Xem nhanh
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Hàng ngày, chúng ta đưa vào cơ thể một lượng nước nhất định. Thế nhưng liệu chúng ta có chắc chắn rằng, nguồn nước đó sạch và an toàn cho sức khỏe? Vậy đâu là các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sinh hoạt?
Chỉ tiêu vật lý - Tiêu chí đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
Chỉ tiêu vật lý để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt bao gồm: Màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện,….Hãy cùng maydochuyendung.com tìm hiểu chuẩn nước sinh hoạt trong từng chỉ tiêu để thấy rõ hơn các yêu cầu về chất lượng nước.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
Màu sắc của nước
Màu sắc của nước được quyết định bởi các yếu tố như: chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ,…Để xác định màu sắc của nước, người ta dùng phương pháp so sánh màu với các dung dịch khác.
Nếu nguồn nước sinh hoạt có màu do hợp chất hữu cơ thì việc sử dụng clo có thể tạo ra chất mới trihalomethane có khả năng gây ra ung thư cho người sử dụng.
Mùi vị của nước
Nước có mùi khác lạ so với bình thường là do những khí như H2S, NH3… và các chất hữu cơ, hay vô cơ và ion khác như Cu2+, Fe3+.
Người ta có thể sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính, hay dùng clo…để xử lý mùi vị trong nước.
Độ đục của nước sinh hoạt
Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do các chất cặn bã, hạt rắn trong nước. Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh. Tiêu chuẩn độ đục trong nước sinh hoạt không được phép dưới 5NTU
Để xác định độ đục trong nước sinh hoạt, người ta thường hay sử dụng máy đo độ đục của nước. Sản phẩm được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, tính linh hoạt cao nên rất tiện lợi cho người sử dụng.
Bạn có thể tham khảo một số máy đo độ đục của nước như: Máy đo độ đục di động TB01, Hanna HI88703,...Ngoài đo độ đục của nước sinh hoạt, bạn có thể sử dụng để đo độ đục của nước trong bể bơi, nước trong nuôi trồng thủy sản,…
Tổng chất rắn hòa tan trong nước sinh hoạt
Chất rắn trong nước bao gồm những hợp chất tan, hoặc không tan. Bao gồm các chất hữu cơ và chất vô cơ.
Theo khuyến cáo thì tổng chất rắn hòa tan trong nước TDS phù hợp nhất tối đa là 500mg/L. Có nhiều nguồn cung cấp nước vượt quá mức này, khi mức TDS vượt quá 1000mg/L, được cho là không tốt cho sức khỏe của con người.
Để có thể xác định tổng chất rắn hòa tan trong nước, cách nhanh nhất và chính xác nhất, bạn nên sử dụng máy đo nước TDS.
Một số máy đo TDS giá rẻ được nhiều người sử dụng như:TDS-01,TDS-04,...Bạn có thể tham khảo và đặt mua để kiểm tra chất lượng nước trong sinh hoạt nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Độ dẫn điện EC trong nước sinh hoạt
Sự có mặt của các ion trong nước là nguyên nhân gây nên sự dẫn điện của nước sinh hoạt. Các ion này thông thường là các muối của kim loại như KCl, NaCl, SO2-4, PO-4, NO-3…Sự chuyển động của các ion này sẽ tạo ra một dòng điện hay còn được gọi với tên sự dẫn truyền ion.
Độ dẫn điện EC trong nước sinh hoạt
Độ dẫn điện của nước sinh hoạt nên duy trì ở mức 0.005 – 0.05S/m. Để xác định chỉ số này, bạn có thể dùng đến bút đo EC. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, bạn nên tìm mua máy đo TDS có cả chức năng đo EC như: Hanna HI98312, Hanna HI98311,...
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nhờ vào chỉ tiêu hóa học
Ngoài các chỉ tiêu vật lý, người ta đánh giá chất lượng nước sinh hoạt còn thông qua các yếu như: độ PH trong nước, độ cứng của nước, hàm lượng oxy hòa tan DO, các hợp chất hữu cơ,…..
Độ cứng của nước
Nước cứng thường gây nên hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi nhưng nó không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị. Nước sinh hoạt phải có độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l.
Phương pháp đo độ cứng của nước sinh hoạt tốt nhất là sử dụng máy đo độ cứng của nước. Ưu điểm của phương pháp này là đo nhanh, kết quả chính xác tuyệt đối.
Bạn có thể tham khảo máy đo độ cứng bán chạy như: Hanna HI96720, Hanna HI97735,...
Độ pH trong nước sinh hoạt
Độ PH trong nước sinh hoạt lý tưởng nhất rơi vào khoảng từ là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5. Độ PH trong nước sinh hoạt cao có thể làm hỏng men răng.
Độ pH trong nước sinh hoạt
Xác định độ PH trong nước sinh hoạt, người ta có thể sử dụng quỳ tím. Mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng kết quả chỉ mang tính tương đối và thực hiện lâu. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra máy đo độ PH khắc phục được các hạn chế đó và mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho người sử dụng.
Một số máy đo PH giá rẻ bán chạy hiện nay như: P-2S,bút đo pH có ATC P-4,...bạn có thể tham khảo.
Hàm lượng oxy hòa tan
Oxy hòa tan là yếu tố thủy hóa quan trọng để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Hàm lượng oxy trong nước cao là do nhiều rong tảo, nếu thấp là vì nước có nhiều chất hữu cơ. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước nên duy trì ở mức 0,1 mg/l - 0,2 mg/l.
Để đo lượng oxy hòa tan trong nước, người ta sử dụng phương pháp hóa học và máy đo oxy hòa tan cầm tay.
Hy vọng với những thông tin mà maydochuyendung.com chia sẻ về các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sinh hoạt sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin kiểm tra chỉ các chỉ số trong nước. Hiện nay, maydochuyendung.com đang phân phối và nhập khẩu thiết bị kiểm tra nước sạch, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua thiết bị phù hợp nhé.