Máy đo độ dày là gì? Phân loại, Các loại máy đo độ dày bán chạy nhất

15:30 16/04/2021
Tìm hiểu máy đo độ dày là gì cũng như phân loại, nguyên lý hoạt động để hiểu thêm về dòng máy đo độ dày cho các sản phẩm, thiết bị để đánh giá chất lượng. Tham khảo ngay các loại máy đo độ dày bán chạy để chọn được thiết bị đo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Máy đo độ dày mang đến cho người dùng ứng dụng đa dạng. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc hoặc ngay cả tiếp xúc, làm việc với nó cũng chưa hiểu tường tận về những gì mà sản phẩm mang lại. Bài viết dưới đây là những điều nhất định nên biết nếu muốn sử dụng thiết bị hiệu quả.

Máy đo độ dày là gì?

Máy đo độ dày là thiết bị cầm tay được sử dụng để đo độ dày của vật liệu hoặc mẫu nhất định. Hiện nay, máy đo độ dày thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất hay chế tạo máy móc, đảm bảo độ dày tuân thủy theo các quy định để đảm bảo các sản phẩm, máy móc có độ bền cao, đạt chất lượng.

Máy đo độ dày giúp đo độ dày vật liệu, đo độ dày lớp phủ

Máy đo độ dày giúp đo độ dày vật liệu, đo độ dày lớp phủ

Các sản phẩm máy đo độ dày được dùng để đo độ dày của vật thể, độ dày kim loại,... Ngoài ra, thiết bị cũng có thể được dùng để đo độ dày cho bề mặt lớp phủ trên các thiết bị như lớp sơn phủ, lớp vecni,... Với từng loại vật liệu hay lớp phủ sẽ có những quy định khác nhau về mức độ dày.  Ví dụ, Theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 quy định màng sơn có độ dày khô 80 μm.  

Xem thêm: Máy đo độ dày lớp phủ là gì? Mua máy đo độ dày lớp phủ hãng nào tốt?

Phân loại máy đo độ dày 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy đo độ dày khác nhau dựa theo các yếu tố như phương pháp đo, công dụng đo. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bạn có thể lựa chọn loại thiết bị đo độ dày vật liệu phù. 

Phân loại theo công dụng 

Người dùng cần kiểm soát độ dày của vật liệu để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Hiện nay, máy đo độ dày phân theo công dụng gồm hai dòng chính là:

  • Máy độ dày kim loại, gốm, sứ, thủy tinh,... được dùng để đo độ dày của các thiết bị, sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng, độ bền, độ cứng của các sản phẩm cần đo.
  • Máy độ dày lớp phủ là thiết bị để đo độ dày cho lớp phủ, lớp bảo vệ trên bề mặt thiết bị, máy móc, các vật liệu như lớp màng sơn, lớp sơn phủ để đánh giá khả năng bảo vệ, khả năng chống oxi hóa. 

Với từng loại vật liệu cần đo, người dùng sẽ lựa chọn được loại máy đo phù hợp, mang lại jeets quả chính xác nhất. Ngoài ra, máy đo độ dày còn được phân loại phổ biến theo các phương pháp đo đô dày hiện nay. 

Máy đo độ dày siêu âm sử dụng sóng âm thanh

Phân loại theo phương pháp đo

Hiện nay, có rất nhiều các loại máy đo độ dày khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của người dùng. Dưới đây là một số dòng máy đang được ứng dụng rộng rãi:

Máy đo độ dày siêu âm

Máy đo độ dày siêu âm sử dụng sóng âm thanh để đo độ dày của mẫu bằng cách đo lượng thời gian cần thiết để âm thanh truyền qua mẫu và quay lại máy đo. Đây là một kỹ thuật kiểm tra không phá hủy để có thể đo được chiều dày của một vật thể.

Sử dụng các loại máy đo độ dày bằng siêu âm mang đến khả năng đo chính xác, sử dụng đơn giản chỉ với các bước thực hiện dễ dàng. Do vậy, việc sử dụng máy đo độ dày siêu âm mang lại lợi ích tốt nhất để đảm bảo độ chính xác, tiện lợi, không cần phá hủy các vật liệu. 

Dải tần số siêu âm trong máy kiểm tra thường sử dụng trong khoảng giữa 200kHz và 20 MHz. Trong một số thiết bị đặc biệt người ta có thể sử dụng tần số thấp đến 50kHz hoặc cao tới 200MHz.

