Xem nhanh
Yếu tố độ ẩm đất luôn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự sinh trưởng của cây trồng. Vậy, độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng là bao nhiêu? Tiêu chuẩn độ ẩm thích hợp cho cây trồng như thế nào để chăm sóc cây trồng hiệu quả.
Ảnh hưởng của độ ẩm đất tới cây trồng
Trước khi tìm hiểu độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng như thế nào? Bạn hãy cùng điểm qua một số ảnh hưởng của độ ẩm tới sự phát triển của các loài thực vật.
Ảnh hưởng tới quá trình sản xuất carbohydrate
Độ ẩm đất còn được biết đến là lượng nước trong đất đóng vai trò cần thiết để sản xuất ra carbohydrate và duy trình được tính hút nước của nguyên sinh chất trên cây. Ngoài ra, nước cũng là phương tiện để vận chuyển carbohydrate cùng những chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận trên cây.
Khi cây bị thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng và giảm sự sinh trường, sự phân chia tế bào của cây. Khi đó, cây sẽ không thể lớn lên, còi cọc, chậm lớn, không thể ra sản phẩm như hoa, quả hay củ. Như vậy, cây trồng thiếu nước sẽ không có năng suất đáp ứng mong đợi của con người.
Độ ẩm đất ảnh hưởng tới rễ cây
Tương tự như vậy, độ ẩm trong đất cũng sẽ ảnh hưởng sự phát triển của bộ rễ cây. Rễ cây sẽ phát triển tốt khi cung cấp đủ độ ẩm để vươn rộng và dài hơn giúp hấp tụ được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Độ ẩm phù hợp giúp rễ cây phát triển nhanh
Tuy nhiên, khi độ ẩm trong đất quá cao hoặc quá ít sẽ tạo thành đất ngập nước, đất khô cằn. Khi đó, rễ cây cũng khó phát triển, rễ bị thiếu nước sẽ bị thưa, ngắn và không hấp thụ được dinh dưỡng. Trong khi đó, đất ngập nước sẽ rễ nhanh bị thối có thể làm chết cây.
Ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng
Tất nhiên, độ ẩm trong đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Khi lượng nước có trong đất quá thiếu hoặc quá thừa sẽ là giảm sự hữu dụng của các chất dinh dưỡng có trong đất. Điều này sẽ làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng.
Cây thiếu nước không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng
Do vậy, khi độ ẩm của đất không phù hợp sẽ khiến cây không hấp thu dinh dưỡng dù bạn có bón nhiều loại phân khác nhau. Bên cạnh đó, cây còn có đề kháng kém, phát triển chậm, dễ mắc các bệnh khác nhau.
Ảnh hưởng đến không khí trong đất
Đối với đất trồng có độ ẩm vừa phải, tương thích với cây sẽ giúp cây phát triển tốt nhờ được cung cấp đủ nước, đủ oxy trong đất và dinh dưỡng. Ngược lại, khi độ ẩm đất quá cao (do ngập nước) sẽ xuất hiện trình trang yếm khí (đất không có không khí).
Đất bị yếm khí sẽ khiến cây nhanh chết
Điều này khiến cho các tế bào của cây không thể hô hấp, không có oxy cung cấp cho các hoạt động của tế bào. Ngoài ra, đất yếm khí còn mang đến rất nhiều chất độc hại làm chết đi những lông hút nước, hút dinh dưỡng ở rễ.
Chính vì vậy, cây ở trong môi trường yếm khí sẽ rất nhanh bị héo và bị chết. Do vậy, bạn cần chú ý không nên để cây bị ngập nước trong thời gian dài.
Tác động đến vi sinh vật trong đất
Khi tìm hiểu độ ẩm thích hợp cho đất thì yếu tố này cũng ảnh hưởng đến các loại vi sinh vật sinh sống trong môi trường đất. Vi sinh vật cũng là những loài cần có nước để hoạt động cũng như làm các chức năng của mình.
