy càng giảm và ngược lại. Nếu nước quá mặn có thể dẫn đến tình trạng thiếu do oxy do nồng độ oxy hòa tan thấp, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp, sức khỏe và sự sống của các hệ sinh vật trong đó.

Tại sao cần đo độ mặn của nước

Xem thêm:

Đặc biệt hơn, trong các hoạt động nghiên cứu, độ mặn của nước biển có thể là một trong những yếu tố quan trọng, là cơ sở để xác định và đánh giá tình trạng biến đổi khí hậu của trái đất. Những kết quả nghiên cứu này có là tài liệu rất cần thiết cho các hoạt động dự báo thời tiết....

Độ mặn của nước biển cũng là cơ sở rất quan trọng đối với nghề làm muối truyền thống của Việt Nam ta. Việc xác định độ mặn của nước là rất quan trọng và hữu ích. Xác định độ mặn của nước là một phép đo lường rất quan trọng, đặc biệt đối với nước biển hoặc các vùng cửa sông - nơi nước ngọt và nước mặn giao nhau.

Tiêu chuẩn độ mặn trong nước

Một số tiêu chí đánh giá độ mặn của nước bạn có thể tham khảo:

  • Nước ngọt: 0.01 - 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
  • Nước ngọt nhạt: 0.01 - 0.2 ppt
  • Nước ngọt lợ: 0.2 - 0.5 ppt
  • Nước lợ: 0.5 - 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
  • Nước lợ nhạt: 0.5 - 4 ppt
  • Nước lợ vừa: 4 - 18 ppt
  • Nước lợ mặn: 18 - 30 ppt
  • Nước mặn: trên 30 ppt
  • Nước biển: 30 - 40 ppt (Đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)
  • Nước quá mặn: 40 - 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)

Nếu nguồn nước có độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, môi trường sinh trưởng phát triển của các loài động vật, thực vật và thủy sản.

Phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất

Để biết được độ mặn của nước, người ta sử dụng khúc xạ kế cầm tay. Đây là một phương pháp xác định độ mặn trong nước được ứng dụng phổ biến nhất nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng và tính chính xác cao. Các khúc xạ kế đo độ mặn là thiết bị quang năng, sử dụng ứng dụng của các tính chất về quang học để xác định được độ mặn.

Độ mặn của nước sẽ phụ thuốc vào lượng các muối hòa tan trong đó, các muối này có thể tác động gây phản xạ, tán xạ ánh sáng. Nồng độ, lượng muối sẽ quyết định mức độ tác động với ánh sáng. Bằng việc đo lường sự tác động đó, các khúc xạ kế có thể tính toán và xác định được độ mặn của nước. 

Chỉ số này được tính bằng tổng hàm lượng muối tan trong một kg nước. Giữa độ mặn và hàm lượng ion Cl- trong nước biển có sự tương quan mật thiết. Vì vậy, nếu xác định được độ chlor (‰) thì có thể tính được độ mặn (‰) của nước.

Công thức tính độ mặn của nước biển được tóm gọn như sau:

Độ mặn (‰) = hàm lượng ion Cl-(g/l) x 1,84.

(Chỉ số 1.84 chính là hệ số thực nghiệm trung bình của các phép đo)

Phương pháp đo độ mặn nhanh chóng và chính xác nhất

Các khúc xạ kế đo độ mặn có thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng và rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Nước muối thông thường sẽ chỉ có muối NaCl hòa tan, còn nước biển ngoài NaCl còn có Mg, Ca, K... do vậy, khi thực hiện đo lường độ mặn trong nước muối và nước biển, bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn đúng loại khúc xạ kế để đảm bảo độ chính xác. Ví dụ: đo độ mặn của nước biển nên dùng Khúc xạ kế đo độ mặn nước biển RHS-10, đo độ mặn của nước muối nên dùng Khúc xạ kế đo độ mặn của muối RHS-28 ...

Để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị kiểm tra nước, hãy liên hệ với máy đo chuyên dụng qua hotline: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335.

Tags:
Tin liên quan
Thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm súThay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú

Bạn có biết, độ mặn chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôm sú giống có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Vậy, nếu chỉ số này có sự thay đổi, năng suất trong quá trình chăn nuôi sẽ như thế nào?

Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tômCách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm

Độ mặn có ảnh hưởng tới môi trường sống của tôm, cá, vậy, làm thế nào để kiểm soát nó trong ao nuôi tôm? Dưới đây là một số cách giúp giữ độ mặn thích hợp cho ao của bạn.

Cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới câyCách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây

Độ mặn chính là một trong những yếu tố quan trọng trong nguồn nước, đặc biệt là nước sinh hoạt của con người và nước dùng để tưới các loại cây. Chúng tôi chia sẻ đến bạn cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây để bạn có thể chủ động kiểm soát nguồn nước, chất lượng nước.

Chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?Chỉ số độ mặn thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?

Bạn có biết, nuôi tôm thẻ chân trắng là một nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Vậy, để tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất, độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần đạt bao nhiêu?

Ứng dụng của máy đo độ mặn trong ngành nông nghiệp hiện nayỨng dụng của máy đo độ mặn trong ngành nông nghiệp hiện nay

Máy đo độ mặn là một sản phẩm được lựa chọn sử dụng nhiều đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm ứng dụng của thiết bị này để có thể lựa chọn, sử dụng một cách chính xác, thuận tiện nhất nhé!

Khúc xạ kế đo độ mặn nào được dùng nhiều cho ao nuôi tôm?Khúc xạ kế đo độ mặn nào được dùng nhiều cho ao nuôi tôm?

Bạn có biết, khúc xạ kế đo độ mặn chính là một trong những sản phẩm được bà con nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm lựa chọn dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy, những sản phẩm nào phù hợp sử dụng trong lĩnh vực này? Cùng theo dõi thêm ở bài viết này nhé!

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo