Độ pH thích hợp cho cây sầu riêng là bao nhiêu?

15:01 16/04/2021
Sầu riêng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao nhưng không phải loại đất nào cũng thích hợp để trồng. Mỗi loại đất đều có những tiêu chuẩn về độ pH. Vậy độ pH đất thích hợp cho cây sầu riêng là bao nhiêu?

Sầu riêng là loại cây yêu cầu cao về chỉ số pH và dinh dưỡng cho đất trong từng giai đoạn. Hai yếu tố quan trọng này sẽ quyết định để khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa và kết trái của cây.

Độ pH thích hợp cho cây sầu riêng

Sầu riêng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia về trồng cây công nghiệp cho biết: Đất trồng sầu riêng có độ pH lý tưởng nhất rơi vào khoảng 6 – 6,5, một số vùng có độ pH từ 5 – 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.

Độ pH thích hợp cho cây cầu riêng

Độ pH thích hợp cho cây cầu riêng

Theo kết quả thực tế cho thấy: đất ven sông tiền, sông Hậu là những vùng đất thích hợp nhất để trồng sầu riêng. Tuy nhiên để tránh hiện tượng ngập úng, bà con tại những khu vực này nên chú ý bồi đất, đắp ụ. Ngoài ra, cũng nên đảm bảo không có hiện tượng khô hạn vào thời điểm sầu riêng ra hoa.

Ngoài ra, những khu vực như Bảo Lộc, Di Linh của tỉnh Lâm Đồng cũng khá thích hợp đều trồng sầu riêng.

Đất cát không thích hợp để trồng sầu riêng do chúng thoát nước nhanh trong khi đó, sầu riêng là loại cây cần được giữ ẩm khi ở thời kì cây con. Ngoài ra, đất nghèo dinh dưỡng cũng khó có thể đảm bảo tốt cho sự phát triển của cây.

Ngoài ra, đất sét nặng cũng khó có thể trồng sầu riêng do chúng thoát nước kém dẫn đến hiện tượng dễ bị thối do nấm bệnh khi ngập úng.
Chính vì thế, trước khi quyết định trồng sầu riêng, bà con nên tiến hành kiểm tra xem đất có độ PH bằng dụng cụ đo pH đất để xác định xem đất có phù hợp để trồng sầu riêng hay không. Bởi loại cây này không phải đất nào cũng có thể trồng và ra hoa, kết trái tốt.

Sử dụng máy đo pH DM15 để kiểm tra pH đất trồng sầu riêng

Sử dụng máy đo pH DM15 để kiểm tra pH đất trồng sầu riêng

Bà con có thể tham khảo một số máy đo pH đo độ pH của đất như: Máy đo PH DM15, máy đo pH đất Milwaukee MW101,…

Khi xác định được chỉ số pH đất, bà con sẽ rút ngắn thời gian trong việc chăm sóc sầu riêng cũng như mang lại năng suất trồng sầu riêng tốt như mong muốn.

Dinh dưỡng cho cây sầu riêng – bí kíp thu hàng trăm triệu/năm

Khi đã có được tiêu chuẩn pH đất cho cây sầu riêng và điều kiện khí hậu thuận lợi thì dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong từng giai đoan phát triển bà con cũng nên chú ý.

Giai đoạn chuẩn bi đất trồng

Chuẩn bị đất trồng là giai đoạn quan trọng trong quá trình trồng sầu riêng. Trước khi đưa cây con xuống vườn, bà con nên cải tạo đất trồng bằng cách sử dụng bón vôi kết hợp với phân trùn quế. Nó không chỉ cung cấp dưỡng chất calci cho cây mà còn có tác dụng khử độc để nâng pH đất.

Trước khi đưa cây con xuống vườn, bà con nên cải tạo đất bằng cách bón vôi

Trước khi đưa cây con xuống vườn, bà con nên cải tạo đất bằng cách bón vôi

Cách làm trên không chỉ ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ. Ngoài ra, nó còn cung cấp Ca cho cây hút. Khi pH đất cho sầu riêng được cải thiện, chất độc sẽ giảm, bộ rễ có cơ hội để phát triển kéo theo khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ tăng, giúp cây khỏe mạnh.

Đây là giải đoạn chuẩn bị đưa cây sầu riêng vào đất đã chuẩn bị để trồng, bà con có thể tham khảo một số phương pháp chuẩn bị chất dinh dưỡng cho cây như sau:

Trước 15 đến 30 ngày, bà con dùng khoảng 2-3 kg phân hữu cơ vi sinh trộn vào đất ở trong hố và lấp lại.

