Ý nghĩa của các loại ký hiệu van thủy lực, van khí nén chi tiết

11:29 19/04/2023
Hiểu biết rõ về các ký hiệu van thủy lực sẽ giúp quý khách có thể dễ dàng đọc hiểu hay thiết kế sơ đồ hệ thống thủy lực làm việc hiệu quả. Cùng Máy đo chuyên dụng tìm hiểu kỹ về các ký hiệu này nhé!

Nắm rõ ký hiệu van thủy lực sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đọc hiểu cũng như thiết kế, vẽ một sơ đồ hệ thống thủy lực nhanh chóng và làm việc hiệu quả hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về từng loại ký hiệu của van thủy lực ngay dưới đây nhé!

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van thủy lực. Tuy nhiên trong bài viết này, Máy đo chuyên dụng sẽ chỉ giới thiệu các ký hiệu các loại van thủy lực thông dụng nhất trong các bản vẽ hệ thống thủy lực. Bao gồm:

Ký hiệu van 1 chiều

Trong một hệ thống thủy lực, chúng ta bắt gặp thường xuyên nhất đó là các loại van thủy lực 1 chiều. Nó có thể được lắp ở nhiều vị trí khác nhau trên ống dẫn. Thực hiện chức năng của nó là cho chất lỏng chảy theo một chiều duy nhất. Ngăn chặn dòng chảy ngược lại. Điều này giúp cho hệ thống và bơm thủy lực tránh gặp các sự cố như quá tải, chống trôi tụt xilanh nếu trọng tải quá lớn. 

Một số loại van một chiều có thêm các chức năng phụ khác tùy vào cấu tạo và thiết kế của nó. Như chỉ cho chất lỏng chảy qua khi nó đạt một mức áp suất nhất định. Người ta thường gọi loại van này là van 1 chiều định áp.

Các ký hiệu van thủy lực 1 chiều:

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều 

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều định áp

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều định áp

Ký hiệu van giảm áp

Van giảm áp thuộc nhóm van điều khiển áp suất có chức năng làm giảm áp suất làm việc của thiết bị thủy lực. Có nghĩa là khi lắp van này trong một hệ thống thủy lực thì áp suất ở cửa ra của van luôn nhỏ hơn so với áp suất đi vào. Đây là một giải pháp tiết kiệm cho người dùng để có thể sử dụng được bơm cao áp. Điều này để đảm bảo cho hệ thống vận hành ổn định, cũng như các bộ phận khác trong hệ thống không bị quá tải bới áp suất cao.

Ký hiệu của van giảm áp thủy lực

Ký hiệu của van giảm áp thủy lực

Ký hiệu van an toàn thủy lực

Ngay chính tên van thủy lực cũng đã cho ta thấy chức năng của nó. Loại van này có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống thủy lực luôn làm việc với mức áp suất an toàn, không cho phép vượt quá áp suất định mức. Cụ thể, trong khi vận hành, nếu hệ thống đang chịu một áp suất tăng quá cao và vượt mức quy định thì van an toàn sẽ lập tức mở cửa để dầu chảy về bình chứa và làm mát. Điều này sẽ diễn ra cho đến khi áp suất hạ xuống và về lại mức an toàn. 

Van an toàn trong bản vẽ được quy ước như sau:

Ký hiệu van an toàn trong hệ thống thủy lực

Ký hiệu van an toàn trong hệ thống thủy lực

Lắp van này trên hệ thống nhằm bảo vệ đường ống dẫn dầu cũng như các bộ phận chấp hành khác của hệ thống thủy lực. Đây cũng là một loại van nằm trong nhóm van điều khiển áp suất.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại: Van thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lực

Ký hiệu van tiết lưu

Van tiết lưu là loại van dùng để điều chỉnh lưu lượng của dầu trong hệ thống thủy lực. Nhờ đó mà nó có thể gián tiếp điều chỉnh lại vận tốc vận hành của xi lanh thủy lực hay các thiết bị chấp hành khác. 

Việc tăng hay giảm lưu lượng của chất lỏng thông qua van chính là nhờ vào tiết diện của dòng chảy khi đi qua van. Nếu tiết diện của dòng chảy qua van cảng lớn thì lưu lượng của nó càng lớn và ngược lại. 

Có 3 loại van tiết lưu được ký hiệu như sau:

Ký hiệu van thủy lực tiết lưu 1 chiều

Ký hiệu van thủy lực tiết lưu 1 chiều

Ký hiệu van tiết lưu cố định

Ký hiệu van tiết lưu cố định

Ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh

Ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh

Ký hiệu van đảo chiều

Cùng với van thủy lực 1 chiều, van đảo chiều (hay van phân phối) nằm trong nhóm van thủy lực điều hướng. Có các loại van đảo chiều phổ biến nhất là: 3/2, 4/3, 4/2, 5/3, 5/2.

Van đảo chiều 3/2

Van phân phối 3/2 có 2 vị trí làm việc trái và phải, bao gồm 3 cửa: cửa vào, cửa xả, cửa làm việc. Van 3/2 phù hợp với hệ thống thủy lực sử dụng xi lanh một chiều. 

