Xem nhanh
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm biến đổi độ pH của nước và đất. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước và đất phổ biến có thể kể đến như là: thời tiết và khí hậu, loại cây trồng xung quanh khu vực đất trồng, pH của nước tưới, loại đất, cấu trúc tầng đất, các loại phân bón sử dụng và chất dinh dưỡng sẵn có. Các yếu tố này có thể gây biến đổi rất nhanh và đôi khi rất khó kiểm soát, vì vậy cần thường xuyên thực hiện đo độ pH của đất và kiểm soát chúng để giảm thiểu tác động của những yếu tố này.
Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến pH của nước và đất
Thời tiết và khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng độ pH của đất mà còn người ít kiểm soát được. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, cường độ ánh sáng…. chính là những nguyên nhân gây biến đổi độ pH trong đất.
Lượng mưa: lượng mưa nhiều sẽ rửa trôi nhiều chất dinh dưỡng và làm giảm nồng độ của chúng trong đất. Nước mưa khi rơi xuống tiếp xúc với một số chất vô cơ đang phân hủy như: lá cây, xác động vật…. cũng có thể gây ra phản ứng hóa học, tạo ra các axit làm giảm độ pH của đất. Hoặc ở một số vùng có nhiều khí thải công nghiệp, nước mưa cũng sẽ có tính axit cao hơn khi thẩm thấu vào đất cũng sẽ làm tăng độ chua hay chính là tính axit của đất.
Ngược lại, nếu lượng mưa ít hoặc ở những nơi khô cằn, hạn hán thì đất thương sẽ có độ kiềm cao. Lý do chính là vì thiếu nước nên nồng độ khoáng và muối sẽ cao hơn, tương đương giá trị pH cao hơn.
Nhiệt độ và cường độ ánh sáng: 02 yếu tố này nếu ở cường độ cao có thể làm cho nước trong đất bốc hơi nhanh, làm giảm độ ẩm của đất và từ đó gây biến đổi độ pH.
Loại cây trồng - yếu tố ảnh hưởng đến pH đất
Cây trồng cùng với hệ sinh thái tại một vùng đất có thể là yếu tố quyết định độ pH ban đầu của đất. Đất ở nơi có nhiều lá cây, các sinh vật chết phân hủy sẽ có pH thấp, độ axit cao. Do đó, thường đất ở dưới cây cỏ thường sẽ có tính axit thấp hơn so với đất ít cỏ và ở dưới tán cây lớn.
Nước tưới tiêu - yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến pH đất
Độ pH của nguồn nước bạn sử dụng để tưới tiêu cho đất cũng có thể gây biến đổi, ảnh hưởng tới độ pH của đất. Nếu nước dùng để tưới tiêu cho đất có tính axit hoặc bazơ nhiều, độ pH của đất sẽ biến đổi theo chiều hướng pH của nước. Hãy chú ý kiểm soát độ pH của nước sử dụng trong tưới tiêu cho cây trồng để đảm bảo không gây biến đổi pH của đất trồng. Bạn có thể sử dụng các bút đo pH tiện dụng như: Hanna HI 98107 - chiếc bút của Hanna với nhiều đạc điển nổi bật mà giá cả rất phải chăng hay HI98130 - cũng một sản phẩm khác của Hanna, chiếc bút này còn giúp bạn đo được các chỉ số khác như: TDS, EC, nhiệt độ...
Loại đất và cấu trúc đất
Những vật liệu sơ khai của đất cũng sẽ quyết định đến tính chất của đất. Đất khoáng sét sẽ có tính axit cao hơn trong khi đất đá vôi lại có tính kiềm cao. Ngoài ra, cấu trúc đất trồng cũng sẽ quyết định đến việc điều chỉnh độ pH của đất. Cấu trúc của đất cát sẽ dễ cải tạo hơn là loại đất sét. Hãy xác định loại đất, cấu trúc tầng đất để lựa chọn loại cây trồng phù hợp cũng như cách xử lý và cải tạo đất một cách phù hợp nhất.
Phân bón
Việc bón phân cho cây trồng đúng cách sẽ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao và giúp người dân gia tăng hiệu quả công việc. Nhưng phân bón là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến độ pH của đất. Nếu bón không đúng cách, làm dư thừa một chất dinh dưỡng nào đấy cũng có thể gây biến đổi nghiêm trọng độ pH của đất. Phân bón Nitơ sẽ làm giảm độ pH của đất, phân hữu cơ ngược lại sẽ axit hóa đất ngay lập tức khi gặp nước.
Do vậy, trước khi bón phân, bạn cần xác định pH của đất để quyết định xem nên bón loại phân nào để tốt cho cây trồng mà không làm biến đổi pH của đất. Các máy đo độ pH đất có điện cực có thể đo trức tiếp sẽ giúp bạn thực hiện việc này rất dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo dòng bút đo pH PH 300A hay Hanna HI98131...
Các chất dinh dưỡng có sẵn
Mỗi loại cây sẽ có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở một khoảng pH phù hợp. Nếu độ pH của đất quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.
Nếu pH quá thấp, cây trồng có thể bị nhiễm độc nhôm do nhôm ở dạng không liên kết khi pH đất quá thấp và cây trồng hấp thụ nó ở mức độc hại.
Nếu pH quá cao, một số dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết và cây trồng không hấp thụ được. Và khi thiếu sắt, cây sẽ mất đi chất diệp lục và chuyển sang màu vàng, cây quang hợp kém hoặc thậm chí không quang hợp đồng nghĩa với việc cây trồng không còn tổng hợp thức ăn cho bản thân được nữa, dẫn đến cây trồng phát triển kém, bị còi cọc.
Biết được những yếu tố gây ảnh hưởng đến độ pH của đất sẽ giúp bạn kiểm soát yếu tố này tốt hơn cũng như có những biện phải xử lý, cải tạo đất đúng đắn và phù hợp; mang lại điều kiện môi trường sống tốt nhất cho cây trồng để đạt được hiệu quả canh tác.
Đừng quên sử dụng một máy đo độ pH đất để việc kiểm soát độ pH của đất đơn giản hơn. Liên hệ với Maydochuyendung.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.