Các lỗi thường gặp khi sử dụng kính hiển vi

22:12 03/05/2023
Trong quá trình sử dụng kính hiển vi, không thể tránh khỏi một số lỗi cơ bản như vật kính bị mờ, đèn chập chờn,... Vậy những lỗi này nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?

Việc sử dụng kính hiển vi quang học lâu ngày và tiếp xúc với các môi trường khác nhau sẽ khiến kính của bạn gặp một số lỗi, bạn cần chú ý để quá trình sử dụng được đảm bảo. Các lỗi thường gặp gồm lỗi kỹ thuật và lỗi quang học.

Sửa chữa và bảo dưỡng kính hiển vi của bạn theo định kỳ

Sửa chữa và bảo dưỡng kính hiển vi của bạn theo định kỳ

Lỗi kỹ thuật cơ bản khi sử dụng kính hiển vi

Một số lỗi thường gặp khi bạn dùng kính hiển vi quang học có thể kể đến như:

  • Nguồn sáng đèn không lên. Đây là lỗi có thể bắt gặp ở tất cả các thiết bị có hỗ trợ bởi nguồn sáng đèn led hoặc Halogen.
  • Khi thao tác với kính, không điều chỉnh được cường độ ánh sáng.
  • Đèn sáng bị nháy, không ổn định, điều này sẽ tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng.
  • Trục chỉnh tiêu cự bị tuột răng khiến cho bạn khó điều chỉnh kính.
  • Bàn đặt tiêu bản dịch chuyển không còn chính xác.
  • Bị giật khi chạm vào vỏ, điều này có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Linh kiện trong bộ bị hư.
  • Mất hoặc thiếu linh kiện.

Lỗi kỹ thuật cơ bản khi sử dụng kính hiển vi

Lỗi kỹ thuật cơ bản khi sử dụng kính hiển vi

Có thể bạn quan tâm:

1. Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân dẫn đến lỗi kỹ thuật khi sử dụng, bạn cần nắm được để hạn chế và tránh lỗi giúp thao tác được dễ dàng, thuận tiện.

  • Lỗi từ người sử dụng: Tình trạng: nguồn sáng đèn không lên, linh kiện trong bộ bị hư, mất hoặc thiếu linh kiện,... xuất phát từ việc vận hành, bảo quản, bảo dưỡng kính hiển vi. 
  • Nguyên nhân do thời gian: Một số phụ kiện kính có tuổi thọ nhất định, nhất là đèn (nguồn sáng) qua thời gian, ánh sáng đèn có thể không còn đảm bảo như lúc ban đầu. Đây là một nguyên nhân hay gặp phải nhất là ở những sản phẩm đã được sử dụng lâu.

2. Cách khắc phục

  • Nếu nguồn sáng đèn không lên, đèn sáng bị nháy,.. bạn nên kiểm tra nguồn điện. Hãy chắc chắn rằng, chiếc kính của bạn được cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng.
  • Đối với các lỗi như trục chỉnh tiêu cự bị tuột răng, bàn đặt tiêu bản dịch chuyển không còn chính xác, bị giật khi chạm vào vỏ,... bạn nên mang đến các địa chỉ uy tín để thợ có thể kiểm tra và có các phương án thay thế, sửa chữa.
  • Nếu thiết bị của bạn mất hoặc thiếu linh kiện, bạn có thể mang đến địa chỉ bảo hành, bảo trì hoặc tự thay thế bằng các linh kiện mới.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng kính hiển vi

Các lỗi thường gặp khi sử dụng kính hiển vi

Lỗi quang học khi sử dụng kính hiển vi

Một số lỗi quang học điển hình thường gặp phải như:

  • Kính xem bị mờ, không rõ nét hình ảnh.
  • Có nhiều bụi, điểm đen nằm bên trong các bộ phận quang học.
  • Quan sát qua kính gây nhức đầu, choáng.
  • Hình ảnh bị nhìn ra 2 nét hình.

Hình ảnh quan sát qua kính hiển vi soi nổi

Hình ảnh quan sát qua kính hiển vi soi nổi

1. Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân dẫn đến lỗi quang học khi sử dụng:

  • Từ người sử dụng: trong quá trình vận hành, bảo quản, người dùng không vệ sinh thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh quan sát.
  • Nguyên nhân từ thời gian, bộ phận quang học của kính bị mòn, mờ. Điều này sẽ gặp phải sau thời gian dài sử dụng mà không bảo dưỡng, sửa chữa.

