Xem nhanh
- Máy đo độ mặn/tỉ trọng kỹ thuật số là gì?
- Máy đo độ mặn/ tỉ trọng kỹ thuật số và khúc xạ kế giống và khác nhau như thế nào?
- Độ mặn và tỉ trọng có giống nhau không?
- Tại sao nhiệt độ lại khá quan trọng khi nó quan hệ với tỉ trọng?
- Khoảng đo nào thì thích hợp cho môi trường nước biển?
- Có cần phải thường xuyên hiệu chuẩn máy đo độ mặn?
- Cần lưu ý gì khi sử dụng các máy đo độ mặn?
- Nguyên lý hoạt động của các máy đo độ mặn là gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc bắt đầu sử dụng các máy đo độ mặn, các khúc xạ kế đo độ mặn thì đây là bài viết dành cho bạn. Bài viết là tổng hợp các thông tin về dòng thiết bị này dưới dạng hỏi đáp, cung cấp các thông tin khá chi tiết. Mời bạn tham khảo nhé!
Máy đo độ mặn/tỉ trọng kỹ thuật số là gì?
Máy đo độ mặn hay còn gọi là tỉ trọng kỹ thuật số là dụng cụ đo 3 trong 1, đo được 3 thông số quan trọng trong môi trường nước biển là:
- Nhiệt độ (oC hoặc oF)
- Độ mặn (ppt)
- Tỉ trọng
Máy đo độ mặn/ tỉ trọng kỹ thuật số và khúc xạ kế giống và khác nhau như thế nào?
Có thể bạn quan tâm:
1. Máy thuộc dòng máy đo độ mặn
Là thiết bị kiểm tra chất lượng nước rất hiện đại và tiên tiến, đây là phương pháp đo chính xác, có độ tin cậy cao. Máy dễ dàng sử dụng, tự động chuyển đổi, và đo nhiều thông số trong một máy đơn là lợi ích quan trọng nhất.
- Nguyên lý đo: muối tồn tại dưới dạng ion Natri và ion Chloride mang điện tích dương và điện tích âm di chuyển tự do trong nước. Một khi trường điện từ xuất hiện, điện tích dương sẽ di chuyển về điện cực âm và điện tích âm sẽ di chuyển về điện cực dương, máy sẽ tính toán để cho ra kết quả đo.
- Thao tác đo: đơn giản bằng cách nhúng điện cực vào trong nước mặn (nước nuôi trồng thuỷ sản) và nhấn nút bật máy để trên màn hình hiển thị nhiệt độ (oC hoặc oF), độ mặn (ppt) và tỉ trọng.
2. Khúc xạ kế: đo nồng độ muối theo chỉ số khúc xạ
- Nguyên lý đo: Khúc xạ kế đo theo nguyên tắc ánh sáng có vận tốc khác nhau phụ thuộc vào tỉ trọng của môi trường truyền qua. Khi môi trường ít dầy đặt, ánh sáng sẽ truyền đi nhanh hơn. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có tỉ trọng này sang môi trường có tỉ trọng khác, ánh sáng sẽ bị quay đi một góc, tia ánh sáng bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.
- Thao tác đo: Nhỏ một vài giọt nước (có chứa muối) lên trên lăng kính ở phía đầu của khúc xạ kế. Nước phải phủ đều và không được có bọt khí để đạt được kết quả chính xác. Đậy nắp trên lăng kính. Chỉnh độ đi-ốp cho phù hợp với mắt người đọc, và đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.
- Phần lớn khúc xạ kế yêu cầu nguồn sáng khi đo.
Bảng so sánh các tính năng:
Tiêu chí so sánh | Máy đo độ mặn | Khúc xạ kế |
Phương pháp đo | Độ dẫn điện | Chỉ số khúc xạ |
Đo độ mặn | Có | Có |
Đo nhiệt độ | Có | Không |
Đo tỉ trọng (có bù trừ nhiệt độ) | Có | Không |
Phím chuyển chức năng đo | Có | Không |
Màn hình hiển thị | Có | Không |
Phím giữ kết quả đo | Có | Không |
Độ mặn và tỉ trọng có giống nhau không?
Độ mặn và tỉ trọng là thuật ngữ thường được sử dụng để đo nồng độ muối trong môi trường nuôi trồng. Mặc dù độ mặn và tỉ trọng có quan hệ với nhau, nhưng hai thuật ngữ thì khá khác nhau và nên được hiểu theo nghĩa riêng của nó.
Độ mặn: được định nghĩa là lượng muối được hòa tan trong nước biển.
Tỉ trọng: được định nghĩa là tỉ số giữa tỉ trọng của dung dịch (tại nhiệt độ nhất định) trên tỉ trọng của nước tinh khiết (tại nhiệt độ nhất định)Tỉ trọng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy muốn kết quả đo tỉ trọng đúng thì nhiệt độ phải đúng.
Tại sao nhiệt độ lại khá quan trọng khi nó quan hệ với tỉ trọng?
