Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc

15:13 17/04/2024
Kích thủy lực là gì? Cấu tạo của kích thủy lực? Nguyên lý kích thủy lực và các loại kích thủy lực phổ biến hiện nay? Tất cả sẽ được Máy đo chuyên dụng giải đáp trong bài viết sau đây:

Kích thủy lực là thiết bị được ứng dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất, chế tạo cơ khí mà còn trong các hoạt động đời sống. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc nắm được kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý kích thủy lực và các loại kích thủy lực phổ biến hiện nay.

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực hay con đội thủy lực có tên tiếng anh là “hydraulic cylinder” hoặc “hydraulic jack”. Kích thủy lực là dụng cụ dùng để nâng các vật thể có trọng tải lớn với sức nâng đa dạng: 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn... thậm chí 200 tấn. Thiết bị có điểm đặc trưng nhất là hệ thống thủy lực bên trong giúp tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ.

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực là gì?

Thiết bị này thường có khối lượng nhẹ và thiết kế nhỏ gọn nhưng lại có một lực nâng cực lớn. Vì thế kích thủy lực là một loại dụng cụ thủy lực chuyên dùng trong các nhà máy, công xưởng, khu công nghiệp và công trường xây dựng. Đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp nó trong đời sống hàng ngày vì tính ứng dụng cao, đặc biệt là khỉ thay, sửa lốp xe ô tô. 

Cấu tạo kích thủy lực là gì?

Về cơ bản, mọi loại kích thủy lực (con đội thủy lực) có cấu tạo gồm 5 phần chính: khóa, van điều khiển, 2 xilanh, bình chứa chất lỏng công tác và và hệ thống sinh lực.

Cụ thể từng chức năng của các bộ phận cấu tạo kích thủy lực như sau:

  • Bình chứa chất lỏng công tác hay còn được biết đến là bình chứa dung môi, bể chứa thủy lực. Tại đây là nơi lưu trữ, làm mát và giãn nở chât lỏng bên trong, thường là dầu. Dầu thủy lực dưới sự tác động của lực đầu vào sẽ giúp truyền lực đến xilanh tạo lực đẩy cho kích.
  • Van điều khiển của kích thủy lực có chức năng nối thông chất lỏng truyền đến cho 2 xilanh. Giúp đóng mở để kích hoạt động hạ xuống hay nâng lên.
  • Khóa là bộ phận nhỏ của con đội nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp người dùng khóa chết chiều cao nâng của kích. Từ đó bạn có thể yên tâm làm các công việc tiếp theo mà không lo kích đột ngột tụt xuống
  • Xilanh là bộ phần chịu lực của kích. Một xilanh nhận lực tác động đầu vào và xilanh còn lại được truyền lực lớn hơn để nâng kích lên.
  • Hệ thống sinh lực là cách mà con đội nhận lực tác động đầu vào. Tùy vào thiết kế mà hệ thống này có thể là bơm tay thủy lực, bơm điện thủy lực.

Các loại kích thủy lực

Ta có thể chia con đội thủy lực thành theo 4 cách sau:

Phân loại theo lực đẩy của kích

Phân loại kích thủy lực theo lực đẩy hay chính là theo tải trọng tối đa mà kích có thể hoạt động bình thường. Hiện nay, các hãng sản xuất sẽ thiết kế và chế tạo các loại kích có lực đẩy là: 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn... 200 tấn. 

Kích thủy lực chia theo tải trọng

Kích thủy lực chia theo tải trọng

Tải trọng tối đa càng cao thì giá của kích thủy lực càng cao. Đồng thời khối lượng và khích thước của con đội càng nặng và cồng kềnh, khó mang vác. Vì thế, tùy vào nhu cầu sử dụng tối đa cua rmình mà bạn nên chọn loại kích có lực đầy cao hơn để kích có tuổi thọ lâu hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn dùng để nâng ô tô con hay ô tô bán tải thì loại kích 2 tấn, 5 tấn hoặc 10 tấn là phù hợp.

Phân loại theo chiều nâng của kích

Hiện nay kích thủy lực có thể nâng được 1 chiều hoặc 2 chiều.

  • Con đội nâng 1 chiều là loại có thiết kế đơn giản và có chịu được trọng tải tối đa khá nhỏ. Loại kích này chỉ có thể nâng theo phương thẳng đứng.
  • Con đội thủy lực 2 chiều là gì? Đây là cho phép bạn nâng hạ theo 2 chiều ngang hoặc thẳng đứng. Vì thế, đôi khi nó còn được gọi là kích nằm ngang.