Ký hiệu van của nó như sau:

Ký hiệu van phân phối 3/2

Ký hiệu van phân phối 3/2

 

Van đảo chiều 4/3

Van 4/3 bao gồm 4 cửa làm việc là: 

  • Cửa T: Cửa xả
  • Cửa P: Cửa vào
  • Cửa A, B: Cửa làm việc

Và có 3 vị trí làm việc: trái, phải, giữa

Van thủy lực 4/3 có ký hiệu như sau:

Ký hiệu van phân phối 4/3

Ký hiệu của van phân phối 4/3

Van phân phối 5/2

Tương tự như van 3/2, van phân phối 5/2 có 2 vị trí làm việc và 5 cửa làm việc: 2 cửa xả, 2 cửa làm việc, 1 cửa vào. Nếu hệ thống của bạn yêu cầu xi lanh làm việc liên tục, tần suất cao thì van 5/2 là sự lựa chọn thích hợp. 

Ký hiệu van phân phối 5/2

Ký hiệu van đảo chiều 5/2

Van phân phối 5/3

Van 5/3 cũng tương tự như van phân phối 4/3 với 3 vị trí làm việc và 5 cửa làm việc: 2 cửa làm việc, 1 cửa vào, 2 cửa xả. Có ký hiệu: 

van phân phối 5/3

Van phân phối 5/3

Ký hiệu van cổng

Van cổng trong tiếng anh Gate Valve, dùng trong các hệ thống thủy lực để cho dòng chảy chất lỏng thẳng và áp lực cao. Có 3 cách để lắp van cổng là: lắp mặt bích, lắp socket, lắp hàn.

Ký hiệu van cổng trong hệ thống thủy lực

Ký hiệu van cổng trong hệ thống thủy lực

Ký hiệu van cầu

Van cầu trong tiếng anh gọi là Globe Valve vì nó có dạng hình cầu và 2 phần thân được ngăn cách ở giữa bằng bộ phận kiểm soát dòng chảy. Nhiệm vụ chính của nó dùng để điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng. Có thể lắp van thủy lực này theo 3 kiểu: lắp bích, lắp hàn và lắp socket.

Ký hiệu của nó là: 

Ký hiệu van cầu trong hệ thống thủy lực

Ký hiệu van cầu trong hệ thống thủy lực

Ký hiệu van bi

Ball Valve là tên tiếng anh của van bi. Loại van này cũng được ứng dụng nhiều trong các hệ thống thủy lực, có thể xoay 90 độ để điều chỉnh chất lỏng đi qua nó. Các loại van bị hiện nay bao gồm: van bi tay gạt, van bi 3 ngã, van bi mặt bích, van bi điều khiển điện, van bi điều khiển khí nén.

Ký hiệu của van bi trong hệ thống thủy lực:

van bi

Ký hiệu van bướm

Van bướm có tên tiếng anh là butterfly valve và có thiết kế dạng hình cánh bướm. Nó dùng để đóng mở và điều chỉnh dòng chảy đi qua nhờ vào đĩa van quay quanh trục với nhiều góc độ khác nhau. Ta có các loại van bướm như: van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển bằng khí, van bướm điều khiển bằng điện…

Hình dưới đây bao gồm 2 cách lắp của van bướm: lắp mặt bích, lắp kiểu hàn.

van bướm thủy lực

Ký hiệu các cách lắp van bướm

Như vậy, maydochuyendung.com vừa chia sẻ đến bạn đọc ký hiệu các loại van thủy lực được dùng nhiều nhất trong các hệ thống thủy lực hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã có thể đọc hay thiết kế các bản vẽ sơ đồ hệ thống thủy lực dễ dàng hơn. 

Nếu như bạn đang cần tìm mua các thiết bị thủy lực: máy uốn thủy lựckìm cắt cápcon đội thủy lực... Truy cập ngay vào danh mục của website để tham khảo đa dạng các sản phẩm chính hãng. Hoặc gọi ngay đến hotline 0904810817 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!

Tags:
Tin liên quan
Van thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lựcVan thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lực

Van thủy lực là gì? Các loại van thủy lực có cấu tạo, nguyên lý làm việc và chức năng như thế nào trong hệ thống khí nén, thủy lực. Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây của maydochuyendung.com!

Cách tính toán và chọn bơm thủy lực phù hợp Cách tính toán và chọn bơm thủy lực phù hợp

Nhiều người khá bối rối khí không biết tính toán chọn bơm thủy lực phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình vì đây là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thủy lực. Đọc bài viết để biết ngay cách tính lưu lượng, áp suất và công suất của bơm thủy lực.

Các ký hiệu phổ biến trong bản vẽ thủy lực, khí nénCác ký hiệu phổ biến trong bản vẽ thủy lực, khí nén

Nắm rõ và hiểu các ký hiệu thủy lực, khí nén là bước đầu quan trọng khi xem các thiết kế và bản vẻ hệ thống thủy lực, khí nén. Điều này sẽ giúp bạn bám sát yêu cầu công việc và vận hành hệ thống tốt hơn.

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa chữaNguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa chữa

Bơm thủy lực mất áp khiến cho xi lanh hay toàn bộ hệ thống thủy lực không còn thể hoạt động ổn định được. Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp, bị yếu từ đâu và cách sửa chữa bơm thủy lực như thế nào? Cùng tìm hiểu!

Bơm thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại bơm thủy lựcBơm thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại bơm thủy lực

Bơm thủy lực được sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực với chức năng chuyển đổi năng lượng. Cụ thể bơm thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý của bơm thủy lực ? Các loại bơm thủy lực hiện nay và ứng dụng? Cùng tìm hiểu ngay!

Thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lựcThủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lực

Thủy lực là nguyên lý được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp hiện nay. Nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Vậy thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực ra sao? Cùng tìm hiểu ngay!

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message