Hướng dẫn bảo quản thủy sản bằng nước đá đảm bảo độ tươi của thực phẩm

12:01 17/05/2021
Để tránh sự hư hỏng của thủy sản sau khi đánh bắt, người ta đã nghĩ ra nhiều phương pháp bảo quản khác nhau: phương pháp gia nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ thấp, chiếu xạ,... Trong đó bảo quản thủy sản bằng nước đá là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Để tránh sự hư hỏng và giảm sút chất lượng của thủy sản sau khi đánh bắt, người ta đã nghĩ ra nhiều phương pháp bảo quản khác nhau như: phương pháp gia nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ thấp, chiếu xạ,... Trong đó bảo quản thủy sản bằng nước đá là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.

Tại sao nên làm lạnh thủy sản bằng nước đá?

Tại sao nên làm lạnh thủy sản bằng nước đá?

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân giải và ươn hỏng của thủy sản trong quá trình bảo quản. Nhiệt độ bảo quản càng giảm thì tốc độ phân hủy của vi sinh vật trong thủy sản cũng giảm theo. Và khi nhiệt độ đủ thấp, quá trình hư hỏng hầu như bị ngưng lại. Do đó người ta đã nghĩ ra cách bảo quản thủy sản bằng nước đá để ngăn tiến độ hư hỏng của thủy hải sản. Nguyên do nước đá được sử dụng để bảo quản thủy sản:

  • Giúp hạ nhiệt độ
  • Thời gian bảo quản kéo dài hơn
  • Nước đá tan có tác dụng giữ ẩm cho thủy sản
  • Một số tính chất vật lý có lợi của nước đá
  • Nước đá có khả năng làm lạnh lớn
  • Nước đá tan là một hệ tự điều chỉnh nhiệt độ
  • Tiện lợi
  • Ướp đá là phương pháp làm lạnh cơ động
  • Nguyên liệu để sản xuất nước đá luôn sẵn có
  • Nước đá là một phương pháp bảo quản thuỷ sản tương đối rẻ tiền
  • Nước đá là một chất an toàn về mặt thực phẩm 

Mục đích của quá trình bảo quản thủy sản bằng nước đá

Các ngư dân thường sử dụng nước đá để làm lạnh thủy sản khi đánh bắt xa bờ

Mục đích của quá trình lạnh đông thủy sản là hạ nhiệt độ xuống thấp. Qua đó làm chậm lại sự ươn hỏng của thủy sản. Đồng thời, sau khi được “tan giá”, sản phẩm hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu và độ tươi nguyên. 

Bảo quản thủy sản bằng nước đá thường được các ngư dân áp dụng khi đánh bắt xa bờ, phải ở trên biển nhiều ngày hoặc khi xuất khẩu thủy sản. Thủy sản bảo quản trong môi trường lạnh xuất khẩu thường rất quan trọng với các nước đang phát triển do giá thành sản phẩm cao, mang lại thu nhập giá trị cao so với các loại thực phẩm khác tiêu thụ nội địa.

Và để đảm bảo nhiệt độ của thủy sản khi bảo quản bằng đá luôn nằm trong ngưỡng hợp lý, người ta thường sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc để theo dõi nhiệt độ trong các thùng/kho chứa nhằm có sự điều chỉnh thích hợp khi có sự thay đổi.

Các bạn có thể tham khảo một số loại máy đo như:

Các loại nước đá được sử dụng phổ biến trong bảo quản thủy sản

Các loại nước đá

  • Đá cây
  • Đá dạng vảy
  • Đá dạng sệt
  • Đá xay

Đặc tính của từng loại nước đá được dùng trong bảo quản thủy sản

Loại nước đá  Kích thước (1) Thể tích riêng (2) (m3/t)Khối lượng riêng (t/m3)
Đá vảy10/20-2/3mm2,2-2,3 0,45-0,43
Đá câyThay đổi (3) 1,08 0,92
Đá xayThay đổi1,4-1,50,71-0,66 

Chú thích:

(1)Phụ thuộc vào loại nước đá và sự điều chỉnh trên máy làm nước đá. 

(2)Giá trị danh nghĩa, tốt nhất nên xác định bằng thực tế tại mỗi loại nhà máy nước đá.

(3)Thường các cây đá có khối lượng 25 hoặc 50 kg/cây.

Các phương pháp lạnh đông thủy sản bằng đá

Các phương pháp lạnh đông thủy sản bằng đá

Có 2 phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá

Có 2 cách bảo quản thủy sản bằng đá là ướp nước đá trực tiếp (DCI): phù hợp cho làm lạnh cá, tôm và ướp nước đá gián tiếp (NCI): phù hợp cho làm lạnh mực ống, mực.

Phương pháp ướp đá trực tiếp

Thủy sản và đá được lưu trữ trong thùng chứa. Mỗi tầng của thùng chứa không sâu hơn 0,5m. Đá và thủy sản được ướp theo tuần tự: một lớp nước đá dưới cùng, một lớp nguyên liệu (thủy sản) ở giữa và một lớp nước đá ở trên. Mỗi lớp đá dày khoảng 5cm.

Lưu ý: Tỷ lệ ướp nước đá và cá là 1:1 ở vùng nhiệt đới và 1:2 ở các nơi khác.

Phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá gián tiếp

Với phương pháp này, chúng ta cần bọc thủy sản trong các túi PE để nguyên liệu được cách ly với lớp nước đá. Sau đó chúng được đựng trong các khay có nắp đậy kín.

Theo cách này, chúng ta sẽ có: 1 lớp đá ở dưới, tiếp đến đặt các khay đựng nguyên liệu vào, rồi rải tiếp một lớp nước đá ở trên. Phương pháp này sẽ ngăn thủy sản phải tiếp xúc trực tiếp với nước đá nhưng vẫn đảm bảo được thời gian bảo quản lâu không kém phương pháp ở trên.

Cần bao nhiêu đá để bảo quản thủy sản tốt nhất?

Cần bao nhiêu đá để bảo quản thủy sản tốt nhất?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng đá cần sử dụng

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đá cần sử dụng khi bảo quản

Để đảm bảo không bị thiếu đá trong quá trình bảo quản, chúng ta cần phải xác định được chính xác lượng đá cần chuẩn bị. Việc tính toán lượng đá sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ môi trường, nhiệt độ ban đầu của thủy sản, loại thùng chứa, loại thủy sản, thời gian bảo quản, vị trí đặt thùng bảo quản (trong phòng lạnh hoặc trong hầm tàu có liên quan đến hướng của dòng nhiệt),...

Độ dày của lớp thủy sản có ảnh hưởng đến thời gian làm lạnh không?

Câu trả lời là có!

Tùy thuộc vào độ dày của lớp thủy sản cần bảo quản mà thời gian để làm lạnh và lượng đá cần sử dụng cũng khác nhau. Thời gian làm lạnh cá từ 10°C xuống 2°C trong các thùng chứa có chiều cao khác nhau bằng ướp nước đá ở đáy và trên bề mặt thùng.

Cụ thể: Với lớp thủy sản có độ dày khoảng 7,5cm thì thời gian làm lạnh là khoảng 2 giờ đồng hồ, độ dày 12,5cm thì mất hơn 6 giờ, 25cm cần 24 giờ và độ dày thủy sản là 60cm thì cần đến 120 giờ để làm lạnh.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh phương pháp bảo quản thủy sản bằng nước đá. Hy vọng với những chia sẻ này, ngư dân và các cơ sở chế biến thủy hải sản có thể áp dụng thành công trong quá trình bảo quản thực phẩm của mình.

Tags:
Tin liên quan
Cách sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc đơn giản, hiệu quảCách sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc đơn giản, hiệu quả

Sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc cần quan tâm điểm gì? Theo dõi qua bài viết này để biết được cách sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc và những lưu ý cần chú ý tránh hỏng, tuổi thọ lâu dài!

Top 3 nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm giá rẻTop 3 nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm giá rẻ

Bạn đang cần một thiết bị đo nhiệt độ thực phẩm mà chưa biết lựa chọn sản phẩm nào? Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn 3 gợi ý về sản phẩm đáng mua nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ nhé!

Những điều cần biết về máy đo nhiệt độ tiếp xúcNhững điều cần biết về máy đo nhiệt độ tiếp xúc

Máy đo nhiệt độ tiếp xúc là gì? Đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng theo dõi thêm ở bài viết này nhé!

Nên chọn phương pháp đo nhiệt độ bề mặt nào?Nên chọn phương pháp đo nhiệt độ bề mặt nào?

Nguyên lý hoạt động của các loại máy đo nhiệt độ dùng cảm ứng bức xạ tia hồng ngoại để đo từ khoảng cách xa hay tiếp xúc trực tiếp. Nó mang đến sự tiện lợi, hữu ích trong quá trình làm việc.

Hướng dẫn sử dụng máy đo nhiệt tiếp xúc SM6806AHướng dẫn sử dụng máy đo nhiệt tiếp xúc SM6806A

Máy đo nhiệt độ tiếp xúc SM6806A là loại máy đo nhiệt độ vật thể bằng cách áp đầu dò của nhiệt kế vào vật cần đo và đợi kết quả. Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian, chỉ sau vài giây số đọc sẽ hiển thị trên màn hình LCD sắc nét, độ chính xác cao.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng đo nhiệt độ hồng ngoạiCấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng đo nhiệt độ hồng ngoại

Súng đo nhiệt độ hồng ngoại có cấu tạo đơn giản với nguyên lý hoạt động dựa trên sóng điện từ. Sản phẩm vô cùng hữu ích cho thợ điện, thợ cơ khí, thanh tra xây dựng, người bảo trì máy móc... do khả năng đo nguồn nhiệt từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message