Trồng mía là một ngành được trú trọng và là công việc đem lại lợi ích kinh tế tương đối lớn hiện nay. Người dân cần phải nắm được kỹ thuật chăm sóc giúp tăng sản lượng cũng như chất lượng để có thu nhập ổn định trong ngành này.
Mía thương phẩm được dùng để sản xuất đường, bia và các loại nước giải khát,… Trong đó, độ ngọt là một trong những yếu tố được quan tâm để đánh giá và định giá thành. Để xác định độ ngọt, người ta sử dụng máy đo độ ngọt Hanna – thiết bị đo cầm tay chuyên dụng có thời gian đáp ứng nhanh chóng, chỉ số đo hiển thị trực tiếp với độ chính xác cao.
Máy đo độ ngọt giúp xác định độ Brix trong mẫu dung dịch xác định
Độ Brix của mía đạt chuẩn là bao nhiêu?
Để làm ra đường từ mía, người ta cần quan tâm đến % brix trong cây mía. Từ chỉ số này, người trồng sẽ đánh giá được chất lượng mía, từ đó có thể tính toán được tỉ lệ đường thành phẩm thu được.
Các loại mía khác nhau có thể hàm lượng đường khác nhau, tuy nhiên, nó cần nằm trong khoảng từ 15% đến 23% brix. Theo đó, mía có chỉ số độ ngọt khoảng 15% có thể tiến hành thu được, tuy nhiên, độ ngọt 23% được coi là mía chất lượng cao để sản xuất đường.
Mía được dùng để chế biến đường hoặc dùng làm nước ép giải khát
Vậy, khi thu mua, các đơn vị sản xuất sẽ kiểm tra và mua loại mía có độ ngọt cao. Các loại mía có độ ngọt thấp hơn sẽ có giá thành thấp hơn. Chính bởi vậy, người trồng mía thường có những biện pháp áp dụng giúp tăng chỉ số độ ngọt để tăng giá trị kinh tế.
Một số máy đo độ ngọt của mía bán chạy hiện nay:
Cách tăng độ ngọt của mía
Để mía có độ ngọt thích hợp giúp tăng giá thành khi thu hoạch, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Chọn loại mía chuẩn có khả năng tạo đường tốt. Đây cũng là một trong những cách để đảm bảo chất lượng mía khi thu hoạch. Tuy nhiên, cần căn cứ mẫu đất, khí hậu để chọn loại giống thích hợp, vừa đảm bảo năng suất cũng như thời gian mùa vụ.
Chọn giống mía thích hợp
Kiểm soát độ ngọt của mía thường xuyên để có đánh giá tốt nhất, ngoài ra, có thể dựa vào chỉ số này để bổ sung phân bón, nước tưới phù hợp.
Bón phân NPK đúng kỹ thuật: Phân nón chiếm tới 50% các yếu tố tạo nên chất lượng, năng suất của mía. Theo đó, cần bón phân đúng thời gian sinh trưởng để mía có thể hấp thụ và tạo ngọt đảm bảo. Cần làm cỏ mía thường xuyên để mía hấp thụ phân bón được tốt nhất.
Bón NPK đúng kỹ thuật
Bổ sung lượng nước đầy đủ, tuy nhiên, trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, dựa vào tính chất đất mà dừng tưới nước để mía có thời gian tích nước. Nếu đất có độ ẩm và khả năng giữ nước tốt, bạn nên dừng cấp nước để độ ngọt của mía được tăng lên.
Thu hoạch vào thời tiết nắng, điều này giúp cho việc thu hoạch được nhanh chóng, chất lượng mía cũng được đảm bảo hơn. Nếu thu hoạch trời mưa, rất có thể độ ngọt của mía thường sẽ bị giảm.
Bạn có thể xem thêm ở bài viết: Hướng dẫn tăng độ ngọt trái cây đơn giản và hiệu quả trước khi thu hoạch
Chúng tôi vừa chia sẻ về chỉ số độ ngọt của mía và cách tăng độ ngọt trước khi thu hoạch. Bà con cần chú ý điều này để sản lượng mía tăng lên, đem lại lợi nhuận về kinh tế. Nếu bà con cần tư vấn mua máy đo nồng độ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0986568014 - 0902148147.
Chúc bà con có vụ mùa thắng lợi!