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng giúp phân giải các chất hữu cơ, làm đất tơi xốp để tạo điều kiện cho cây phát triển thuận lợi. Khi mức độ ẩm quá thấp hoặc quá cao thì vi sinh vật bị ức chế nên các loại chất hữu cơ sẽ không được phân giải.
Vi sinh vật hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng
Khi đó, cây cũng không thể hút được chất dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến độ sinh trưởng, chất lượng và năng suất của nông sản. Mặt khác, khi độ ẩm quá cao cũng sẽ tạo điều kiện cho những loại nấm, vi khuẩn có hại phát triển và tấn công cây trồng. Đây cũng là lý do vì sao cây thường có các bệnh như vàng lá, thối rễ, nứt thân xì mủ, ghẻ…
Với những ảnh hướng lớn từ độ ẩm cho cây trồng bạn có thể thấy được tầm quan trọng của yếu tố này. Tiếp đó, bạn sẽ cần nắm được tiêu chuẩn độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng cũng các biện pháp tạo độ ẩm phù hợp cho đất.
Xem thêm: Độ ẩm của đất là gì? Cách tính độ ẩm tự nhiên của đất
Tiêu chuẩn độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng
Như đã đề cập ở trên, độ ẩm của đất là một yếu tố không thể bỏ qua trong việc chăm sóc cây ảnh. Theo nhiều nghiên cứu, độ ẩm thích hợp cho các loại cây trồng sẽ dao động trong khoảng từ 60% - 70%. Trong khi đó, giới hạn độ ẩm cao nhất khi phụ thuộc vào các thành phần cơ giới và kết cấu của đất sẽ là khoảng từ 70 - 85%.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý lượng nước cần tưới thay đổi theo sự sinh trưởng của cây. Tức là khi cây càng lớn thì lượng nước tưới cho cây để duy trì đổ ẩm thường xuyên của đất cũng sẽ tăng lên.
Độ ẩm đất phù hợp giúp cây phát triển nhanh
Mức độ ẩm thích hợp cho rễ hoạt động cũng thay đổi theo tưng giai đoạn trưởng thành của cây trồng. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo điều kiện để đất có thể thấm nước tốt giúp nhanh chóng cung cấp nước cho cây.
Như vậy, bạn sẽ cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của cây để đảm bảo mức lượng nước luôn có cho cây. Việc kiểm tra độ ẩm của đất cũng rất đơn giản chỉ với dụng cụ đo độ ẩm như máy đo độ ẩm của đất.
Máy đo độ ẩm cho đất được biết đến là thiết bị hiện đại được trang bị công nghệ cảm biến có độ nhạy cao. Do vậy, máy có thể thực hiện đo độ ẩm nhanh chóng, chính xác. Từ đó, bạn có thể nắm được tình trạng độ ẩm trong đất để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: Cách sử dụng máy đo độ ẩm đất chuẩn kỹ thuật
Biện pháp duy trì độ ẩm tốt cho đất
Sau khi tạo được môi trường độ ẩm phù hợp với cây, bạn sẽ cần duy trì để cây có thể phát triển tốt nhất. Dưới đây sẽ là một số biện pháp duy trì độ ẩm thích hợp cho cây trồng.
Để duy trì độ ẩm cho đất bạn cần chú ý luôn tưới nước cho cây từ 1 - 2 lần/ ngày. Đồng thời, bạn có thể thực hiện thêm những giải pháp như sử dụng thêm các loại phân bón vô cơ hoặc hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Bạn cũng có thể sử dụng các loại vật liệu che đi lớp bề mặt để tránh hơi nước có thể thất thoát.
Cung cấp đủ nước cho đất
Độ ẩm đất thích hợp cho cây trồng sẽ là điều kiện giúp cây phát triển mạnh mẽ để cho ra năng suất cao nhất. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua yếu tố quan trọng này trong quá trình chăm sóc cây nhé!