Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực chi tiết

15:10 17/04/2024
Máy ép thủy lực với công năng lớn là thiết bị chuyên dụng trong các hoạt động sản xuất và gia công trong nhà máy. Vậy cấu tạo máy ép thủy lực cũng như nguyên lý máy ép thủy lực là gì? Cùng maydochuyendung.com tìm hiểu nhé!

Máy ép thủy lực là một loại máy móc, thiết bị ứng dụng hoạt động của chất lỏng để tạo ra lực ép/đẩy rất lớn lên một vật chất nhất định. Đây là thiết bị không thể thiếu trong các hoạt động gia công và sản xuất cơ khí, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất, chế tạo, lắp ráp... Vậy bạn có đang thắc mắc về cấu tạo máy ép thủy lực và nguyên lý làm việc của máy ép thủy lực? Hãy cùng maydochuyendung.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mô hình và cấu tạo máy ép thủy lực

Tương tự với các loại dụng cụ thủy lực khác, máy ép thủy lực có cấu tạo bao gồm: xilanh thủy lực, bơm thủy lực, hệ thống sinh lực, van điều khiển, bình chứa chất lỏng công tác, cụm lọc dầu, ống/đường ống và phụ kiện. Các thành phần cấu tạo này của máy được chia thành 3 phần chính: hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực và thân khung máy ép thủy lực.

Hình ảnh một máy ép thủy lực

Hình ảnh một máy ép thủy lực

Các thành phần chính của cấu tạo máy ép thủy lực 

  • Xi lanh thủy lực: đây là thành phần quan trọng của máy giúp chuyển hóa năng lượng. Dưới sự hoạt động của xilanh và piston sẽ chuyển hóa áp suất của chất lỏng thành một lực cơ năng rất lớn để tác động vào vật thể.
  • Bơm thủy lực: đây là thành phần giúp người dùng chuyển hóa cơ năng (lực tác động của tay) hoặc điện năng (với máy dùng điện) thành thủy năng để tạo ra áp suất lớn. Đây là bộ phận có thể tích hợp sẵn hoặc tháo rời với máy.
  • Hệ thống sinh lực: có thể là tay đòn của bơm hoặc nguồn điện tùy vào dòng máy để tác động đến bơm thủy lực bên trong. 
  • Van điều khiển: đây là van để định hướng và điều chỉnh chất lỏng công tác (thường là dầu) đi qua các mạch. Có 3 loại van trong một máy ép thủy lực là: van điều khiển hướng, van điều khiển áp suất và van điều khiển lưu lượng có chức năng ứng với tên của nó.
  • Bình chứa chất lỏng công tác: hay còn gọi là bể chứa thủy lực có chức năng lưu trữ, làm mát, giãn chất lỏng. 
  • Cụm lọc dầu: hay còn gọi là bộ lọc, là nơi để tách các vật ô nhiễm ra khỏi đường hút để hạn chế tối đa sự mòn, hư hỏng của hệ thống thủy lực.
  • Ống/đường ống và phụ kiện: là đường để dẫn chất lỏng công tác đi qua các bộ phận khác nhau của máy.

Mô hình máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực bao gồm 3 hệ thống hoạt động bao gồm:

  • Hệ thống điều khiển: đay là nơi điều hành tổng quan các hoạt động chi tiết bên trong máy, giúp máy hoạt động trơn tru hơn.
  • Hệ thống thủy lực: có chứng năng chính là chuyển đổi năng lượng để tạo ra áp suất lớn, lực nén để hoạt thành các nhiệm vụ. Đây cũng chính là đặc điểm riêng biệt của các loại thiết bị thủy lực này.
  • Bộ phận thân khung máy ép thủy lực: đây là bộ phận kết hợp các thành phần lại với nhau, được làm từ chất liệu cứng, có độ bền cao. Các chi tiết được liên kết với nhau một cách chắc chắn.

Mô hình hoạt động của máy ép thủy lực

Mô hình hoạt động của máy ép thủy lực

Tìm hiểu kỹ hơn về máy ép thủy lực tại: Máy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lực

Máy ép thuỷ lực làm việc trên nguyên lý nào?

Máy ép thủy lực làm việc dựa trên nguyên lý truyền áp suất của chất lỏng hay còn gọi là định luật Pascal. Định luật như sau: Trong một hệ thống kín chứa chất lỏng thì áp suất sẽ được truyền đến mọi điểm trong chất lỏng với một lực không đổi. 