2. Cách khắc phục

Về phần lỗi quang học, các chi tiết liên quan, trước hết, bạn nên kiểm tra thật kỹ các phần được cho là có lỗi. Khắc phục bằng một số cách dưới đây:

  • Nếu kính của bạn xem bị mờ, không rõ nét hình ảnh, hay có bụi hoặc điểm đen nằm bên trong bộ phận quang học hãy lau thấu kính bằng nước lau chuyên dụng. Vệ sinh kính thường xuyên giúp cho thiết bị của bạn được sạch sẽ, hạn chế các lỗi khi sử dụng.
  • Nếu quan sát qua kính nhìn ra 2 nét hình, hãy kiểm tra lại việc điều chỉnh tiêu cự, độ phóng đại. Chắc hẳn thấu kính đã bị chỉnh sai hoặc vật mẫu để bị lệch. Bạn cũng có thể lựa chọn các thiết bị kính hiển vi kỹ thuật số dùng để thay thế khi quan sát. Thiết bị này được trang bị sẵn camera với khả năng lấy nét tự động, chắc chắn khi sử dụng sẽ không gặp phải lỗi trên.

Bảo dưỡng định kì kính hiển vi của bạn

Bảo dưỡng định kì kính hiển vi của bạn

Video các lỗi thường gặp khi sử dụng kính hiển vi

Lỗi vật kính bị mờ trên kính hiển vi

Kính hiển vi kết nối với máy tính cho hình ảnh quan sát có thể theo dõi trên màn hình hiển thị. Tuy nhiên, có những lúc bạn sẽ gặp phải trường hợp lỗi về mặt hình ảnh như bị mờ hoặc bị nhòe, vật kính mờ,... điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc, đặc biệt ảnh hưởng tới thị giác của bạn. 

Vật kính kính hiển vi là bộ phận quang học của kính hiển vi được cấu tạo bởi một ống kính chứa một hoặc nhiều thấu kính được làm bằng thủy tinh. Nó được gắn trên mâm xoay. Tùy cấu tạo mà một mâm có từ 2 đến 3 hoặc 4 vật kính, với các mức phóng như: 4x, 10x, 100x,... Để quan sát được mẫu vật, chúng ta phải kết hợp giữa độ phóng đại của thị kính và yếu tố này, từ đó hình ảnh được làm rõ dễ dàng. Người sử dụng muốn quan sát mẫu vật ở mức độ nào thì quay đầu vật kính phù hợp về hướng vật mẫu. Trong quá trình sử dụng kính hiển vi dùng để quan sát các vật mẫu, một lỗi dễ mắc phải nhất đó chính là vật kính bị mờ. Lỗi này làm ảnh hưởng tới quá trình quan sát. Vậy lý do vì sao có lỗi nàu và cách khắc phục như thế nào? 

 

 

 

Nguyên nhân dẫn đến lỗi hình ảnh quan sát

  • Việc sử dụng chưa đúng cách hoặc mặt phẳng đặt thiết bị không ổn định dẫn đến hiện tượng cập kênh khi để giá đỡ.
  • Nguồn ánh sáng bổ sung khi quan sát qua kính chưa đảm bảo khiến cho khả năng làm việc bị hạn chế, hình ảnh quan sát không đảm bảo về chất lượng.
  • Sau khi sử dụng không vệ sinh thiết bị, vật kính bám bụi dẫn đến khi thao tác quan sát ảnh chiếu bị mờ.
  • Sử dụng kính hiển vi Dino-Lite có độ phân giải thấp, đây cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng hình ảnh.

Lỗi hình ảnh quan sát bị mờ, nhòe

Cách khắc phục lỗi hình ảnh quan sát bị mờ, nhòe

  • Kiểm tra lại điều kiện làm việc, cố định bàn làm việc để tránh bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
  • Đặt kính trên giá đỡ được trang bị sẵn, cố định kính, chỉ điều chỉnh mẫu vật. Điều này giúp cho việc quan sát được ổn định hơn.
  • Bổ sung nguồn ánh sáng giúp cho việc thao tác chuẩn bị mẫu và hoạt động của kính hiển vi được đảm bảo. 
  • Vệ sinh vật kính sau mối lần sử dụng, tránh để bám bụi bẩn, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của kính.

