Xem nhanh
Đo độ dẫn điện của nước là một phép đo rất dễ mắc lỗi, đặc biệt khi bạn chưa quen, chưa hiểu về nguyên lý và cách thức hoạt động của các máy đo độ dẫn điện EC. Dưới đây là 08 lỗi thường gặp phải khi thực hiện đo độ dẫn điện EC:
1. Sự phân cực điện cực
Lỗi này xảy ra sẽ khiến kết quả thấp hơn giá trị thực của mẫu.
Điều này xảy ra trong trường hợp điện tích tích tụ trên các cảm biến của điện cực làm giảm độ chính xác của điện cực. Lỗi này thường gặp phải ở các đầu dò có chân bằng thép không gỉ.
Để giảm thiểu và khắc phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng các máy đo có cảm biến than chì. Các điện cực cảm biến than chì sẽ ít phản ứng hơn, hạn chế hiện tượng tích điện, phân cực điện cực nhờ việc sử dụng các tần số dòng điện xen kẽ, các tế bào hoạt động liên tục trong phạm vi xác định.
Khi chọn các máy đo EC, bạn hãy chú ý đến thang đo của máy, nếu cần thường xuyên đo các mẫu có độ dẫn dự kiến rộng, hãy chọn các máy có đầu dò 4 vòng để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác của các kết quả đo.
2. Hiệu ứng trường biên
Lỗi này xảy ra khiến các kết quả đo không ổn định, có sự sai lệch giữa các lần đo. Hiệu ứng trường biên bị gây ra bởi hiện tượng nhiễu ở các đầu dò do các yếu tố bên ngoài.
Để giảm thiểu lỗ này, bạn cần chú ý đảm bảo rằng các đầu dò đo EC không quá gần với các cạnh hoặc đáy cốc đựng dung dịch mẫu. Khoảng cách an toàn là 2.5 cm. Bạn nên sử dụng cốc nhựa thay cho cốc thủy tinh để chứa dung dịch bởi các cốc thủy tinh dễ gây nhiễu. Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng các đầu dò độ dẫn 4 vòng thì càng cần chú ý hơn.
3. Hiệu chuẩn chưa đúng
Các dung dịch hiệu chuẩn độ dẫn hoặc đầu dò bị nhiễm bẩn có thể làm ảnh hưởng tới giá trị chuẩn của dung dịch dẫn đến việc hiệu chuẩn không chính xác và ảnh hưởng tới kết quả đo. Bởi vậy, cần chắc chắn rằng các dung dịch chuẩn được sử dụng không được nhiễm bẩn, đảm bảo đầu dò luôn sạch sẽ trước khi thực hiện hiệu chuẩn, đo mẫu.
Hãy tráng qua đầu dò với một chút dung dịch hiệu chuẩn trước khi nhúng vào dung dịch hiệu chuẩn để tránh nhiễm bẩn do đầu dò. Sử dụng dung dịch dạng gói để hạn chế sự nhiễm bẩn do các yếu tố bên ngoài, việc mở ra mở vào nhiều lần.
Nên sử dụng các dung dịch hiệu chuẩn có điểm chuẩn gần giống với giá trị dự đoán của mẫu và sử dụng dụng loại dung dịch hiệu chuẩn được nhà sản xuất khuyến cáo.
Các máy đo EC không cần hiệu chuẩn quá thường xuyên như các máy đo pH nhưng cần kiểm tra định kỳ đầu dò độ dẫn và thực hiện bảo dưỡng để duy trì tuổi thọ và hiệu quả của điện cực.
Có thể bạn quan tâm:
- Độ dẫn điện và phương pháp đo độ dẫn điện
- Hướng dẫn đo độ dẫn điện của nước bằng máy đo EC
- Các cách đo độ dẫn điện EC trong đất
4. Mẫu bị nhiễm bẩn
Để tránh mẫu bị nhiễm bẩn khiến cho kết quả đo bị thay đổi, không chính xác. Bạn nên tráng qua đầu dò với một ít dung dịch mẫu. Đồng thời, trước và sau khi thực hiện đo, hiệu chuẩn hãy nhớ vệ sinh và lau chùi đầu dò thật sạch sẽ.
5. Phần cảm biến trên đầu do không được nhúng chìm hoàn toàn trong dung dịch
Khi thực hiện phép đo, bạn cần chú ý rằng, phần cảm biến của điện cực đo độ dẫn cần được nhúng chìm hoàn toàn trong dung dịch. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng đầu dò độ dẫn 4 vòng bạn càng cần chú ý hơn về vấn đề này.
Ngoài ra, hãy gõ hoặc lắc nhẹ để chắc chắn rằng không có bọt khí kẹt trong điện cực đo.
6. Sử dụng sai loại đầu dò đo độ dẫn EC
Đối với các thang đo cao sẽ cần sử dụng các hàng số cell lớn hơn (nghĩa là các chân cảm biến cách xa nhau hơn), các thang đo thấp hơn cần hằng số cell nhỏ hơn (các chân cảm biến gần nhau hơn) để đo dòng điện.
Các loại đầu dò 2 cực được thiết kế với hằng số cell dựa trên thang đo dự kiến của người dùng. 2 cực sẽ của đầu dò này thường có vị trí các chân cảm biến cố định, do đó bị giới hạn về thang đo. Các đầu dò 4 cực thì linh động hơn, bạn có thể thực hiện đo mẫu với dải đo rộng hơn, tiện lợi hơn mà không cần phải sử dụng nhiều đầu dò.
Bởi vậy, việc lựa chọn đúng loại đầu dò rất quan trọng. Nếu yêu cầu về việc đo độ dẫn của bạn đòi hỏi sự chuyên nghiệp, nâng cao và cần một đầu dò để làm việc với các thiết bị công nghiệp thì nên lựa chọn các đầu dò dạng cảm ứng, có thể chịu được sự khắc nghiệt và khả năng kháng hóa chất cao hơn, hữu ích hơn trong các ứng dụng công nghiệp.
7. Không thực hiện bù nhiệt cho các phép đo độ dẫn
Khi nhiệt độ tăng dẫn đến các ion trong dung dịch sẽ di chuyển nhanh hơn, điều này làm độ dẫn điện của nước, các dung dịch lỏng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Do vậy, việc thực hiện bù nhiệt khi thực hiện phép đo để đảm bảo phép đo phù hợp trong phạm vi nhiệt độ là việc cần thiết để giảm thiểu sai số đo, đảm bảo độ chính xác của kết quả. Đừng quên bù nhiệt để đảm bảo kết quả đo chính xác.
Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách phòng tránh, khắc phục khi sử dụng các máy đo EC. Hãy ghi nhớ và lưu ý khi thực hiện đo độ dẫn với các thiết bị này để đảm bảo kết quả đo chính xác, đạt hiệu quả đo tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết các sẩn phẩm trên trang maydochuyendung.com của chúng tôi. Nếu cần tư vấn về các máy đo EC hay các dòng máy kiểm tra nước khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. HOTLINE/ZALO: HN: 0904.810.817 - HCM: 0979.244.335