Xem thêm: Phương pháp đo độ dày vật liệu bằng sóng siêu âm

Máy đo độ dày lớp phủ bằng phương pháp từ tính

Máy đo độ dày lớp phủ là thiết bị linh loạt được thiết kế đặc biệt để đo độ dày lớp phủ không từ tính và từ tính trên các vật liệu kim loại như thép hay các loại vật liệu không chứa sắt bao gồm nhựa, đồng thau (thường được áp dụng cho các công cụ ngành công nghiệp).

Ngoài ra, máy đo độ dày này cũng có thể đo được đo độ dày của nhựa đúc trên cưa công nghiệp, máy khoan và tay cầm dụng cụ mài cũng như các sản phẩm y tế được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa, đảm bảo độ chính xác và an toàn. Một số loại máy đo độ dày nhất định như máy đo độ dày lớp phủ sơn cũng có thể được sử dụng để đo độ dày của sơn xe, sơn tàu…

Máy đo độ dày lớp phủ đo được vật từ tính và không từ tính

Máy đo độ dày hoạt động như thế nào?

Trên đây, bạn đã tìm hiểu về phương pháp đo độ dày bằng sóng siêu âm và đo độ dày lớp từ tính và không tù tính. Chính vì vậy, Maydochuyendung.com giới thiệu đến bạn hai nghyên lý hoạt động của mát đo độ dày.

Nguyên lý hoạt động đo độ dày siêu âm

Máy đo độ dày vật liệu phát ra sóng siêu âm thông qua đầu dò siêu âm để truyền qua độ dày của mẫu vật. Đến khi, sóng siêu âm này truyền đến mặt đối diện của vật thể sẽ nhanh chóng phản xạ trở lại. Khi đó, đầu dò cảm biết sẽ tiến hành thu sóng cảm biến. Vận tốc của sóng âm thanh kết hợp thời gian di chuyển đi về của sóng sẽ là độ dày của vật thể. 

Các thiết bị đo độ dày kim loại bằng sóng siêu âm mang đến khả năng đo chính xác, tiện lợi trong việc sử dụng để đo đạc độ dày. Hiện nay, máy được dùng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất như công nghiệp sản xuất ô tô, sản xuất lò hơi, nồi hơn, bồn chứa,...

Nguyên lý hoạt động cảm ứng điện tử

Máy đo độ dày hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và dòng điện xoáy được thực hiện bởi đầu dò cảm biến. Khi đặt đầu dò lên bề mặt lớp phủ, sẽ tiến hành đo dựa trên sự thay đổi từ trường giữa hai lớp là lớp phủ và lớp vật liệu. 

Say đó, các biến thiên của dòng điện sẽ được đầu dò thu thập để chuyể thành tín hiệu điện và chuyển về máy. Bộ xử lý dữ liệu của máy sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết quả nhanh chóng đảm bảo độ chính xác cao. Đây là nguyên lý hoạt động cảm ứng điện tử để có thể đo được độ dày cho các lớp phủ, lớp sơn và lớp mạ. 

Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày kim loại

Ứng dụng của máy đo độ dày

Máy đo độ dày là thiết bị rất linh hoạt, có thể được sử dụng trong một loạt các ứng dụng:

Công nghiệp xe hơi, ô tô:  Hầu hết các loại máy đo độ dày được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và có thể được sử dụng để đo độ dày của tấm kim loại. Đồng hồ đo kiểm tra độ dày siêu âm thường được yêu cầu để làm nổi bật các lỗ hổng sản xuất, trong khi các máy đo độ dày lớp phủ sơn chuyên dụng được sử dụng trong sửa chữa ô tô và nhà để xe để áp dụng độ dày thích hợp của sơn kim loại.

Thợ kim hoàn: Các chuyên gia có thể sử dụng thiết bị để đo độ dày của vàng và các kim loại quý khác. Bằng cách sử dụng thiết bị đo độ dày siêu âm, thợ kim hoàn có thể phát hiện xem một vật phẩm bằng vàng có chứa lõi của vật liệu khác nhau hay không.

