Xem nhanh
Không thể phủ nhận, điện mang đến những tác dụng to lớn đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, nó cũng là con giao 2 lưỡi có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến người, gây thiệt hại nằng nề về tài sản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế những rủi ro bằng cách tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện.
An toàn điện là gì?
An toàn điện là tập hợp các biện pháp, quy chuẩn và hành động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các rủi ro do điện gây ra, bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị và công trình điện trong suốt quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
An toàn điện là nhân tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực năm 2024, an toàn điện được định nghĩa là:
"Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm ngăn chặn các tác động có hại và bảo đảm an toàn đối với con người, trang thiết bị, công trình trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện."
Mục tiêu của an toàn điện:
- Tránh nguy cơ điện giật, bỏng điện, cháy nổ, hư hỏng thiết bị và thiệt hại tài sản.
- Giảm thiểu các tai nạn lao động liên quan đến điện trong mọi môi trường làm việc và sinh hoạt.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Việc đảm bảo an toàn điện không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là một phần quan trọng trong công tác quản lý và sản xuất. Do vậy, việc tìm hiểu an toàn điện là gì rất quan trọng. Tiếp theo, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu về các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện dưới đây.
Tai nạn trong an toàn điện là gì?
Thông thường, có 3 loại tan nạn trong an toàn điện bao gồm: điện giật, dòng điện đốt cháy và hỏa hoạn.
- Điện giật: Do tiếp xúc với phần tử mang điện áp, nó được chia làm 2 loại tiếp xúc và trực tiếp và gián tiếp.
- Dòng điện đốt cháy: Tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp, nhưng khi đó dòng điện qua cơ thể người rất lớn và kèm theo hồ quang phát sinh mạnh.
- Hỏa hoạn và cháy nổ: Hỏa hoạn là do cường độ dòng điện lớn hơn so với dòng giới hạn cho phép gây nên sự đốt cháy dây dẫn hay do hồ quang điện. Trong khi đó, cháy nổ là do dòng điện quá lớn so với dòng giới hạn cho phép, nhiệt độ tăng cao và gây nổ.
Khoảng cách an toàn điện là bao nhiêu?
Để tìm hiểu về khoảng cách an toàn điện nói cung và khoảng cách an toàn điện hạ thế nói riêng, bạ cần dựa vào các Quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP VỀ HLBV an toàn lưới điện cao cấp. Trong Nghị định quy định rõ khoảng cách an toàn theo từng lĩnh vực cho tưng mức điện áp. Bạn có thể tham khảo những tổng hợp dưới đây.
Đối với khoảng cách bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Điện áp | Đến 22kV | Đến 35 kV | 110 KV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | |
Khoảng cách | 1.0 m | 2.0 m | 1.5 m | 3.0 m | 4.0m |
Khoảng cách an toàn của nhà ở, công trình xây dựng
Điện áp | Đến 35 kV | Đến 110 kV |
Khoảng cách | 3.0 m | 4.0m |
Quy tắc an toàn khi sử dụng điện
Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, những đánh giá của chuyên gia hiện nay thì con người vẫn chưa thực sự sử dụng điện theo đúng quy định an toàn điện.
Theo thống kê của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 400-500 vụ tai nạn do điện gây nên. Trong khi đó có tới 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện sinh hoạt, gia đình.
Để tránh những rủi ro không đáng có, bạn cần tuân thủ các các quy định về an toàn khi sử dụng điện sau đây:
Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp:Cần lựa chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn cũng nên lắp thêm các thiết bị chống rò để tránh các sự cố nguy hiểm.
Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện gia đình:Tuyệt đối không nên chạm vào vị trí có điện như ổ cắm, cầu dao hay cầu chì…. Khi dùng các vật dụng cầm tay như máy khoan hay máy mài, hãy mang gang tay cách điện để tránh điện giật khi công cụ bị rò điện.
Vị trí lắp cầu dao, cầu chì ở nơi cao ráo:Để đảm bảo an toàn điện, tránh các sự cố nguy hiểm khi lắp đặt cầu dao, cầu chì hay ổ cắm cần đặt ở nơi cao ráo, thuận tiện sử dụng.
Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm: Giữ khoảng cách tiếp xúc xa để tránh hiện tượng phóng điện cao áp gây hậu quả nghiêm trọng. Khi thao tác ở nơi có điện cao thế, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu hay biển báo nguy hiểm để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.
Sử dụng thiết bị điện chất lượng:An toàn điện chỉ được đảm bảo khi bạn lựa chọn và sử dụng thiết bị điện chất lượng. Dây điện cần được đặt trong ống cách điện, tiết diện dây đủ lớn để không đảm bảo quá tải…
Bên cạnh các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện trên, bạn cũng cần: không để trẻ em chơi gần hay leo trèo xung quanh rào trạm biến áp, không dùng thiết bị điện quanh khu vực ẩm ướt, mang giày dép, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với ổ điện….
Ngoài ra, kiểm tra hệ thống điện định kỳ là một trong những công tác quan trọng để đảm bảo an toàn. Bạn có thể trang bị các loại thiết bị đo điện cơ bản như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm để kiểm tra sự rò rỉ hay ăn mòn… từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Các hành vi nghiêm cấm nhằm đảm bảo an toàn điện
Cuối cùng trong tìm hiểu về an toàn điện là gì? Bạn cần nắm được những hành vi bị nghiêm cấm để tuân thủ đúng theo quy định Nhà nước. Dưới đây là những hành vị bị nghiêm cấm cần biết:
- Xây dựng, trồng cây trong hành lang bảo vệ lưới điện, vi phạm khoảng cách an toàn đường dây, trạm điện.
- Tự ý đấu nối, sửa chữa hệ thống điện khi không có chuyên môn.
- Sử dụng thiết bị điện không đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Cản trở hoặc chống đối lực lượng kiểm tra điện lực.
- Kéo dây điện tạm bợ ở nơi công cộng hoặc khu vực đông người.
- Không lắp thiết bị bảo vệ như aptomat, cầu dao chống rò.
- Dùng điện quá tải hoặc sai mục đích gây cháy nổ.
- Đặt vật dễ cháy, dễ nổ gần thiết bị điện hoặc trạm biến áp.
- Không gắn biển cảnh báo tại khu vực có nguy cơ điện giật.
- Dùng điện để bẫy người, bẫy chuột hoặc phòng trộm trái phép.
- Trộm cắp hoặc tháo gỡ thiết bị, dây tiếp địa, dây néo điện.
- Lên cột điện, trạm điện khi không có nhiệm vụ được phân công.
- Sử dụng phần mềm mạng điện vào mục đích trái phép.
- Thả diều, ném vật bay gần lưới điện cao thế gây nguy cơ sự cố.
- Treo giàn giáo, dây phơi, biển quảng cáo gần đường dây điện.
- Chất vật liệu, thiết bị làm vi phạm khoảng cách an toàn điện.
- Lợi dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, quán, nơi sinh hoạt.
- Chặt cây khiến cây ngã vào lưới điện mà không có biện pháp an toàn.
Trên đây là điều cần biết về an toàn điện và những quy tắc cần tuân thủ. Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.