Xem nhanh
Khi nhắc đến nước, người ta thường nói về các chỉ số để đánh giá chất lượng nước, trong đó có độ dẫn điện của nước. Để đo chỉ số này, người ta thường hay dùng nhiều đơn vị đo độ dẫn điện khác. Nếu bạn không rõ về cách chuyển đổi sẽ có thể dẫn đến hiểu nhầm và đánh giá sai về mức độ sạch của nước. Trong bài viết này, Maydochuyendung.com sẽ chia sẻ tới bạn thông tin về đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì? Cách chuyển đổi ra sao?
Độ dẫn điện của nước là gì?
Độ dẫn điện của nước là khả năng dẫn truyền dòng điện của nước. Độ dẫn điện được đo bằng µS/ cm và mS/cm.
Độ dẫn điện của nước
Độ dẫn điện EC có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước. Các muối khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành các ion mang điện tích âm (-) hoặc điện tích dương (+) ảnh hưởng tới độ dẫn điện của nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EC trong nước:
- Nồng độ và số lượng điện tích: độ dẫn điện của nước tỉ lệ thuận với nồng độ các điện tích có trong nước.
- Sự di chuyển (tính di động) của các ion.
- Nhiệt độ của nước: nhiệt độ của nước càng cao thì của các ion cũng chuyển động nhanh hơn kéo theo độ dẫn điện của nước cũng tăng lên
- Trạng thái oxy hóa - khử của nước.
- Nồng độ các muối hòa tan trong nước: độ dẫn điện cũng tỉ lệ thuận với chỉ số TDS.
Đơn vị đo độ dẫn điện của nước và cách chuyển đổi
Độ dẫn điện được đo bằng đơn vị siemens trên cm (S/cm). Độ dẫn điện 1 S/cm trong thực tế khá cao nên hầu hết các phép đo độ dẫn điện liên quan đến các dung dịch đo độ dẫn điện được tính bằng đơn vị mS/cm. Hoặc đơn vị độ dẫn điện của nước có thể là μS/cm
Vậy mS/cm là gì, us/cm là gì? Ms/cm nghĩa là phần nghìn S/cm. Còn μS/cm là phần triệu S/cm.
Dưới đây là cách chuyển đổi đơn vị đo độ dẫn điện trong nước:
- 1mS/m= 10 µS/cm
- 1 dS/m = 1000 µS/cm
- ms/cm to ds/m = 1 hay 1 dS/m = 1 mS/cm
- 1 µmho/cm = 1 µS/cm
Trong đó 1 S = 1 Siemens = 1 ohm -1 = 1 mho. Chương trình sử dụng µS / cm làm đơn vị mặc định cho EC
Dưới đây là độ dẫn điện của dung dịch nước
Nước | Độ dẫn điện (µS / cm) |
Nước tinh khiết | 0,055 |
Nước lọc | 0,5 |
Nước mưa | 5 - 30 |
Nước sạch | 500 - 1000 |
Nước ngầm | 30-2000 |
Nước thải công nghiệp | ≥ 5000 |
Nước biển | 54 000 |
Nước axit và bazơ đậm đặc | lên đến 1 000 000 |
Xem thêm: 7 lỗi thường gặp khi đo độ dẫn điện EC
Tại sao cần kiểm tra độ dẫn điện của nước?
Đo độ dẫn điện EC của nước sẽ giúp chúng ta:
- Xác định được tổng chất rắn hòa tan TDS hay còn được gọi là khoáng hóa. TDS cũng gián tiếp giúp bạn kiểm soát được độ cứng, độ đục (hay sự tinh khiết của nước)
- Kiểm soát được chất lượng nước cũng như sự biến đổi bất thường của nó để từ đó xác định được loại và lượng thuốc thử hóa học hay các chất xử lý cần thiết để thực hiện cải tạo, điều chỉnh và đảm bảo cho điều kiện nguồn nước được chuẩn theo mong muốn, nhu cầu.
Kiểm tra độ dẫn điện của nước để đánh giá chất lượng nước
- Độ dẫn điện EC cũng giúp bạn phát hiện được sự rò rỉ trong hệ thống nước, hỗ trợ quá trình theo dõi và kiểm tra chất lượng nước.
- Đo độ dẫn điện cũng gián tiếp giúp bạn xác định được chất lượng không khí (độ tinh khiết của không khí) thông qua việc đo EC trong nước mưa.
Kiểm tra độ dẫn điện của nước ở đâu?
- Các nguồn nước cần thường xuyên kiểm tra độ dẫn điện là: nước uống, sinh hoạt, nước trong ao hồ nuôi tôm, cá,
- Hoạt động cần thường xuyên đo độ dẫn điện của nước đó là sản xuất và xử lý nước, nước thải
- Một số ngành công nghiệp cũng cần đo EC của nước: hóa chất,...
Xem thêm: Top 3 Máy đo độ dẫn điện của nước EC dưới 2 triệu đồng
Đo độ dẫn điện EC trong nước đơn giản, chính xác
Có một số cách để đo độ dẫn điện của dung dịch nhưng phổ biến và chính xác nhất vẫn là sử dụng bút đo EC. Với nguyên lý thực hiện đo EC thông qua đo hiệu điện thể giữa 2 chân của điện cực, máy đặt 1 điện áp xoay chiều trong dung dịch, tạo ra dòng điện phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch.
Đo độ dẫn điện của dung dịch bằng máy đo EC
Các máy đo EC được thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng, giúp người dùng tối ưu về thời gian. Hơn nữa, một số dòng sản phẩm cao cấp còn có được tích hợp chức năng đo của một máy đo độ pH, máy đo TDS,...Những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nước.
Chỉ khoảng sau vài giây thực hiện, kết quả đã được hiển thị trên màn hình của máy, người dùng sẽ nhìn vào đó đọc kết quả và đánh giá chất lượng nước cũng như đưa ra những phương án xử lý sao cho hợp lý. Giá máy đo EC được phân chia làm nhiều loại: giá rẻ, trung bình, giá cao. Chính vì vậy mà người dùng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách đầu tư để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Nếu bạn vẫn chưa biết nên mua bút đo EC nào, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:
Như vậy, bài viết vừa rồi của maydochuyendung.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về độ dẫn điện, đơn vị độ dẫn điện và những cách chuyển đổi. Nếu bạn cần tư vấn đặt mua máy, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline Hà Nội: 0904.810.817 - Hồ Chí Minh: 0979.244.335 để được hỗ trợ miễn phí.