Xem thêm: 

 

Các loại kích thủy lực chia theo chức năng và đặc điểm khác biệt

Bạn có thể tìm thấy rất các loại con đội thủy lực phục vụ cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau:

  • Kích thủy lực thường: đây là loại có cấu tạo cơ bản như trên đã nói, có chức năng duy nhất là để nâng vật nặng lên. Loại này thường có thể nâng cao tối đa từ 153cm - 406cm và lực nâng tối đa từ 10 - 200 tấn.
  • Con đội lùn: đây là loại kích có chiều cao ban đầu và chiều cao nâng khá thấp. Độ cao nâng tối đa thường từ 48mm - 165mm và lực đẩy tối đa từ 5 - 200 tấn.
  • Kích rỗng tâm: là loại kích chuyên dùng để kéo, căng cáp, bu lông neo, vít buộc… bên cạnh chức năng nâng hạ vật nặng.
  • Kích cá sấu: là loại kích có thiết kế bánh xe và nằm sát mặt đất chuyên dùng trong các gara, trung tâm sửa chữa ô tô.
  • Con rùa đẩy hàng: đây cũng là một loại kích có bánh xe nhưng không phải dùng để nâng hạ vật nặng mà dùng để chở và di chuyển hàng hóa trong kho có trọng tải lớn. Bạn có thể xem thêm về các loại con rùa lăn như: CRA-12CRA-6...
  • Con đội móc: được sử dụng để móc các vật nặng từ dưới lên.

Phân loại kích theo thiết kế hệ thống sinh lực

  • Con đội thủy lực có bơm thủy lực tích hợp sẵn bên trong thân máy.
  • Con đội thủy lực có bơm thủy lực dạng rời, cần phải lắp vào thông qua van trên thân kích.
  • Kích sử dụng bơm tay thủy lực: sử dụng tay đòn của bơm để tạo lực đầu vào.
  • Kích sư dụng dạng bơm điện, sử dụng năng lượng điện để tạo lực đầu vào.

Nguyên lý làm việc của kích thủy lực

Kích thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal giống với các loại thiết bị thủy lực khác. Tức là giá trị của lực tác động vào chất lỏng vẫn nguyên vẹn và truyền đến mọi điểm trong chất lỏng. Vì thế ta có thể hiểu nguyên lý làm việc của kích thủy lực theo 2 cơ chế sau đây:

Nguyên lý hoạt động kích thủy lực

Nguyên lý hoạt động kích thủy lực

  • Đẩy lên: Để đẩy lên đâu tiên ta mở van để nối thông 2 xilanh với nhau. Sau đó ta tác động vào xilanh có bề mặt diện tích S1 một lực là F1. Khi đó lực F1 này truyền đến mọi điểm trong chất lỏng tác động vào xilanh có bề mặt diện tích S2 > S1. Từ đó xilanh nhận một lực F2 > F1 và đẩy lên một chiều cao là L2. Khi muốn giữ nguyên chiều cao nâng lên, bạn chỉ cần khóa lại.
  • Hạ xuống: Để hạ xuống ta mở khóa ra, khi đó van sẽ đóng lại và dầu trong bình chảy ngược lại khiến cho xilanh có bề mặt diện tích S2 hạ xuống. 

Vậy bài viết đã trả lời xong các câu hỏi nêu ra ở đầu: kích thủy lực là gì, cấu tạo, phân loại và nguyên lý kích thủy lực. Hy vong, maydochuyendung.com đã cung cấp được thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm. 

Nếu bạn đang cần tìm mua kích thủy lực chính hãng nói riêng và các loại thiết bị thủy lực như máy uốn ống thủy lựckìm cắt cáp,... chất lượng, uy tín nói chung, hãy truy cập vào danh mục của website hoặc gọi ngay cho hotline 0904810817để được tư vấn tốt nhất. Chúng tôi cam kết mọi sản phẩm đều đạt chất lượng cao và có giấy tờ. Tất cả các sản phẩm thủy lực đề được bảo hành tối đa 6 - 12 tháng.

Hoặc ghé qua cừa hàng của Máy đo chuyên dụng để xem và dùng thử sản phẩm trực tiếp:

  • Cửa hàng tại Hà Nội: Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy.
  • Cửa hàng tại Sài Gòn: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.
Tags:
Tin liên quan
Thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lựcThủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lực

Thủy lực là nguyên lý được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp hiện nay. Nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Vậy thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực ra sao? Cùng tìm hiểu ngay!

Máy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lựcMáy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực là thiết bị mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động đời sống và công nghiệp. Tìm hiểu ngay máy ép thủy lực là gì, phân loại và tính ứng dụng của nó như thế nào?

Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!

Việc sử dụng kìm bấm cos thủy lực hàng ngày sẽ khó tránh khỏi những hỏng hóc cho dù thiết bị đó tốt đến đâu. Đừng vội mua mới, bạn vẫn có thể sửa lại và tiếp tục dùng theo cách hướng dẫn dưới đây:

Kìm ép cos thủy lực dùng pin là gì? Đặc điểm, cách sử dụng và giá bán chi tiếtKìm ép cos thủy lực dùng pin là gì? Đặc điểm, cách sử dụng và giá bán chi tiết

Kìm ép cos thủy lực dùng pin là thiết bị sử dụng nguyên lý áp lực thủy lực để thực hiện việc ép chặt các đầu cos vào dây điện, dây cáp. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, giá bán của sản phẩm này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Thiết bị thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt độngThiết bị thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Thiết bị thuỷ lực hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Chúng kết hợp với hệ thống thủy lực để hỗ trợ các hoạt động như bấm cos, tháo lắp vòng bi, bích gắn trục...

Phân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lựcPhân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lực

Kìm bấm cos thuỷ lực là sản phẩm chuyên dụng cho công việc của người thợ điện. Loại kìm này giúp tiết kiệm tối đa thời gian, sức lực cho công việc bấm đầu cos dây diện, dây cáp của con người.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message