Máy đo độ dày sử dụng cho thợ kim hoàn

Trong xây dựng: Máy đo độ dày thường được sử dụng để kiểm tra độ dày của tường và vật liệu xây dựng. Bằng cách tiến hành kiểm tra độ dày, người làm xây dựng và khảo sát có thể đảm bảo rằng các bức tường vững chắc, ổn định. Tương tự đường ống đồng và đường ống công nghiệp cũng có thể được kiểm tra một cách thường xuyên để phát hiện sự ăn mòn.

Khảo cổ học: Sinh viên và các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy để phân tích độ dày của chậu đào và các vật liệu nhạy cảm.

Sinh viên và các nhà khoa học có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy

Y tế:  Máy đo độ dày lớp phủ được sử dụng để đảm bảo rằng lớp phủ nhựa đúc trên các dụng cụ và dụng cụ y tế có đủ khả năng bảo vệ và an toàn khi sử dụng.

Bể chứa nhiên liệu / hóa chất: Máy đo độ dày siêu âm có thể cho biết liệu sự ăn mòn quá mức đang diễn ra trong các bể chứa nhiên liệu, hóa chất.

Xem thêm: Ứng dụng của máy đo độ dày vật liệu

Các loại máy đo độ dày hiện nay

Trên thị trường có nhiều loại máy đo độ dày được sử dụng phổ biến để thực hiện đo chính xác độ dày cho các thiết bị, sản phẩm. Nhưng bạn có biết máy đo độ dày nào được ưa chuộng nhất hiện nay? Dưới đây là top 5 máy đo độ dày được bán chạy nhất tại Maydochuyendung.com.

Máy đo độ dày lớp sơn PHASE II PTG-4200

PHASE II PTG-4200 là loại máy đo độ dày lớp phủ chất lượng cao đến từ hãng Phase II - Mỹ. Máy mang kiểu dáng nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để có thể cầm tay đo tại nhiều khu vực làm việc, đo tại hiện trường. Máy có độ bền cao, khả năng chống ẩm, chống bụi tốt để đảm bảo máy hoạt động ổn định. 

Máy đo độ dày lớp sơn Phase II PTG-4200

Máy đo độ dày lớp sơn Phase II PTG-4200

Máy đo độ dày PTG-4200 là thiết bị do dựa trên phương pháp đo siêu âm đảm bảo khả năng đo chính chính. Máy có dải đo (0 ~ 1250) µm / (0 ~ 50) mil, trong đó 1 mil = 0.254 mm, 1 mil = 1/1000 inch. Độ phân giải của PTG-4300 1 µm / 0.1 mil. Do vậy, máy đo có độ chính xác lên tới ± 3% + 2 µm hoặc ± 3% + 0.1 mil. 

Thiết bị đô độ dày PHASE II PTG-4200 sử dụng 2 pin AA, dạng 1, 5V để sử dụng linh hoạt. Giá máy đo độ dày PTG-4200 dao động ở mức 10.500.000 đồng. 

Máy đo độ dày kim loại, thủy tinh, gốm TM8812

Nếu bạn cần đo độ dày của thủy tinh, gốm, sứ có thể cân nhắc lựa chọn máy đo độ dày TM8812. Đây là thiết bị đo độ dày đến từ hãng Total Meter được ưa chuộng sử dụng bởi độ bền cao, nhỏ gọn, khả năng đo chính xác. Máy hoạt động đa chức năng khi tự động tắt nguồn để tiết kiệm điện năng, cảnh báo pin yếu, chuyển đổi giữa các đơn vị đo. 

Máy đo độ dày kim loại, thủy tinh, gốm TM8812

Máy đo độ dày kim loại, thủy tinh, gốm TM8812

TM8812 sử dụng đầu dò cảm biến kết hợp với phương pháp đo siêu âm mang lại khả năng hoạt động cao. Máy có độ phân giải cao độ phân giải: 0,1mm, độ chính xác: ± (0,5% n + 0,1). Máy cũng có khả năng kết nối với máy tính và máy in để thuận tiện trong việc thu thập các kết quả đo được. 

Máy đo độ dày kim loại TM8812 hứa hẹn là thiết bị đo độ dày mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. Bên cạnh đó, giá máy đo độ dày TM8812 cũng rất cạnh tranh, dao động khoảng 4.800.000 đồng. 

Máy đo độ dày lớp sơn phủ TG8831FN

Máy đo độ dày lớp sơn phủ TG8831FN là thiết bị đo độ dày lớp phủ được đánh giá là thiết bị đo chất lượng cao, hoạt động ổn định. TG8831FN sử dụng phương pháp đo siêu âm với ưu điểm đo nhanh chóng, độ chính xác cao. 

