Xem nhanh
Việc kiểm tra độ pH có thể được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng máy đo độ pH của nước. Hãy tạo thói quen kiểm tra ít nhất 02 lần 1 ngày để kiểm soát tốt sự biến động của pH trong dung dịch thủy canh và có sự điều chỉnh kịp thời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến pH của dung dịch thủy canh
Nước
Độ pH sẽ khác nhau ở các loại nước khác nhau. Nhưng hầu hết những người làm thủy canh nghiệp dư lại không để ý đến điều này. Họ thường sử dụng nước máy trực tiếp từ vòi sinh hoạt để pha chế dung dịch và bơm vào hệ thống thủy canh mà không biết rằng các khoáng chất và tạp chất có trong nước máy sẽ làm thay đổi độ pH của dung dịch thủy canh.
Để hạn chế ảnh hưởng của nước tới dung dịch thủy canh và thuận lợi cho việc pha chế. Bạn nên sử dụng nước cất cho hệ thống thủy canh của mình.
Giá thể
Giá thể nuôi dưỡng cũng là một trong những yếu tố có thể gây biến đổi độ pH của dung dịch thủy canh. Chúng có thể gây ra các phản ứng hóa học với các chất dinh dưỡng có trong dung dịch, gây biến đổi độ pH. Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, các loại giá thể cần phải được xử lý để tạo tính trơ về mặt hóa học. Ngoài ra, các chất hữu cơ sẽ đọng lại trong giá thể hay rọ chứa nếu chúng được sử dụng trong thời gian dài, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng tới độ pH chung của hệ thống. Vì vậy, cần thay thế và vệ sinh chúng nếu bạn muốn tái sử dụng nhé!
Bạn có thể xem thêm một số bài viết liên quan đến xây dựng hệ thống thủy canh và sử dụng máy đo pH trong kiểm tra chất lượng của dung dịch thủy canh dưới đây:
Ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng ở cường độ lớn và nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng hóa học điện ly, phản ứng tách ngược nước H2O thành OH- và H+. Nồng độ H+ trong dung dịch tăng sẽ kéo theo độ pH tăng lên.
Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng đến pH của dung dịch thủy canh
Ngoài việc tác động gây biến động độ pH thì ánh sáng và nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự hòa tan các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh, ảnh hưởng tới sự hút các khoáng chất từ dung dịch của cây trồng.
Có rất nhiều người thắc mắc "nhiệt độ tăng thì pH tăng hay giảm?" hay nhiệt độ ảnh hưởng thế nào tới độ pH của dung dịch thủy canh. Nhiệt độ tăng thường khiến độ pH giảm xuống, ngược lại độ pH tăng khi nhiệt độ giảm xuống.
Các cây trồng héo, úa, đã chết
Các cây trồng bị héo úa hoặc chết mà không được nhặt ra có thể gây ra các tác động rất tiêu cực tới các cây trồng xung quanh chúng. Hệ thống rễ, các lá bị úa sẽ thối, nát và bị phân hủy, làm tăng hoặc giảm pH một cách bất thường khiến cho các cây trồng trong hệ thống thủy canh của bạn có nguy cơ bị hỏng, chết rất cao.
Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra để nhặt bỏ những lá bị héo, úa hoặc loại bỏ những cây trồng đã chết để bảo vệ cả hệ thống nhé!
Phân bón
Cây trồng có thể hấp thụ hết hoặc không hết các chất dinh dưỡng trong phân bón bạn bổ sung vào dung dịch thủy canh. Bởi vậy, sẽ có những vi chất tồn đọng trong dung dịch thủy canh mà nếu không đo lường bạn sẽ không kiểm soát được. Nếu bạn tiếp tục dùng phân bón để bổ sung các chất dinh dưỡng cho hệ thống thủy canh mà không kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu một loại chất nào đó, gây biến động độ pH của dung dịch thủy canh trong hệ thống.
Có thể bạn quan tâm: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước và đất
Cách điều chỉnh pH của dung dịch thủy canh
Trước tiên bạn cần xác định được nồng độ pH trong dung dịch thủy canh. Dung dịch thủy canh không nên có độ pH nằm ngoài khoảng 5,8 - 6,8. Sử dụng máy đo độ pH và chỉ mất vài giây cho một phép đo. Một chiếc bút đo pH nước hay máy đo pH cầm tay nhỏ gọn với giá cả rất phải chăng sẽ là thiết bị rất tiện dụng cho những người làm thủy canh như bạn đấy.
Điều chỉnh pH của dung dịch thủy canh
Giảm độ pH của dung dịch thủy canh
Nếu độ pH lớn hơn 6,8 nghĩa là bạn cần giảm pH của dung dịch xuống. Cách dễ dàng và thông dụng nhất chính là sử dụng axit. Trộn axit với nước rồi bơm vào hệ thống thủy canh.
Một số loại axit có thể sử dụng để giảm axit của dung dịch xuống đó là:
- HNO3 - axit nitric
- H2SO4 - axit sulfuric
- H3PO4 - axit photphoric
- C6H8O7 - axit citric
- CH 3 COOH - axit acetic
Lưu ý khi trộn axit với nước:
- Các loại axit đậm đặc có thể gây bỏng . Vì vậy cần mang dụng cụ bảo hộ và hết sức lưu ý khi làm việc với chúng.
- Một điều cần tuyệt đối chuẩn chỉ đó là: Hãy luôn đổ nước vào thùng chứa rồi từ từ thêm axit, tranh nhiệt độ dung dịch tăng quá nhanh có thể dẫn đến phát nổ và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tăng độ pH của dung dịch thủy canh
Nếu bút đo pH trả về kết quả đo dưới 5,8 pH thì bạn cần tăng độ pH bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng:
- KOH (potassium hydroxide)
- NaOH (natri hydroxide)
- NaHCO3 (baking soda)
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích đối với những người làm thủy canh. Hãy lưu về và ghi nhớ để làm thủy canh thật hiệu quả nhé! Và đừng quên sắm ngay cho mình một chiếc máy đo độ pH để tiện theo dõi. Tại maydochuyendung.com, chúng tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm máy đo độ pH trong thủy canh chính hãng, chất lượng: máy đo pH cầm tay, máy đo pH để bàn, bút đo pH Hanna, Total Meter, Gomes, Sanwa… Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt mua.
CHI NHÁNH HÀ NỘI:
- Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Tel: (024) 3793 8604 - 3219 1220
- Zalo: 0904810817 - 0902148147
- sales@thbvn.com, info@thbvn.com
CHI NHÁNH SÀI GÒN
- Số 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 6686 0682
- Zalo: 0979244335 - 0986568014
- luan@thbvn.com, sales@thbvn.com