 

Lỗi kết nối không ổn định

Các sản phẩm kính hiển vi điện tử đều được thiết kế với khả năng kết nối với máy tính, màn hình chiếu qua cổng USB. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi tiến hành thao tác, liên kết truyền dữ liệu giữa thiết bị và máy tính không đảm bảo, hình ảnh chập chờn,... 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết nối không ổn định

  • Lý do dẫn đến lỗi này thường xuất phát từ 2 nguyên nhân: chủ quan do người dùng và khách quan đến từ chất lượng của kính.
  • Về nguyên nhân chủ quan, có thể bạn cắm dây dẫn vào cổng USB của thiết bị chưa được chắc chắn, khi thao tác, điều chỉnh làm lỏng vị trí cắm kết nối dẫn đến kết nối không ổn định.
  • Nguyên nhân khách quan có thể gây ra lỗi này đó chính là chất lượng dây dẫn không đảm bảo hoặc hỏng hóc trong quá trình bảo quản.

Kính hiển vi Dino-Lite

Cách khắc phục tình trạng kết nối không ổn định

  • Bạn nên kiểm tra rắc, cổng kết nối kính hiển vi với máy tính hoặc màn hình chiếu. Hãy chắc chắn rằng kết nối đảm bảo, tuy nhiên, bạn có thể rút dây cắm và tiến hành thực hiện lại để chắc chắn khả năng liên kết truyền dữ liệu. 
  • Trong trường hợp nếu bạn đã kiểm tra kỹ mà vẫn gặp phải vấn đề này, hãy đưa thiết bị của bạn đến ngay địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng uy tín để kiểm tra và có hướng khắc phục.

Kính hiển vi là sản phẩm được sử dụng trong nhiều ngành nghề hiện nay, điển hình như Y học, giáo dục, công nghiệp,.. Việc sử dụng, vận hành kính không thể tránh khỏi các lỗi thường gặp. Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn về các lỗi, cách khắc phục và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm. Qua bài viết này, mong rằng bạn có thêm những tri thức để nhận biết và tránh được các lỗi khi sử dụng thiết bị này.

Tags:
Tin liên quan
Sự khác biệt giữa kính hiển vi sinh học và kính hiển vi điện tửSự khác biệt giữa kính hiển vi sinh học và kính hiển vi điện tử

Nếu bạn đang tìm hiểu mua kính hiển vi mà chưa biết nên mua kính hiển vi sinh học hay kính hiển vi điện tử. Hãy tham khảo bài viết này, THB Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu thêm về 2 loại kính hiển vi này.

Khắc phục lỗi vật kính bị mờ trên kính hiển viKhắc phục lỗi vật kính bị mờ trên kính hiển vi

Vật kính bị mờ là trường hợp rất dễ gặp phải khi sử dụng kính hiển vi. Điều này làm ảnh hưởng và gián đoạn quá trình quan sát của bạn. Làm sao để khắc phục được lỗi này?

Hướng dẫn cách soi vi khuẩn dưới kính hiển vi sinh học bằng dầu soiHướng dẫn cách soi vi khuẩn dưới kính hiển vi sinh học bằng dầu soi

Dầu soi chính là một trong những cứu cánh khi bạn quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách soi vi khuẩn dưới kính hiển vi sinh học bằng dầu soi để bạn thao tác dễ dàng, chính xác nhất.

Thị kính là gì? Cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển viThị kính là gì? Cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển vi

Thị kính là bộ phận quan trọng của kính hiển vi. Để vận hành kính được tốt nhất, bạn cần phải nắm được cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển vi để chất lượng làm việc với kính được tốt nhất.

Ở đâu bán kính hiển vi quang học?Ở đâu bán kính hiển vi quang học?

Bạn cần mua kính hiển vi quang học mà chưa tìm được địa chỉ nào uy tín, chất lượng. Tất cả những thông tin bạn cần sẽ có ở bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Cách chọn mua kính hiển vi cho người chưa có kinh nghiệmCách chọn mua kính hiển vi cho người chưa có kinh nghiệm

THB Việt Nam chia sẻ đến bạn 5 quy tắc khi chọn mua kính hiển vi cho người mới bắt đầu, cùng tìm hiểu thêm để có thể chủ động lựa chọn sản phẩm này nhé!

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message