Nước cứng không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy nước cứng là gì, tác hại cụ thể của nước cứng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này của maydochuyendung.com nhé!
Nước cứng là gì?
Nước cứng là loại nước mà trong đó hàm lượng cation Ca2+(Canxi) và Mg2+ (Magie) trong 1 lít nước cao vượt quá mức cho phép. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ biểu thị tính chất cứng của nước. Nếu Mg2+ chứa nhiều trong nước sẽ làm cho nước có vị đắng.
Chủ yếu người ta dùng ba đơn vị đo là: Mmg đương lượng/lít, ppm, độ dh. Để đơn giản hơn, khi đo độ cứng của nước người ta thường quy về loại muối CaCO3. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg có trong nước: độ cứng (mg CaCO3/lit) = 2,497 Ca (mg/l) + 4,118 Mg (mg/l).
Người ta chia nước cứng thành 3 loại:
- Nước cứng tạm thời: Nước này do các muối Ca(CO3)2 và Mg(HCO3)2 có chứa các Ca2+, Mg2+, HCO3- gây ra. Trong sinh hoạt, nước cứng tạm thời sôi sẽ không còn tính cứng do muối hidrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan. Để làm mềm nước cứng tạm thời, bạn dùng NaOH, Ca(OH)2 , Na2CO3, Na3 PO4 đưa vào nước và làm kết tủa các hợp chất có trong nước.
- Nước cứng thành phần: Đây là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, có nghĩa là có chứa cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.
- Nước cứng vĩnh cửu: Loại nước này không thể khắc phục bằng cách đun sôi. Tính cứng của nước là do các muối MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4 gây ra. Loại nước này không đóng cặn kết tủa khi đun sôi nên cần phải có các phương pháp hóa học để xử lý.
Tác hại độ cứng của nước như thế nào?
Tùy theo mức độ, người ta phân chia như sau:
- Độ cứng khoảng từ 0 – 50mg/l -> Nước mềm
- Độ cứng trong khoảng 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
- Độ cứng trong mức từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
- Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng
Nước cứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, đời sống sinh hoạt và nguy hiểm hơn nữa tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vậy cụ thể như thế nào?
Trong sinh hoạt:
Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng và giảm tác dụng tẩy rửa. Nguyên nhân là do nước cứng tạo ra muối canxi không thể hòa tan khiến quần áo dễ bị mục, nhanh cũ, gây khô da, khô tóc. Đối với các thiết bị như: bình nóng lạnh, nồi hơi dễ bị dính cặn, hư hao,...
Đối với sức khỏe:
Khi nước cứng tạm thời đi vào trong cơ thể, muối bicarbonat bị phân hủy tạo thành muối cacbonat kết tủa (Ca(HCO3)2 => CaCO3). CaCO3 không thấm qua được thành ruột và động mạch nên tích tụ trong các cơ quan của cơ thể. Nếu thời gian kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh như: sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc làm tắc thành trọng của động mạch, tĩnh mạch do đóng cặn vôi gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, nặng hơn có thể là ung thư.
Khi chúng ta nấu nướng hoặc pha đồ uống bằng nước cứng có thể làm mất vị ngon ngọt tự nhiên, làm giảm hương vị của thực phẩm. Bạn sẽ thấy màu sắc, mùi vị của sữa, cà phê,....đổi màu.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng nước cứng để sắc thuốc. Các loại thuốc nam hay thuốc bắc khi kết hợp với ion trong nước này gây biến đổi thành phần thuốc, có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Trong công nghiệp:
Tại các nồi áp suất của tua bin hơi nước ở nhiều nhà máy, nếu sử dụng nước cứng ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến dẫn nhiệt kém. Vì Ca(HCO3)2 dễ bị nhiệt phân tạo thành CaCO3 – là chất kết tủa, tạo nên lớp cách nhiệt ngay dưới đáy và cản trở quá trình dẫn nhiệt. Ngoài ra, các mảng bám này còn làm tăng nguy cơ bịt kín nhiều lỗ van an toàn khiến hơi nước không thoát ra được. Điều này làm tăng áp suất trong nồi lên mức nguy hiểm, có khả năng gây cháy nổ.
Nước cứng làm cho các thiết bị như nồi hơi, thiết bị lạnh… Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn gây ra hiện tượng nổ nổi hơi.
Như nước cứng gây nhiều phiến toái trong sinh hoạt, sức khỏe và trong hoạt động sản xuất,...Vậy có cách nào để kiểm tra, kiểm soát được chỉ số này hay không?
Phương pháp phổ biến, được nhiều người dùng nhất hiện nay là sử dụng máy đo độ cứng của nước. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực. Chỉ cần một vài thao tác bật máy và sử dụng phím chức năng cơ bản, bạn đã có được mức độ cứng của nước và đánh giá xem có an toàn hay không. Thông qua những con số chưa an toàn, bạn sẽ có cách khắc phục sao cho phù hợp nhất.
Để kiểm tra độ cứng của nước trong sinh hoạt, nước máy, nước trong thủy sản, bể cá cảnh,...bạn có thể tham khảo một số thiết bị đo độ cứng của nước như: Máy đo độ cứng và pH Hanna HI96736, máy quang đo độ cứng tổng Hanna HI97735,...
Hiện nay, maydochuyendung.com cũng đang nhập khẩu - phân phối máy đo độ cứng của nước với mức giá cạnh tranh, chính sách mua hàng, bảo hành tốt nhất trên toàn quốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: Hà Nội: 0904810817- 0981060817 và Sài Gòn: 0979244335- 0986568014 để được hỗ trợ nhanh nhất.