Huatec TG8831FN mang kiểu dáng nhỏ gọn, thiết kế chắc chắn với lớp vỏ nhựa ABS chịu lực, độ cứng cao. Máy cũng có khả năng chống ẩm, chống bụi tốt. Đầu đò cảm biến có độ nhạy cao, bộ xử lý dữ liệu cao cấp, tốc độ xử lý trong thời gian ngắn nhất, cho các kết quả đo chính xác đạt tới ± (0,5% n + 0,05).  

Máy đo độ dày lớp sơn phủ TG8831FN

Máy đo độ dày lớp sơn phủ TG8831FN

Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng, Huatec TG8831FN đã nhanh chóng trở thành thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay. Giá tham khảo của máy đo độ dày TG8831FN là 15.300.000 đồng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số dòng máy đo độ dày kim loại, máy đo độ dày lớp phủ cũng được bán chạy như TM8818TG3000PHASE II Mỹ PTG-4000Phase II PTG-3725,...

Tìm hiểu những thông tin về máy đo độ dày như phân loại, các loại máy đo độ dày được ưa chuộng hiện nay. Từ đó, bạn có thể tự lựa chọn được loại máy đo độ dày phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Nếu có bất kỳ những băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ THB Việt Nam để được tư vấn.

Tags:
Tin liên quan
Top 3 máy đo độ dày kim loại bằng phương pháp siêu âmTop 3 máy đo độ dày kim loại bằng phương pháp siêu âm

Top 3 máy đo độ dày kim loại bằng phương pháp siêu âm với các sản phẩm đến từ máy đo độ dày kim loại Huatec, Total Meter, Phase II chất lượng cao, đo chính xác, dễ dàng sử dụng để đo chính xác độ dày cho các vật liệu kim loại

Nên mua máy đo độ dày lớp phủ nào tốt nhất?Nên mua máy đo độ dày lớp phủ nào tốt nhất?

Nên mua máy đo độ dày lớp phủ nào tốt nhất, mua máy đo độ dày hãng nào chất lượng, độ bền cao, đảm bảo độ chính xác cao, dễ sử dụng, thiết kế đơn giản với mức giá phù hợp để đáp ứng yêu cầu sử dụng

Tiêu chí lựa chọn mua máy đo độ dày bề mặt lớp phủTiêu chí lựa chọn mua máy đo độ dày bề mặt lớp phủ

Máy đo độ dày bề mặt lớp phủ là dụng cụ dùng để đo độ dày của các lớp phủ không từ tính được dùng để đo độ dày lớp sơn, lớp phủ, lớp mạ bảo vệ các vật liệu. THB Việt Nam là địa chỉ cung cấp máy đo độ dày chất lượng đến từ nhiều thương hiệu lớn như Total Meter, Huatec, Extech....

Top 3 máy đo độ dày lớp phủ bề mặt chất lượng caoTop 3 máy đo độ dày lớp phủ bề mặt chất lượng cao

Máy đo độ dày lớp phủ là thiết bị giúp đo độ dày lớp phủ không từ tính trên từ tính và từ tính trên từ tính được ứng dụng để đo độ dày lớp sơn, lớp phủ, lớp mạ ngoài bảo vệ vật liệu.

Tìm hiểu về máy đo độ dày vật liệu gốm, sứ thủy tinh Huatec TG3000Tìm hiểu về máy đo độ dày vật liệu gốm, sứ thủy tinh Huatec TG3000

Máy đo độ dày Huatec TG3000 sử dụng nguyên tắc sóng siêu âm, được ứng dụng để đo độ dày các vật như gốm, sứ, nhựa....với phạm vi từ 0,75 ~ 300mm với độ phân giải: 0.1mm. Huatec TG-3000 là loại máy đo độ dày đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Phương pháp đo độ dày vật liệu bằng sóng siêu âmPhương pháp đo độ dày vật liệu bằng sóng siêu âm

Máy đo độ dày vật liệu được ứng dụng phổ biến hiện nay để đo độ dày cho các loại máy móc thiết bị qua công nghệ sóng siêu âm đảm bảo độ chính xác cao. Tìm hiểu về công nghệ đo độ dày bằng sóng siêu âm và các loại đầu dò cảm biến lựa chọn máy phù hợp nhất.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message