Xem nhanh
Để có thể làm việc, sinh hoạt, con người cần đến ánh sáng. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được của con người và của hệ sinh thái tự nhiên. Vậy, ánh sáng là gì? Có những loại ánh sáng nào phổ biến? Giải pháp kiểm soát ánh sáng như thế nào để có một môi trường sinh sống, học tập, làm việc được tốt nhất?
Ánh sáng là gì?
Về khái niệm, ánh sáng là hoạt động bức xạ điện từ sở hữu bước sóng nhỏ, nó nằm trong điện từ quang phổ. Ánh sáng đến từ nhiều nguồn, tùy thuộc vào từng loại mà có đặc điểm/ công dụng khác nhau.
Trong nghiên cứu, việc kiểm tra, đánh giá các chỉ số liên quan đến ánh sáng, các nhà khoa học sử dụng máy đo độ sáng lux – thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, cho phép phân tích nguồn sáng và trả về kết quả đo thích hợp.
Ánh sáng giúp hoạt động của con người được tốt nhất
Có thể bạn quan tâm: Ô nhiễm ánh sáng là gì? Ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và cuộc sống của con người?
Các loại ánh sáng phổ biến hiện nay
Để hiểu thêm về ánh sáng, bạn cần biết được các loại ánh sáng hiện nay với những tác dụng của chúng. Theo nghiên cứu hiện nay, có rất nhiều loại ánh sáng khác nhau và được phân loại chủ yếu dựa theo nguồn phát sinh. Khi đó, các loại ánh sáng chủ yếu đến từ đó chính là từ tự nhiên, nhân tạo và ánh sáng sinh học.
Phân loại theo nguồn phát sinh
Ánh sáng tự nhiên
Những nguồn ánh sáng tự nhiên là ánh sáng bên ngoài môi trường, bao gồm hoạt động quay xung quanh trục và quay xung quanh mặt trời của trái đất. Ánh sáng còn được sinh ra trong quá trình hoạt động của núi lửa, hoạt động của các tia sét tạo ra tia lửa điện và ánh sáng.
Ánh sáng từ tự nhiên cò đến từ mặt trược ( được gọi với tên khác là ánh sáng thực tế). Nguồn gốc chính là ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt trăng và phản xạ lại lên trái đất, đến mắt thường của còn người.
Nguồn ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng nhân tạo
Ánh sáng nhân tạo được tạo ra bởi con người nhằm đưa vào sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt, học tập và làm việc của con người. Theo đó, chúng ta có thể chủ động lắp đặt và điều chỉnh nguồn sáng theo mong muốn.
Nguồn sáng nhân tạo gồm: Ánh sáng đèn điện, ánh sáng sinh học,…
Ánh sáng nhân tạo
Ngoài ra, còn có những loại ánh sáng khác như ánh sáng sinh học so những loại động thực vật phát ra như ánh sáng đom đóm, sứa...
Phân loại theo bước sóng
- Ánh sáng lạnh: Ánh sáng này có bước sóng tập trung ở gần vùng quang phổ tím.
- Ánh sáng nóng: Ánh sáng này có bước sóng nằm ở gần vùng đỏ.
Tác dụng của ánh sáng
Ngoài việc tìm hiểu ánh sáng là gì? Các loại ánh sáng hiện nay? Bạn cũng cần hiểu thêm về tác dụng của ánh sáng để thấy được tầm quan trọng đối với cuộc sống của con người, động thực vật. Dưới đây là một số những tác dụng của ánh sáng đối với con người và môi trường tự nhiên.
Đối với con người
- Ánh sáng có thể thay đổi cảm xúc của con người thông qua cường độ ánh sáng mạnh hay yếu.
- Ánh sáng cần thiết cho quá trình sản xuất vitamin D để cơ thể con người hấp thụ được canxi và khoáng chất cho xương phát triển, khỏe mạnh hơn.
- Ánh sáng mặt trời hỗ trợ sản xuất được dopamine để ngăn ngừa cận thị.
- Sự thay đổi ánh sáng từ sáng sang tối cũng giúp con người dễ ngủ hơn.
- Tia tử ngoại trong ánh sáng có tác dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: dùng diệt khuẩn trong phòng mổ và dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương, bệnh ngoài da...
- Tia hồng ngoại có tác dụng chưa bệnh: đau đầu do thần kinh, đau vai gáy, các bệnh viêm khớp cơ, sử dụng trong thẩm mỹ...
- Tia laser được dùng trong y học để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật mắt, mụn cơm, giảm đãu, kích thích liền vết thương...
Ánh sáng cần thiết cho cuộc sống của con người
Đối với động thực vật
- Ánh sáng hỗ trợ thực vật quang hợp để cung cấp diệp lục cho sự phát triển của cây.
- Ánh sáng cần thiết cho các động vật sinh sống, sinh sản khi có thời gian chiếu sáng dài.
Giải pháp kiểm soát ánh sáng
Khi nói về ánh sáng, người ta thường quan tâm tới yếu tố cường độ, nó quyết định đến chất lượng chiếu sáng, ảnh hưởng tới công việc,
Để bạn có môi trường sinh sống, học tập và làm việc hiệu quả, bạn cần kiểm tra bằng các máy đo cường độ ánh sáng. Bạn nên thực hiện một số biện pháp kiểm soát ánh sáng dưới đây:
Với nguồn sáng tự nhiên:
- Cần tận dụng và sử dụng một cách khoa học, có thể lắp các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Sử dụng nguồn sáng này để sinh hoạt, làm việc, tăng gia sản xuất một cách khoa học. Nếu cường độ sáng quá cao, gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, hoạt động của con người. Bạn cần có những phương án hạn chế tác động này.
- Nên xây dựng các hệ thống che chắn hoặc làm giảm ảnh hưởng của cường độ sáng tới vật (cây cối, con người).
- Bổ sung nước tưới tiêu nếu thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng lớn để cây cối phát triển tốt nhất.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Với nguồn sáng nhân tạo:
- Kiểm soát cường độ của nguồn sáng nhân tạo để việc thi công, lắp đặt mới được đảm bảo nhất. Cần tính toán và đưa ra con số thích hợp để an toàn cho mắt và người sử dụng. Bạn có thể sử dụng các loại máy đo thông dụng như: Máy đo cường độ ánh sáng LX-1010B, Máy đo ánh sáng Extech EA31,...
- Đối với các nguồn sáng trong phòng thí nghiệm, trong phòng khử trùng, diệt khuẩn, cần đảm bảo không làm nguy hại tới con người trong thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, cần trang bị đồ bảo hộ, kính mắt để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của ánh sáng này.
Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng kiểm soát ánh sáng nguồn sáng nhân tạo
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản liên quan đến ánh sáng, các loại ánh sáng và một số cách để kiểm soát nguồn sáng trong môi trường. Để kiểm tra chất lượng ánh sáng trong môi trường học tập, sinh sống, bạn nên sử dụng thiết bị đo sáng để có thể đánh giá chính xác, khách quan nhất.