Nhiệt độ của nước biển quyết định giá trị đo tỉ trọng. Khi nước biển nóng lên, nó giãn ra. Và khi lạnh đi, nó co lại. Như là định luật chung của tự nhiên là khi nhiệt độ tăng thì tỉ trọng giảm và khi nhiệt độ giảm thì tỉ trọng tăng.
Khoảng đo nào thì thích hợp cho môi trường nước biển?
Phần lớn nước biển có thông số như sau:
- Nhiệt độ: 22oC ~ 30oC
- Độ mặn: 28 ~ 33 ppt
- Tỉ trọng: 1.021 ~ 1.025
* Giá trị trên phụ thuộc vào từng khu vực địa lý khác nhau.
Có cần phải thường xuyên hiệu chuẩn máy đo độ mặn?
Hiệu chuẩn 1-2 lần trong một tháng. Hiệu chuẩn lại thường xuyên tuỳ thuộc vào cường độ sử dụng.
Nếu bạn đang có trong tay một chiếc bút đo độ mặn, hãy tham khảo hướng dẫn cách sử dụng dưới đây:
Hướng dẫn sử dụng bút đo độ mặn chuẩn chính xác
Cần lưu ý gì khi sử dụng các máy đo độ mặn?
1. Cảnh báo trước khi dùng
Đọc hướng dẫn hoạt động trước khi sử dụng máy đo tỉ trọng/ độ mặn. Không đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy có thể làm hỏng thiết bị và sẽ không có trách nhiệm bảo hành.
2. An toàn sử dụng
- Để sản phẩm xa tầm tay trẻ em. Nếu trẻ nuốt phải các phần nhỏ có thể dẫn đến nghẹt thở và một vài vấn đề nguy hiểm. Nếu trẻ nuốt nắp đậy cảm biến hoặc pin, phải hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.
- Cảm biến và 8 cm phía trên chống vô nước. Vui lòng không nhúng ngập sâu quá vạch " Water Line". Tránh nước tiếp xúc với phần trên của máy để tránh hư hỏng. Vui lòng tránh làm hư hỏng cảm biến trong quá trình vệ sinh. Cẩn thận không được làm xướt bề mặt của lớp mạ vàng trên đầu cảm biến
- Sử dụng vải mềm hoặc giấy lụa để vệ sinh thân máy. Sử dụng hoá chất như là aceton hoặc benzen có thể làm chảy nhựa thân máy (nhựa ABS).
- Đừng thử tháo hoặc sửa chữa máy, sản phẩm sẽ không được bảo hành.
3. Cảnh báo khi đo
- Rửa đầu cảm biến bằng chất tẩy rửa trung tính, sử dụng vải mềm trước và sau khi sử dụng để kết quả đo chính xác nhất. Lau khô cảm biến bằng vải khô (mềm) và luôn luôn giữ khô khi không sử dụng.
- Chắc chắn cảm biến không tiếp xúc với bất kỳ tường (thành) của cốc đo khi đang thao tác đo. Khi tiếp xúc với bất kỳ vật liêu rắn nào có thể làm kết quả đo nhỏ hơn thực tế. Luôn giữ cảm biến cách 1cm thành và đáy của cốc đựng dung dịch đo.
4. Cảnh báo vận chuyển
- Tránh bảo quản máy trong môi trường có độ ẩm cao, bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Bảo quản cảm biến trong nắp bảo vệ khi không sử dụng.
- Luôn luôn tháo pin khỏi thiết bị nếu không sử dụng trong thời gian 1 tháng
- Đo nhiệt độ, độ mặn và tỉ trọng. Bề mặt cảm biến được mạ vàng để bảo vệ các cảm biến bên trong. Các cảm biến đều chống vô nước.
Nguyên lý hoạt động của các máy đo độ mặn là gì?
Nguyên lý đo độ mặn của một sản phẩm dựa trên phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch. Muối trong dung dịch tồn tại ở dạng ion Sodium (Na+) và ion Chloride (Cl-). Khi số lượng ion Sodium và ion Chloride tăng lên, độ dẫn điện của dung dịch cũng tăng lên tương ứng vơi độ tăng của nồng độ muối. Sử dụng nguyên lý này, độ mặn được xác định bằng cách tính toán độ dẫn điện của dung dịch mẫu.
- Tắt máy khi đo xong.
- Rửa sạch đầu cảm biến bằng chất tẩy rửa trung tính dùng vải mềm hoặc giấy lụa sau mỗi lần sử dụng. Rửa lại bằng nước và bảo quản nơi khô ráo.
- Bảo vệ đầu cảm biến bằng nắp đậy được cung cấp kèm theo.
Lưu ý: Máy sẽ đo không chính xác nếu đầu cảm biến bị trầy xướt. Không cần thiết hiệu chuẩn thường xuyên, chỉ khi giá trị đo không bình thường mới hiệu chuẩn lại.
Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm tại website: Maydochuyendung.com - trang bán hàng trực tuyến của công ty THB Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết hơn về xác mã sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE/ZALO: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335