Xem nhanh
Diode là một trong những linh kiện điện tử rất phổ biến trong nhiều thiết bị điện hiện nay. Tuy nhiên, bạn không biết diode là gì cũng như không biết cách đo diode như thế nào? Maydochuyendung.com sẽ giải đáp thắc mắc về linh kiện diode là gì cùng các loại diode và cách kiểm tra ngay dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Diode là gì?
Diode được hiểu đơn giản là linh kiện điện tử đầu cuối để cho phép dòng điện di chuyển theo một hướng. Các diode được làm từ những vật liệu bán dẫn và được dùng để làm chỉnh lưu.
Tìm hiểu về Diode
Diode được chế tạo từ vật liệu bán dẫn như Silic, được pha tạp với Photpho (tạo bán dẫn loại N) và Bori (tạo bán dẫn loại P). Khi hai lớp bán dẫn loại P và N tiếp xúc nhau, chúng tạo nên một mối tiếp giáp P–N.
Một đầu của Diode nối với lớp P gọi là Anot (A), đầu còn lại nối với lớp N gọi là Katot (K). Tại vùng tiếp giáp, các điện tử và lỗ trống khuếch tán lẫn nhau, tạo thành vùng chắn điện thế, hoạt động như một lớp cách điện ngăn dòng điện chạy ngược chiều.
Nguyên lý hoạt động của diode
Nguyên lý hoạt động của diode dựa theo việc ngăn chặn các điện tử (electron) đi từ lớp bán dẫn này sang lớp bán dẫn khác. Nguyên lý của diode sẽ được chia thành hai khi phân cực thuận và khi phân cực ngược.
Phân cực thuận
Khi Anot nối với cực dương và Katot nối với cực âm, lớp tiếp giáp P–N sẽ thu hẹp lại. Nếu điện áp đủ lớn (vượt điện áp ngưỡng, thường khoảng 0.6V với Diode Silic), dòng điện sẽ dễ dàng đi từ Anot sang Katot. Lúc này, Diode dẫn điện.
Phân cực ngược
Khi Anot nối với cực âm và Katot nối với cực dương, lớp tiếp giáp bị giãn rộng, ngăn không cho dòng điện đi qua. Diode lúc này gần như không dẫn điện. Nếu điện áp ngược vượt quá điện áp đánh thủng, dòng điện ngược sẽ tăng đột ngột và có thể làm hỏng Diode.
Các loại diode phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại diode với chức năng riêng biệt. Cụ thể, các diode phổ biến sau:
- Diode chỉnh lưu: Chuyên dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều AC sang dòng điện 1 chiều DC.
- Điốt phát quang (đèn LED): Chuyên được sử dụng để làm đèn phát sáng, đèn báo hiệu, đèn led quảng cáo.
- Diode thu quang: Hhoạt động ở chế độ phân cực nghịch.
- Diode zener: Chuyên dùng trong mạch nguồn điện áp thấp bởi nó có đặc tính ổn áp.
- Điốt hạn xung hai chiều (TVS): Chuyên dùng trong các bo nguồn xung hay các thiết bị điện tử cao tần.
- Điốt biến dung (Varicap): Diode này có khả năng thay đổi điện dung giống như tụ điện.
- Diode tách sóng: Linh kiện này thường được ứng dụng trong các mạch cao tần và dùng để tách sóng tín hiệu.
- Diode cầu: Loại điốt này gồm 4 hoặc 6 con diode cấu tạo thành, dùng để chỉnh lưu 1 pha hoặc 3 pha.
Cách xác định cực diode
Hầu hết các diode đều có một vạch màu (thường là màu trắng hoặc bạc) in trên thân. Chân có vạch này sẽ là cực âm Katot (K). Chân còn lại sẽ là cực dương - Anot (A).
Ký hiệu cầu (chân cực) trên diode
Bạn cũng có thể quan sát ký hiệu trên sơ đồ mạch, Diode được ký hiệu bằng một tam giác chỉ vào một vạch thẳng: đầu tam giác là cực dương - Anot (A), đầu vạch sẽ là cực dương là Katot (K). Ngoài ra, một số diode hai chân còn có thể xác định theo chiều dài của chân. Cầu nào dài hơn sẽ là cực dương và cầu (cực) ngắn hơn là cực âm.
Cách xác định diode 3 chân
Với cách xác định cực diode 3 chân, bạn sẽ cần sử dụng đồng hồ đo điện có chế độ đo diode. Sau đó, bạn tiến hành kiểm tra 3 cặp chân: 1–2, 1–3, 2–3. Nếu 2 chân đều dẫn về mộ chân chung sẽ là cực chung (túc là có thể là cực âm hoặc cực dương).
Sơ đồ ký hiệu của diode 3 chân
Khi đó, bạn cho que đỏ đặt vào chân 1, đo ra điện áp ở chân 2 và 3. Như vậy, chân 1 là Anot chung, chân 2 và 3 là hai Katot riêng. Ngược lại nếu que đen đặt vào chân chung mà đo ra điện áp ở hai chân còn lại thì chân đó là Katot chung.
