Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về độ đục của nước và máy đo độ đục của nước, để bạn có thể hiểu về loại công cụ này hơn và sử dụng nó một cách thật hiệu quả.
Độ đục của nước là gì?
Độ đục của nước thể hiện sự vẩn đục của nước mà thông qua mắt thường bạn dễ dàng nhìn thấy. Bạn có thể nhận thấy nước đục hoặc trong nhưng lại không thể đánh giá độ đục bằng con số cụ thể.
Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do các hạt lơ lửng trong nước: tảo, bụi bẩn, khoáng chất, dầu thậm chí là vi khuẩn. Nước có càng nhiều các hạt lơ lửng này thì độ đục của nước càng cao và độ đục của nước có thể ảnh hưởng đến màu sắc của nước.
NGoài ra, còn một số nguyên nhân gây ra độ đục của nước như:
- Xói mòn đất
- Xả thải
- Dòng chảy đô thị
- Làm xói mòn bờ suối
- Một số lượng lớn của ăn dưới (như cá chép), mà khuấy động lên các trầm tích đáy
- Tăng trưởng của tảo quá mức.
Độ đục của nước
Một số đơn vị đo độ đục của nước như:
- NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán Nephelometric Turbidity Units).
- FNU: Đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán Formazin Nephelometric Units .
- FTU: Đơn vị đo độ đục Formazin (Formazin Turbidity Units).
- FAU: Đơn vị pha loãng Formazin Formazin Attenuation Units .
- 1 NTU = 1 FNU = 1 FTU = 1 FAU.
Phân biệt độ đục và TDS: các giá trị TDS - tổng khối lượng các chất rắn lơ lửng trong nước (được đo bằng các máy đo TDS) còn độ đục là thước đo sự rõ ràng có bao nhiêu hạt lơ lửng trong nước. Độ đục không đơn thuần chỉ là sự đục trong của nước, mà đằng sau nó có nhiều ý nghĩa quan trọng.
- Nước có độ đục cao thường có nhiệt độ cao hơn nước có độ đục thấp. Điều này được lý giải là do các hạt lơ lửng trong nước hấp thu nhiệt nhiều hơn dẫ đến làm giảm nồng độ oxy hòa tan (DO).
- Độ đục của nước cao cũng làm giảm lượng ánh sáng đi vào nước từ đó hạn chế sự quang hợp và sản xuất DO.
- Độ đục cao đồng nghĩa với việc có nhiều chất lơ lửng trong nước, chúng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng nhiều tới sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống trong đó: tắc nghẽn mang cá, giảm sức đề khác, giảm tốc độ tăng trưởng, gây ảnh hưởng tới trúng và sự phát triển của ấu trùng.
Tiêu chuẩn độ đục của nước
Theo QCVN01:2009/BYT giới hạn tối đa cho phép độ đục của nước là 2NTU. Việc kiểm tra, kiểm soát chỉ số này trong nước ăn, nước sinh hoạt hàng ngày, nước bể bơi,…là điều cần thiết hơn bao giờ hết bởi những hệ quả sau:
Trước hết, độ đục của nước cao sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nước. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ đục có thể là nguồn thức ăn và là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Nếu không kiểm tra và xử lý kịp thời, độ đục này là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh trong hệ thống phân phối, dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh do sử dụng nguồn nước có độ đục cao. Mặc dù không phải là chỉ báo trực tiếp về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa loại bỏ độ đục và loại bỏ động vật nguyên sinh. Các hạt của độ đục là chỗ dựa để vi khuẩn cư trú, từ đó làm giảm hiệu quả khử trùng nước.
Phương pháp đo độ đục của nước
Hiện nay có 2 phương pháp đo độ đục của nước phổ biến nhất là quan sát bằng mắt thường và sử dụng thiết bị đo độ đục. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn:
- Sử dụng mắt thường: Mặc dù không mất chi phí nhưng kết quả chỉ dựa theo cảm tính, không có con số chính xác dẫn đến việc điều chỉnh độ đục trong nước không sạch.
- Sử dụng thiết bị đo độ đục: Cụ thể máy đo độ đục của nước. Đây là phương pháp đo độ đục được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Các máy đo độ đục cầm tay được ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nên cho kết quả chính xác tuyệt đối. Hơn nữa, sử dụng nhanh, đơn giản.
Máy đo độ đục của nước
Máy đo độ đục của nước là dạng máy phân tích nước và là dụng cụ chuyên dụng dùng để đo độ đục của nước. Sản phẩm rất đa dạng, mỗi loại máy sẽ có những tính năng nổi bật riêng đáp ứng các nhu cầu ứng dụng khác nhau. Các máy này cũng có thể sử dụng các phương pháp đo khác nhau. Có các dạng máy đo độ đục như: máy đo độ đục cầm tay, máy đo độ đục để bàn...
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ đục
Các máy đo độ đục khác nhau có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đo độ đục của nước nhưng về cơ bản, chúng đều hoạt động dựa theo nguyên lý chúng đó lá đo bằng ánh sáng tán xạ. Nguyên lý đo bằng ánh sáng tán xạ này còn được chia nhỏ và ứng dụng vào các máy đo khác nhau, các nguyên lý nhỏ bao gồm: ánh sáng tán xạ bề mặt, ánh sáng tán xạ vuông góc, giao thoa ánh sáng tán xạ...
Các chất lơ lửng trong nước gây ra độ đục sẽ tương tác với ánh sáng sau đó phân tán lại ánh sáng tuỳ vào hình dạng, kích thước và thành phần của chúng - đây chính là sự tán xạ ánh sáng. Và ứng dụng nguyên lý đo bằng ánh sáng tán xạ, các máy đo độ đục có thể phản ánh lại sự thay đổi về hình dạng, kích thước cũng như nồng độ của các chất rắn lơ lửng này rồi quy đổi ra giá trị cụ thể thể hiện độ đục của nước.
Ứng dụng máy đo độ đục của nước
Độ đục của nước ảnh hưởng tới chất lượng nủa các nguồn nước và gây ra rất nhiều vấn đề đối với hệ sinh thái nước đó. Các máy đo độ đục của nước được ứng dụng để xác định được độ đục trong nước để từ đó có thể có biện pháp cải tạo, xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng tới con người, đến môi trường và các hệ sinh vật đang sinh trưởng tại nguồn nước đó.
Độ đục cao có thể ẩn chưa nhiều mầm bệnh và gây các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Độ đục cao trong các hồ, sông và bể chứa nước cũng gây ra sự giảm lượng ánh sáng đến độ sâu thấp hơn, gây ức chế sự tăng trưởng của các thực vật thuỷ sinh ngập nước và gây ảnh hưởng đến các loài phụ thuộc vào chúng như cá và tôm cua.
Máy đo độ đục có thể được sử dụng để đo độ đục của nước như: kiểm tra độ đục của nước sinh hoạt, nước trong các ao hồ nuôi trồng thủy sản,...
Bạn có thể tham khảo một số máy đo độ đục như:
Để được tư vấn kỹ hơn về các máy đo độ đục của nước, hãy liên hệ với maydochuyendung.com để được hỗ trợ. HOTLINE/ZALO: HN: 0904810817 - HCM: 0979244335