Xem nhanh
Độ phóng đại của kính hiển vi là thông số quan trọng được nhiều anh em quan tâm khi tìm hiểu về thiết bị này. Vậy độ phóng đại của kính hiển vi là gì? Công thức tính như thế nào? Anh em hãy tiếp tục theo dõi bài viết và cùng Máy đo chuyên dụng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Độ phóng đại của kính hiển vi là gì?
Hiểu một cách đơn giản, độ phóng đại của kính hiển vi là tỉ số kích thước giữa vật thật và hình ảnh của vật thông qua kính hiển vi. Nói cách khác, nó cho biết hình ảnh chúng ta nhìn thấy thông qua kính lớn hơn bao nhiêu lần so với vật thật.
Hình ảnh vật mẫu khi phóng đại
Nhờ độ phóng đại, anh em có thể quan sát được những chi tiết cực nhỏ của các tế bào, vi khuẩn, tinh thể,... mà mắt thường không nhìn thấy được. Hiện nay, các loại kính hiển vi thường có độ phóng đại từ 4X, 10X, 40X, 100X,...
Các bộ phận trong hệ thống phóng đại của kính hiển vi
Hệ thống phóng đại của kính hiển vi là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng làm việc và giá thành sản phẩm. Hệ thống này bao gồm 2 bộ phận chính bao gồm:
Vật kính: Có chức năng tạo ra một hình ảnh thật, lớn hơn và ngược chiều so với mẫu vật. Vật kính thường đặt gần mẫu vật nhất, độ phóng đại từ 4X, 10X, 40X,...
Thị kính: Bộ phận này phóng đại vật mẫu thêm một lần nữa đồng thời tạo ra ảo ảnh cùng chiều với vật. Thị kính thường có độ phóng đại cố định (10X), là nơi để anh em để mắt vào quan sát mẫu vật.
Vật kính và thị kính
Các mức độ phóng đại phổ biến của kính hiển vi
Các mức phóng đại của kính hiển vi khá đa dạng, từ vài chục lần đến hàng triệu lần tùy vào mục đích quan sát của người sử dụng. Dưới đây là mức phóng đại phổ biến của 2 dòng kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.
Độ phóng đại của kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học có khả năng phóng đại trên 1000 lần, đáp ứng nhu cầu sử dụng từ cơ bản tới chuyên nghiệp. Cụ thể, các mức phóng đại phổ biến của kính hiển vi quang học như sau:
Thấp (40x-100x): Thường là dòng kính hiển vi soi nổi, đáp ứng nhu cầu quan sát các mẫu vật lớn như mô thực vật, động vật, côn trùng nhỏ.
Trung bình (400x-600x): Mức phóng đại này phù hợp để quan sát tế bào hoặc vi khuẩn lớn.
Cao (>1000x): Thường là dòng kính hiển vi sinh học và được sử dụng để quan sát các loại vi khuẩn nhỏ, virus.
Hình ảnh vật thể dưới kính hiển vi
Độ phóng đại của kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cực lớn có thể lên đến hàng chục nghìn thậm chí hàng triệu lần. Thiết bị đáp ứng nhu cầu quan sát cấu trúc bên trong của tế bào, vật liệu nano, tạo ra hình ảnh 3D của bề mặt mẫu vật.
Cách tính độ phóng đại của kính hiển vi
Công thức tính độ phóng đại của kính hiển vi khá đơn giản, anh em chỉ cần áp dụng cách thực hiện sau:
Độ phóng đại của kính hiển vi = Độ phóng đại quang học = Độ phóng đại của vật kính x Độ phóng đại của thị kính
Ví dụ, nếu một vật kính có độ phóng đại là 40x, thị kính có độ phóng đại là 10x thì độ phóng đại của kính hiển vi là:
Độ phóng đại của kính hiển vi = 40x x 10x = 400x
Soi vật thể dưới kính hiển vi
Điều này có nghĩa là hình ảnh mà anh em nhìn thấy được qua kính hiển vi sẽ lớn gấp 400 lần so với kích thước thật của vật mẫu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, độ phóng đại không đồng nghĩa với độ phân giải. Để quan sát được hình ảnh rõ nét ở độ phóng đại mong muốn, anh em cần kết hợp 2 yếu tố này.
Như vậy, maydochuyendung.com đã chia sẻ những thông tin cơ bản về độ phóng đại của kính hiển vi và công thức tính chính xác nhất trong bài viết này. Hy vọng qua đây anh em sẽ giải đáp được thắc mắc của bản thân cũng như lựa chọn được chiếc kính hiển vi phù hợp với nhu cầu làm việc.