Xem nhanh
Để vận hành chính xác và đạt hiệu quả cao trong công việc, hiểu rõ các ký hiệu thủy lực trong các bản vẽ, thiết kế hệ thống thủy lực là một điều rất quan trọng. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí làm việc hơn. Dưới đây là những quy ước chung cũng như các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ hệ thống thủy lực khí nén.
Quy ước chung về các ký hiệu trong bản vẽ thủy lực
Trong một bản vẽ hệ thống của các thiết bị thủy lực, tất cả các bộ phận, phần tử đều được đại diện bằng những đường nét, ký hiệu và biểu tượng. Đây là các ký hiệu thủy lực khí nén đã được tất cả các hãng sản xuất, giới kỹ thuật công nhận và sử dụng chung trong lĩnh vực. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật ISO của Anh là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất.
Không phải bất kỳ phần tử thủy lực, khí nén nào cũng có biểu tượng riêng. Ví dụ như trong các bộ nguồn thủy lực người ta thường kết hợp chung các biểu tượng để tạo thành một cụm các chi tiết thể hiện nó. Tùy theo mục đích sử dụng mà các kỹ sư sẽ thiết kế hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ví dụ một sơ đồ hệ thống thủy lực
Trên thực tế, kích thước của các phần tử sẽ không giống với ký hiệu của nó. Đồng thời, trên bản vẽ kỹ thuật vị trí hay hướng nhìn của các phần tử thủy lực cũng không được thể hiện rõ.
Có rất nhiều người cho rằng ký hiệu phần tử sẽ thể hiện kích thước của phần tử ở trên thực tế. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta không thể gán kích thước của van 1 chiều vào ký hiệu của nó trên bản vẽ chi tiết mạch thủy lực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể gắn hướng nhìn cho bất kỳ các phần tử nào. Trên bản vẽ kỹ thuật, vị trí của các phần tử trên bản vẽ không thể hiện cụ thể vị trí vật lý của phần tử.
Các ký hiệu thủy lực, khí nén thường dùng
Ký hiệu phần tử điều chỉnh lưu lượng áp suất
Trong các bản vẽ ta thường thấy mũi tên chéo, đây là ký hiệu phần tử điều chỉnh lưu lượng áp suất trong hệ thống thủy lực. Đây là phần tử có giá trị có thể thay đổi được. Phần tử này thường đi cùng với van thủy lực, bơm thủy lực hay van tiết lưu…
Ký hiệu phần tử điều chỉnh lưu lượng áp suất
Xem thêm: Tổng hợp sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực cơ bản cần biết
Ký hiệu xi lanh
Xi lanh là bộ phận chấp hành của hệ thống thủy lực. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc nhận dầu từ thùng chứa và tạo lực đẩy cho piston. Có 3 ký hiệu thường thấy cho xi lanh thủy lực.
- Xi lanh đơn, xi lanh một chiều: loại xi lanh của một cửa vào duy nhất.
- Xi lanh 2 chiều hay xi lanh tác động kép: có 2 đường để cấp dầu.
- Xi lanh có gắn giảm chấn để đáp ứng lưu lượng và tốc độ vận chuyển nhanh.
Ký hiệu đường ống dầu
Ống dẫn dầu thực hiện chức năng như đúng cái tên của nó: định hướng và đưa dầu thủy lực từ thùng chứa đến các bộ phận khác của hệ thống. Ký hiệu đường ống có thể là ống xả, ống hút dầu hoặc ống đẩy. Lưu ý, ký hiệu này không thể hiện áp suất bên trong.
Đường ống hồi dầu thủy lực về bình chứa là các đường thẳng đứt đoạn:
Ký hiệu các loại van thủy lực, khí nén
Có rất nhiều van thủy lực làm việc bên trong một hệ thống thủy lực. Dưới đây là một số loại van thông dụng nhất:
Van phân phối dòng:
- Van 3/2: là loại có 2 vị trí làm việc là trái phải và 3 cửa van: cửa vào, cửa làm việc, cửa xả.