Trước khi bón phân hữu có đã chuẩn bị ở trên (trước 10-20 ngày), bà con nên dùng vôi rải lên khu vực đất trồng sầu riêng ở phòng tránh nấm bệnh. Tuyệt đối không được sử dụng vôi và phân hữu cơ cùng thời điểm bởi vôi sẽ làm giảm số vi sinh vật có lợi trong phân.

Giai đoạn cây con

Trong thời gian từ 1-3 năm tuổi của cây, bà con nên bổ sung thêm lượng đảm nhằm kích thích quá trình tạo cành và nhánh của sầu riêng.

Dinh dưỡng cho cây sầu riêng

Bà con có thể sử dụng hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm được trộn phải cao hơn hàm lượng lân và kali. Bà con có thể tham khảo cách bón sau:

  • Năm 1: NPK 2-2-1
  • Năm 2 và năm 3: NPK 2-1-1 hoặc 3-1-1 tùy theo tình trạng cây và đất trồng mà điều chỉnh cho thích hợp:

Nếu thiếu đạm: Lá cây sầu riêng có màu xanh vàng hoặc xanh nõn chuối. Ngược lại khi thừa đạm, thân và lá có màu xanh đậm sẽ khiến sâu bệnh dễ tấn công, cây đậu quả ít và dễ rụng quả.

Giai đoạn ra hoa và kết quả

Đây là giai đoạn mà cây sầu riêng cần nhiều kali để khích thích quá trình đậu và phát triển trái sầu riêng.

Tỷ lệ phân bón, bà con có thể tham khảo như sau:

  • Giai đoạn đón hoa: Trước đó khoảng 30-40 ngày, bà con bón theo tỷ lệ NPK 10-50-17 với lượng 2-3kg/cây. Bà con có thể kết hợp với phân hữu cơ vi sinh từ 3-4kg/gốc cây.
  • Giai đoạn hình thành nụ hoa: NPK 20-20-20 với liều lượng 2-3kg/cây kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh cho cây.
  • Giai đoạn bắt đầu ra quả: Quả có đường kính 10-15 cm dùng NPK 12-12-17 với lượng 2-3 kg/cây.
  • Trước khi quả chín: Trước khi khoảng 30 ngày, bà con bón với tỉ lệ NPK 16-16-8 liều lượng 2-3kg/cây.

Giai đoạn sau thu hoạch

Sau một vụ thu hoạch, bà con cũng nên chuẩn bị chất dinh dưỡng cho đất trong vụ mùa năm sau, với kế hoạch bón phân:

  • Phân bón vô cơ: NPK 18-11-5 với lượng từ 2-3kg/cây. Tại thời điểm này, bà con nên giảm lượng kali và tăng hàm lượng đạm giúp cây phục hồi nhanh chóng.
  • Phân bón hữu cơ: Bà con bón theo hàm lượng 4-5kg/gốc

Trên đây là yêu cầu tiêu chuẩn về chỉ số pH đất trồng sầu riêng cũng như lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trong từng giai đoạn. Những kiến thức mà Maydochuyendung vừa chia sẻ sẽ giúp bà con có thêm kĩ thuật trồng sầu riêng đảm bảo những mùa thu hoạch bội thu. Nếu có nhu cầu mua máy đo pH cầm tay, bạn có thể liên hệ đến Hotline 0904810817 để được tư vấn sản phẩm nhé.

Tags:
Tin liên quan
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?

Độ mặn chính là một trong những yếu tố quan trọng trong nguồn nước, đặc biệt là nước sinh hoạt của con người và nước dùng để tưới các loại cây. Chúng tôi chia sẻ đến bạn cách xác định độ mặn trong nước sinh hoạt và nước tưới cây để bạn có thể chủ động kiểm soát nguồn nước, chất lượng nước.

Hướng dẫn sử dụng bút đo pH để đo độ pH của đấtHướng dẫn sử dụng bút đo pH để đo độ pH của đất

Bút đo pH không có đầu dò chuyên dụng để đo pH đất thì có đo được độ pH của đất không? - Hoàn toàn có thể ạ. Đọc những chia sẻ dưới đây để biết cách đo pH của đất chỉ với một chiếc bút đo pH thông thường nhé!

Biện pháp cải tạo đất chua, đất kiềm nhanh và hiệu quảBiện pháp cải tạo đất chua, đất kiềm nhanh và hiệu quả

Đo pH đất là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua trước khi quyết định loại cây trồng cũng như trong qua trình chăm sóc cây. Đo pH đất còn là cách thức để bà con tìm ra những phương pháp cải tạo đất sao cho phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước và đấtCác yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước và đất

Độ pH của đất là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc đo độ pH của đất, kiểm soát chúng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất. Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp bạn có những biện pháp xử lý và cải tạo phù hợp hơn đấy!

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message