Nguyên lý máy ép thủy lực chi tiết như sau:

Mỗi máy ép thủy lực thường sẽ được thiết kế 2 xilanh thủy lực có piston với 2 dung tích khác nhau. Hai xilanh này được nối thông nhau qua một đường ống. Khi vận hành máy, piston sẽ hoạt động như máy bơm có lực khá nhỏ trên diện tích mặt cắt ngang nhỏ. Trong khí đó piston của xilanh còn lại có diện tích lớn hơn và tạo được lực lớn tương ứng trên toàn bộ diện tích của nó. Vì thế mà máy ép thủy lực có thể tạo được một lực lớn như vậy.

Hình ảnh sơ đồ nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực

Hình ảnh sơ đồ nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực

Lực của máy ép được tính như sau: 

Tạo một lực F1 lên piston có diện tích bề mặt A1 cho ra áp suất của chất lỏng là:P = F1.A1.

Áp suất được truyền đi không đổi đến mọi điểm trong chất lỏng và tác động 1 lên piston có diện tích bề mặt A2. Trong đó, A2 > A1 nên ta có lực F2 > F1 với cách tính: F2 = P.A2 = F1 (A2.A1)

Các thông số kỹ thuật của máy ép thủy lực và ý nghĩa

Một máy ép thủy lực bao gồm các thông số kỹ thuật sau mà bạn cần lưu ý khi mua:

  • Áp suất hay lực ép/đẩy: là lực ép/đẩy tối đa mà máy có thể hoạt động bình thường. Các lực ép thông dụng là: 5 tấn, 8 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn... 200 tấn.
  • Hành trình xilanh: là chiều dài của xilanh có thể đẩy ra tối đa. Được tính từ đầu của xilanh lúc đẩy lên tối đa đến điểm bắt đầu khi thụt về. Máy có hành trình càng lớn thì có giá thành càng cao.
  • Kích thước của bàn làm việc: bao gồm chiều rộng, chiều dài tùy vào bên sử dụng yêu cầu cho phù hợp với công việc của mình.
  • Hành trình máy: hay còn gọi là khoang hở của máy là khoảng cách từ đầu xilanh khi đang thụt về đến bàn làm việc.

Hy vọng với bài viết này, maydochuyendung.com đã giúp bạn tìm được những thông tin cần thiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực.

Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm thủy lực như:  kìm bấm cos thủy lực, cảo thủy lựckìm cắt cáp thủy lực... truy cập ngay vào danh mục của website hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết hơn về nhu cầu mua của mình. Tất cả các sản phẩm thủy lực bán tại cửa hàng đều chính hãng 100%, đảm bảo chất lượng và bảo hành từ 6 - 12 tháng

Tags:
Tin liên quan
Thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lựcThủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lực

Thủy lực là nguyên lý được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp hiện nay. Nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Vậy thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực ra sao? Cùng tìm hiểu ngay!

Đánh giá kìm bấm cos thủy lực nhật bãi. Có nên mua?Đánh giá kìm bấm cos thủy lực nhật bãi. Có nên mua?

Kìm bấm cos thủy lực Nhật bãi có ưu nhược điểm gì? Có nên mua hay không? Xem ngay bài viết sau đây của maydochuyendung.com để biết thêm thông tin hữu ích và trở thành người mua thông minh!

Hướng dẫn cách sửa kích thủy lực tại nhà đơn giản, nhanh chóngHướng dẫn cách sửa kích thủy lực tại nhà đơn giản, nhanh chóng

Kích thủy lực dùng lâu gặp phải những lỗi như lên chậm, không đẩy lên được, không lên hết cỡ... Nguyên nhân từ đâu? Xem ngay cách sửa kích thủy lực đơn giản tại nhà ai cũng làm được!

Hướng dẫn cách sử dụng kích thủy lực chuẩn nhấtHướng dẫn cách sử dụng kích thủy lực chuẩn nhất

Kích thủy lực là dụng cụ được sử dụng rất nhiều trong các khu công nghiệp, nhà máy hay trung tâm sửa chữa,... Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng kích thủy lực chuẩn nhất. Cùng tìm hiểu ngay!

Máy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lựcMáy ép thủy lực là gì? Phân loại và ứng dụng của máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực là thiết bị mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động đời sống và công nghiệp. Tìm hiểu ngay máy ép thủy lực là gì, phân loại và tính ứng dụng của nó như thế nào?

Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!Cách sửa kìm bấm cos thủy lực cơ bản, đơn giản tại nhà!

Việc sử dụng kìm bấm cos thủy lực hàng ngày sẽ khó tránh khỏi những hỏng hóc cho dù thiết bị đó tốt đến đâu. Đừng vội mua mới, bạn vẫn có thể sửa lại và tiếp tục dùng theo cách hướng dẫn dưới đây:

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message