Cách xác định cực diode 4 chân
Cuối cùng, bạn có thể tham khảo cách xác định cực diode 4 chân rất đơn giản với đồng hồ vạn năng. Diode 4 chân thường là diode chỉnh lưu có nối ngồn xoay chiều AC ~ (2 chân), cực dương (+) và cực âm (–) (2 chân) ra điện áp một chiều.
Bạn có thể xác định bằng việc quan sát trên linh kiện sẽ có ký hiệu của các cực. Nếu diode không có ký hiệu, bạn có thể dùng đồng hồ để đo giữa các chân. Nếu cặp chân nào có dòng điện đi qua từ xác định cực âm và cực dương. Hai chân còn lại sẽ là ngõ vào AC (~).
Cách kiểm tra diode 3 chân, 4 chân bằng đồng hồ vạn năng
Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách đo diode nhanh chính xác ngay dưới đây thông qua việc sử dụng đồng hồ vạn năng.Đây là sản phẩm hiện đại, được ứng dụng để kiểm tra các chức năng cơ bản như dòng điện, điện áp, điện trở...
Cách đo diode bằng đồng hồ kim
Với đồng hồ vạn năng kim, khi tiến hành đo bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo x1Ω
Bước 2: Tiếp theo, đặt 2 que đo vào 2 chân của Diode và quan sát.
Sử dụng đồng hồ kim kiểm tra diode
- Nếu đo chiều thuận, que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt, ta thấy kim chỉ thị đi lên, đảo chiều đo kim không lên là tức đi ốp vẫn còn tốt.
- Trong trường hợp đo cả 2 chiều kim lên, kết quả bằng 0Ω tức Diode bị chập.
- Ở phép đo diode 3 chân trên thì diode D1 tốt, D2 chị chập và diode D3 bị đứt.
- Nếu đo thuận chiều mà kim không lên tức Diot bị đứt. Ngoài ra, cũng còn một trường hợp nữa có thể xảy ra là khi để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.
Nhiều người băn khoăn rằng, với cách kiểm tra diode nên chọn loại đồng hồ chỉ thị kim nào? Có một số gợi ý tốt nhất cho bạn như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110, đồng hồ vạn năng Hioki 3008 Nhật...
Xem thêm: Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng điện tử
Kiểm tra diode còn hoạt động hay không rất đơn giản, chỉ với một chiếc đồng hồ đo nhỏ gọn là bạn có thể thực hiện điều đó.
- Bước 1: Ngắt nguồn điện cung cấp cho diode tại vị trí kiểm tra, đảm bảo xả hết tụ điện để tránh quá tải.
- Bước 2: Tháo diot và khỏi mạch và vặn đồng hồ vạn năng về thang diode để kiểm tra.
- Bước 3: Đầu dò màu đen kết nối với chân COM, que màu đỏ kết nối với V/Ω
- Bước 4: Đọc kết quả hiển thị.
Kiểm tra diode bằng 4 bước đơn giản
Nếu kết quả trả về từ 0,5V – 0,8V đối với các đi ốp silic và 0,2V- 0,3V với diode germanium có nghĩa là diot vẫn còn tốt. Nếu ta đảo ngược que đo đồng hồ mà kết quả hiển thị OL > diode còn tốt.
Nếu kết quả đồng hồ vạn năng hiển thị OL theo cả 2 hướng (đo thuận, đo ngược), suy ra diode đã chết và nó cần được thay thế.
Lưu ý: Bên cạnh chọn thang diode để kiểm tra, bạn cũng có thể chọn chế độ kháng trong trường hợp đồng hồ vạn năng không được trang bị chế độ Diode test.
Bạn có thể sử dụng, Kyoritsu 1009 hay đồng hồ vạn năng Hioki DT4256 để đo điốt, đo mạch bán dẫn. Đặc biệt nó đảm bảo khả năng đo được hầu hết các thông số điện năng như dòng điện lên đến 10A AC và DC, điện áp, đo thông mạch một cách chính xác, nhanh chóng. Hiện nay sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong sửa chữa, kiểm tra điện tại các hộ gia đình, khu công nghiệp, trạm biến áp… Đồng thời, nó cũng giúp kiểm tra thông số điện năng tại các nhà máy, điện lực, viễn thông…
Ngoài khả năng đo, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 được thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng mạnh mẽ, mang đến độ chắc chắn. Bạn có thể bỏ túi hoặc cầm tay, điều đó tạo sự thuận lợi cho quá trình làm việc và di chuyển.
Với màn hình hiển thị 4000 điểm cho kết quả hiển thị rõ ràng, sắc nét và nó sở hữu rất nhiều các chức năng nâng cao mà một người có sở thích có thể cần như giữ màn hình, chế độ tương đối, tự động tắt nguồn, trở kháng cao trên phạm vi mV, cung cấp cảnh bảo âm thanh liên tục, tính năng đo tự dộng bằng ta và tính năng giữ phạm vi…
Có thể bạn quan tâm:
- Cách kiểm tra máy biến áp bằng đồng hồ vạn năng
- Cách xác định đầu dây cho động cơ 3 pha bằng đồng hồ VOM
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng kỹ thuật số. THB Việt Nam là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm đồng hồ vạn năng chất lượng. Tại đây có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn để người dùng có thể sở hữu những sản phẩm ưng ý với mức giá thành tốt nhất. Liên hệ ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn.