Xem nhanh
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện trong nhà máy là công việc thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo an toàn, tránh gián đoạn dây truyền. Sử dụng các thiết bị kiểm tra điện như đồng hồ ampe kìm, đồng hồ vạn năng.... giúp khắc phục sự cố tốt nhất.
Sự cố thường gặp trong hệ thống điện nhà máy
- Bị chập, cháy, nóng hệ thống
- Nguồn điện không ổn định, điện áp quá cao hoặc quá thấp
- Trạm biến áp bị quá tải
- Dòng điện bị rò rỉ
- Động cơ nóng, chạy không ổn định
- Role, cầu chì, bộ điều khiến cảm biến bị hỏng
Người kỹ sư cần làm gì khi gặp sự cố hệ thống điện?
Bước 1: Nhanh chóng xác định vị trí và nguyên nhân sự cố. Có thể chẩn đoán thông qua mắt thường, tai nghe hoặc dùng thiết bị kiểm tra điện chuyên dung để đảm bảo an toàn.
Bước 2:Lên phương án sửa chữa, khắc phục và thay thế. Đồng thời chuẩn bị các trang thiết bị thích hợp.
Bước 3: Cách ly hoặc dừng toàn bộ hoạt động của nhà máy để xử lý, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Bước 4:Chạy thử nghiệm để đảm bảo hoạt động tốt.
Bước 5:Cho chạy lại bình thường, ghi chép hồ sơ và nhật ký sữa chữa.
Lưu ý: Tập trung xử lý để đảm bảo an toàn cho người và máy móc trong quá trình làm việc.
Thiết bị đo sử dụng chuẩn đoán và khắc phục sự cố nhà máy
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số các dụng cụ sau để tiến hành chuẩn đoán và khắc phục sự cố nhà máy:
Sào thử điện: dùng đo kiểm tra điện cao thế, đường dây và trạm biến áp.
Ampe kìm: Với chức năng đo đa dạng mà nó mang lại, ampe kìm được nhiều kỹ sư điện lựa chọn. Trrong xử lý hệ thống điện nhà máy, nó có vai trò đo điện động lực.
Camera nhiệt: Thiết bị này dùng để kiếm tra phát nóng bất thường của động cơ và hệ thống điện.
Máy đo điện trở cách điện:Sản phẩm được sử dụng để kiểm tra cách điện của các thiết bị điện, động cơ…
Đồng hồ đo thứ tự pha:Dùng để các định thứ tự pha, giúp lắp đặt động cơ có chiều quay đúng hướng.
Máy nội soi công nghiệp: Sử dụng để quan sát các chi tiết khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Máy đo độ rung:Dùng để đo độ rung động của động cơ và máy phát điện.
Bên cạnh đó, trong mục đích sửa chữa điện chuyên nghiệp sẽ cần đến rất nhiều các loại thiết bị khác như máy đo điện trở đất, máy đo tốc độ động cơ, bộ dụng cụ cơ khí dùng cho tháo lắp…
Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố
Nóng hệ thống điện và thiết bị điện
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do quá tải, mất cân bằng xa, ngắn mạch hoặc động cơ bị kẹt, mối nối điện không tốt… Để khắc phục, bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Dò tìm điểm gây nóng trong hệ thống
Để dò tìm, hãy sử dụng đến camera đo nhiệt để quét và kiểm tra các điểm bất thường. Các vị trí cần quét như tủ điện, trạm biến áp, động cơ…
Thiết bị sẽ hiển thị hình ảnh, bạn có thể dễ dàng quan sát hơn, điều này giúp đảm bảo an toàn.
Bước 2: Tìm nguyên nhân dẫn đến sự cố điện động lực
Sau khi phát hiện điểm gây nỏng bất thường, hãy dùng đồng hồ vạn năng, ampe kìm để đo điện và máy đo công suất (đo sóng hài, quá tải, lệch pha…) từ đó xác định nguyên nhân gây nóng.
Bước 3: Khắc phục sự cố
Nguyên nhân do quá tải: Ngoài làm cho hiệu suất cảa thiết bị làm việc bị kém còn có thể gây đến sự cố cháy nổ nguy hiểm và tổn hao điện năng lớn…
Dùng camera ảnh nhiệt và ampe kìm hoặc máy phân tích công suất đo để thấy dòng quá tải bất thường không? Nếu cần phải kiểm tra lại tải, dây dẫn.
Nguyên nhân do lệch pha: Lệch pha ngoài phân bố tải không đều còn làm cho hiệu suất và tuổi thọ làm việc của biến áp tổng và động cơ giảm đi nhiều…
Dùng camera ảnh nhiệt và ampe kìm hoặc máy phân tích công suất đo xem bị lệch pha hay không, lệch bao nhiêu? Nếu có cần kiểm tra lại tải và phân bố lại nguồn điện.
Nguyên nhân do sóng hài: Dùng máy phân tích công suất để kiểm tra có sóng hài hay không, có nằm trong phạm vi cho phép không? Thông thường sóng hài được tạo ra chủ yếu từ các thiết bị như biến tần, bộ điều khiển công suất thysistor, triac. Sóng hài lớn sẽ làm nhiễu các thiết bị điện tử trong nhà máy và làm cho máy biến áp tổng bị nóng, hiệu suất giảm. Cách khắc phục là lắp các bộ lọc hài.
Nguyên nhân gây chập, dò, giật điện
Việc không đảm bảo tiếp đất và cách điện có thể gây nên tình trạng chập, hở gây giật điện. Đảm bảo khắc phục sự cố bằng các bước sau:
Bước 1: Kỹ sư điện cần kiểm tra có bị hở điện hay không bằng mắt thường hoặc bút thử điện.
Bước 2: Sử dụng thiết bị đo dòng rò để xác định có dòng rò ở từng lộ điện hay không và ở vị trí nào?
Bước 3:Kiểm tra lại hệ thống tiếp địa, nối đất và cọc tiếp địa có đảm bảo không?
Bước 4: Trong trường hợp thiết bị điện hoạt động lâu ngày bị lão hóa, ẩm ướt hay bám bụi sinh dò điện, hãy kiểm tra thêm cách điện của các thiết bị có nguy cơ cao bị dò rỉ điện năng như động cơ, biến áp, điện trở nhiệt…
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các nguyên nhân hư hỏng khác đòi hỏi cần khắc phục kịp thời như hư hỏng cuộn dây, cầu chì ống, cháy hỏng các tiếp điểm chính tĩnh, động… Nếu không thể tự khắc phục, bạn có thể nhờ đến các chuyên viên kỹ thuật tay nghề cao để đảm bảo an toàn.
Sử dụng thiết bị kiểm tra điện như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, máy đo điện trở cách điện… là cần thiết nhằm khắc phục, xử lý sự cố điện. Maydochuyendung.com cung cấp đa dạng các sản phẩm, đảm bảo chính hãng với mức giá ưu đãi nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá.