Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy sống hay chết chuẩn xác nhất

13:54 23/12/2022
Ngoài quan tâm đến cách đấu dây motor 3 pha, người ta còn băn khoăn về cách kiểm tra motor 3 pha sống hay chết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và có hướng xử lý tốt nhất.

Motor 3 pha ngày càng phổ biến hiện nay bởi nó mang đến nhiều ưu điểm như công suất hoạt động lớn, tiết kiệm dây dẫn và cấu tạo khá đơn giản. Cách đấu dây cho motor 3 pha là công việc quan trọng bởi nếu sai sẽ khiến cháy động cơ.

Nguyên nhân motor 3 pha bị cháy

Motor 3 pha bị cháy là hiện tượng thường gặp, sau đây là các nguyên nhân bạn cần biết:

Thứ nhất, Motor điện bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào động cơ bị mất đi 1 pha. Điều này khiến 2 pha còn lại hoạt động quá tải gây nhiệt cục bộ dẫn tới cháy hỏng. Nguyên nhân gây mấy 1 pha được lý giải là do cầu chì đứt, cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong khởi động từ của động cơ điện…

Thứ hai, Motor 1 hay 3 pha bị cháy có thể là do quá dòng vì sử dụng nguồn điện áp không ổn định. Việc điện áp quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cường độ dòng điện tăng cao gây cháy động cơ.

Thứ ba, động cơ không giải nhiệt được khi thường xuyên hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao.

Thứ tư, motor 3 pha hoạt động quá tải kéo dài khiến các bộ phận như cầu chì, rơ le nhiệt hay rơ le quá dòng không có khả năng bảo vệ, dẫn đến nóng động cơ gây cháy.

Motor máy nén khí bị cháy

Motor 3 pha của máy nén khí bị cháy.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, motor 3 pha bị cháy còn có thể do bị hỏng gối trục phát nóng, motor thiếu mỡ bò hay nhớt bôi trờn. Ngoài ra, bụi bặm, hơi nước hay hóa chất thẩm thấu lâu ngày cũng gây ảnh hưởng đến động cơ.

Cách đo kiểm tra motor 3 pha sống hay chết

Kiểm tra cầu chì của motor: Điện áp không ổn định hoặc quá tải sẽ làm cầu chì motor đứt. Do đó, khi motor cháy, hãy kiểm tra cầu chì. Nếu có dấu hiệu hỏng, cháy hãy thay mới để motor hoạt động bình thường.

Kiểm tra nguồn điện: Tiến hành kiểm tra dây dẫn hoặc phích cắm có bị hở, đứt hay không và tiến hành thay thế kịp thời. Nếu dây cắm lỏng, cắm lại để tăng độ tiếp xúc bề mặt giúp motor hoạt động tốt hơn.

Dòng điện không ổn định: Dòng điện quá cao hoặc thấp sẽ khiến motor hoạt động không ổn định gây hư hỏng. Sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng hoặc ampe kìm và chọn chức năng đo dòng để xác định liệu motor có hoạt động ổn định hay không.

Sử dụng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng kiểm tra dòng điện động cơ

Sử dụng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng kiểm tra dòng động cơ.

Kiểm tra chổi than: Với motor sử dụng chổi than, hãy tiến hành kiểm tra hoạt động của chổi than xem nó có hoạt động không, bị ăn mòn hay hư hỏng không. Nếu chổi than không hoạt động, thay thế bằng chổi mới.

Có thể bạn quan tâm:

Cách đấu dây motor 3 pha chính xác

Thông thường, để đấu dây motor 3 pha 6 đầu ra, người ta sử dụng 2 cách là đấu hình sao và đấu hình tam giác. Lựa chọn đấu hình sao hay tam giác sẽ phụ thuộc vào đó là loại động cơ gì và điện áp lưới điện của thiết bị ra sao.

Cách đấu hình tam giác

Motor 3 pha đấu theo hình tam giác khi nó có thông số động cơ là 220V/380V và thông số điện áp ở mức 110V/220V. Loại dậy điện sử dụng để đấu theo hình tam giác nhằm phù hợp với thông số điện áp của motor sẽ nằm ở mức 220V (thấp nhất) và điện áp của lưới điện cao nhất là 220V. Bạn có thể tham khảo cách đấu dây động cơ 3 pha theo hình tam giác dưới đây.

Cách đấu hình tam giác cho motor 3 pha

Cách đấu hình tam giác cho motor 3 pha.

Cách đấu hình sao

Với motor 3 pha có công suất lớn 220V/380V và điện áp lười điện 220V/380V người ta thường sử dụng phương pháp đấu hình sao. Ở cách đấu này, nó phù hợp với điện áp thấp nhất của motor là 220V và điện áp cao nhất của lưới điện là 380V.

Cách đấu dây motor 3 pha 3 dây và 4 dây

Cách đấu dây motor 3 pha 3 dây và 4 dây.

Trên đây là cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy và hướng xử lý phù hợp. Hi vọng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Tags:
Tin liên quan
Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha là gì?Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha, 3 pha là gì?

Điện 1 pha là gì? Điện 1 pha, 3 pha sử dụng cho gia đình hay sản xuất công nghiệp... Dưới đây là so sánh sự khác nhau giữa các loại điện để bạn hiểu kỹ hơn từ đó sử dụng hợp lý.

Hướng dẫn thực hiện 3 chức năng cơ bản trên đồng hồ vạn năngHướng dẫn thực hiện 3 chức năng cơ bản trên đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng mang đến cho người dùng nhiều chức năng đo khác nhau như dòng điện, điện áp hay tính liên tục. Nếu bạn đang lúng túng trong cách thực hiện, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết.

Hướng dẫn đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng chi tiếtHướng dẫn đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

Đo điện trở với đồng hồ vạn năng không quá khó nhưng đòi hỏi người dùng phải nắm rõ kỹ thuật, thao tác

Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kimCách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kim

Đo điện trở là công việc thường gặp đối với những ai đang làm trong ngành điện, điện tử. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số và vạn năng kim nhanh chóng nhất.

Cách sử dụng ampe kìm đo dòng điện, điện áp chi tiếtCách sử dụng ampe kìm đo dòng điện, điện áp chi tiết

Ampe kìm là dụng cụ đo có khả năng đo đa dạng chức năng như đo điện áp, đo dòng... Máy đo chuyên dụng hướng dẫn cách sử dụng ampe kìm đo dòng, đo điện áp đơn giản, dễ thực hiện

Hướng dẫn đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìmHướng dẫn đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìm

Nhờ những ưu điểm nổi bật như tiết kiệm, an toàn… điện 3 pha được ứng dụng phổ biến hiện nay. Sử dụng ampe kìm đo dòng điện 3 pha được xem là giải pháp số 1, nó đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message