Xem nhanh
Trong cấu tạo, thị kính chính là một trong những bộ phận quan trọng của kính hiển vi quang học. Để theo dõi được hình ảnh các vật mẫu có kích thước nhỏ, bạn cần nắm được cách điều chỉnh để các thao tác trên kính được nhanh hơn, kết quả thu được chính xác, dễ dàng hơn.
Cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển vi
Thị kính của kính hiển vi là gì?
Thị kính của kính hiển vi, còn được gọi là ống ngắm, là bộ phận của kính hiển vi nằm ở phía trên ống kính và có thể được điều chỉnh để thay đổi độ phóng đại của hình ảnh được quan sát. Thị kính thường được trang bị các thấu kính có độ phóng đại khác nhau, giúp người sử dụng điều chỉnh để tạo ra hình ảnh có kích thước phù hợp và rõ nét nhất, người sử dụng có thể tập trung vào vật quan sát một cách dễ dàng và thoải mái hơn. Thị kính có thể được điều chỉnh bằng tay hoặc thông qua các cơ cấu cơ khí, tùy thuộc vào loại kính hiển vi.
Thị kính kính hiển vi có cấu tạo như thế nào?
Thị kính của kính hiển vi là một bộ phận quan trọng, nó còn có tên gọi khác là ống kính mắt hoặc ống kính. Thị kính được cấu tạo bởi thấu kính đặt trong một vỏ với khớp ở một đầu để gắn với các công cụ cần hỗ trợ quan sát góp phần làm rõ hình ảnh mẫu vật đến độ chi tiết cao nhất,...
Mỗi người quan sát sẽ vận hành, điều chỉnh theo mong muốn của mình đảm bảo về độ sắc nét và rõ ràng của hình ảnh. Khi thao tác với kính, bạn cần tiến hành di chuyển thị kính gần hơn hoặc xa hơn vật kính để hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
Bên ngoài của thị kính của kính hiển vi là lớp nhựa có cấu tạo cực tốt giúp đảm bảo chất lượng làm việc của kính cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi thao tác với kính. Trên thân có các ký hiệu giúp người dùng có thể dễ dàng nắm được và sử dụng một cách chính xác.
Thị kính là bộ phận quan trọng của kính hiển vi
Có thể bạn quan tâm: Khắc phục lỗi vật kính bị mờ trên kính hiển vi
Cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển vi
Mỗi thiết bị sẽ có cách điều chỉnh thị kính khác nhau, tuy nhiên, bạn cần tuân thủ một số điểm sau:
Bắt đầu bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa các mắt kính (vùng quan sát) trên kính hiển vi để cả hai trường nhìn (trái, phải) thành một khi nhìn qua kính. Điều này giúp cho người quan sát sẽ đỡ mỏi mắt khi theo dõi thời gian dài.
Đặt điều chỉnh diop trên cả hai thị kính về vị trí 0, bù trừ độ cận viễn thị. Đây còn là thao tác giúp cho kính về điểm xuất phát, tránh sốc cho người dùng.
Chỉnh Diop về vị trí 0
Cách nhìn kính hiển vi bằng 2 mắt, thực hiện như sau:
- Bắt đầu với mục tiêu phóng đại thấp nhất (4x) và tập trung hình ảnh bằng cách chỉ sử dụng một mắt. Sử dụng tiêu cự thô để có được hình ảnh chất lượng nhất.
- Nhắm mắt bạn vừa sử dụng và nhìn qua thị kính khác bằng mắt còn lại. Trong quá trình quan sát, không chạm vào các nút lấy nét mà thay vào đó hãy điều chỉnh Diop trên thị kính nếu hình ảnh không nằm trong tiêu cự.
- Chỉnh kính đến độ phóng đại phù hợp nhất hoặc cao nhất để phục vụ mục đích quan sát. Độ phóng đại của kính hiển vi thông thường là 10x, 50x, 100x tùy thuộc vào nhu cầu quan sát của mỗi người.
- Lặp lại quy trình sử dụng ống kính mục tiêu cao nhất. Hình ảnh sẽ được lấy nét khi bạn di chuyển điều chỉnh độ phóng đại trên kính.
Thị kính kính hiển vi
Kính hiển vi ngày nay không còn quá xa lạ trong các ngành nghề y học, giáo dục, công nghiệp,... Để sử dụng được kính cho chất lượng quan sát tốt, rõ ràng, cần nắm được cách điều chỉnh và thao tác với các bộ phận trên kính một cách chính xác. Trong quá trình vận hành, cần tuân thủ cách điều chỉnh kính hiển vi, điều này giúp cho người dùng không bỡ ngỡ khi lần đầu thao tác trên kính, vừa tiết kiệm thời gian, hình ảnh mang lại sắc nét, rõ ràng.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể chủ động sử dụng thiết bị phóng đại của mình. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tốt nhất!