- Van phân phối 4/3: có 3 vị trí làm việc: trái, phải, giữa và 4 cửa làm việc: A, B, cửa T xả, cửa P vào.
- Van 5/2: chuyên dùng cho các hệ thống xi lanh khí, dầu có chuyển động tiến lùi nhanh, liên tục.
Van một chiều:
Đây là loại van bảo vệ bơm khi chỉ có khí, dầu đi theo 1 chiều duy nhất. Van một chiều giúp ngăn việc dầu chảy ngược dòng.
Còn van 1 chiều định áp có thêm 1 lò xo chỉ mở cửa van cho dòng chất đi qua 1 chiều khi áp suất của dòng đạt mức nhất định.
Van tiết lưu:
Van có chức năng điều chỉnh lưu lượng của dòng chất lỏng. Qua đó, người dùng có thể điều chỉnh được vận tốc của ben khí nén, ben dầu. Có 3 loại van như sau:
- Ký hiệu van tiết lưu cố định.
- Van tiết lưu có điều chỉnh
- Van tiết lưu 1 chiều: kết hợp giữa van một chiều và van điều chỉnh lưu lượng.
Xem thêm các loại dụng cụ thủy lực: bơm thủy lực, kìm bấm cos thủy lực, kích thủy lực.
Các loại van khác
- Ký hiệu van giảm áp:
- Ký hiệu van an toàn:
Ký hiệu bơm thủy lực, motor thủy lực
Ký hiệu bơm thủy lực
Bơm thủy lực là thiết bị trung tâm của hệ thống thủy lực. Bộ phận này giúp hút dầu thủy lực từ thùng chứa và tạo lực đẩy qua các ống dẫn để dầu đi đến các bộ phận khác của hệ thống.
Bơm thủy lực có thể vận hành ở cả 2 chế độ thuận nghịch. vì vậy mà bạn cũng có thể gặp ký hiệu của bơm này trong một số bản vẽ:
Ký hiệu động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực giúp tạo nên các chuyển động quay của hệ thống.
Động cơ điện có ký hiệu là:
Động cơ chạy bằng dầu diezen sẽ có ký hiệu:
Ký hiệu bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu giúp giữ lại các chất bẩn, cặn của dầu và trong đường ống như hạt kim loại, sợi ni lông, vụn giấy, đất cát… Bộ phận này giúp cả hệ thống hoạt động ổn định hơn. Ký hiệu của nó là:
Ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng của dầu
Để kiểm soát lưu lượng dầu trong hệ thống, đồng hồ đo lưu lượng là bộ phận quan trọng. Ký hiệu của nó như sau:
Ký hiệu bộ làm mát dầu
Một hệ thống thủy lực nên tránh bị tăng nhiệt độ dầu quá cao. Vì rất dễ làm giảm tuổi thọ của dầu, tăng tốc độ oxi hóa và gây ra cháy nổ. Vì thế bộ làm mát dầu giúp hệ thống làm mát dầu rồi đưa về thùng chứa để tiếp tục chu trình mới.
Bộ làm mát dầu được gồm 2 loại: Két tản nhiệt bằng gió, bộ tản nhiệt bằng nước. Chúng đều được ký hiệu như sau:
Ký hiệu công tắc áp suất
Công tắc áp suất hay người ta còn gọi là rơ le áp suất. Đây là thiết bị chuyển đổi tín hiệu áp suất thành mở hay đang ngắt (ON hoặc OFF) của mạch điện. Ký hiệu của công tắc áp suất như sau:
Xem thêm: Cách chỉnh áp bơm thủy lực đầy đủ, chi tiết nhất
Ký hiệu bộ sấy nhiệt
Bộ sấy nhiệt có chức năng khô khí đã được nén tại các bước trước đó trong chu kỳ. Đây là bộ phận thường có trong một hệ thống khí nén. Giúp loại bỏ hoàn toàn nước hay hơi nước có trong khí. Ký hiệu của bộ sấy nhiệt là:
Hy vọng với bài viết trên đây, maydochuyendung.com đã giúp bạn năm rõ được các ký hiệu thủy lực thường dùng trong một bản vẽ, thiết kế của hệ thống thủy lực.