Xem nhanh
Nguyên nhân và cách khắc phục dội ngược đĩa cắt
Có rất nhiều dạng máy cắt sắt cầm tay hiện nay, nhưng máy cắt kém an toàn nhất chính là máy mài cắt cầm tay (hay còn gọi là máy mài góc). Máy cắt góc có công suất càng lớn, tốc độ càng nhanh thì cần phải cẩn thận và thực hiện đúng quy trình.
Và dội ngược đĩa cắt là một trong những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy mài góc để cắt vật liệu.... Cụ thể, khi cắt kim loại sẽ gặp vật cản thì đĩa cắt sẽ bị kẹt lại. Lúc này, nó sẽ làm cho phụ kiện đang quay bỗng dừng hoạt động, động cơ máy mất điều khiển và đảo chiều quay. Hậu quả dẫn đến máy cắt bị bật ngược lại phía người cầm máy, đây chính là lỗi dội ngược ở đĩa cắt. Lỗi này rất nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn lao động, hỏng động cơ của máy ngay lập tức.
Để khắc phục lỗi này, người dùng cần khảo sát bề mặt vật liệu cắt cần thận, đảm bảo không có vật cản, Khi thao tác làm việc, cần tiến hành từ từ, khi gặp vật cản lập tức giảm lực tay và từ từ đưa lưỡi cắt ra khỏi bề mặt vật liệu.
Với sự phát triển, hiện nay ở một số dòng máy cắt hiện đại như máy cắt Bosch đã được trang bị chức năng/công nghệ KickBack Control, nó sẽ ngăn chặn lỗi này xảy ra tối đa nhất. Bằng cách khi lưỡi cắt gặp vật cản, động cơ máy sẽ dừng hoạt động, cần gạt công tắc trả về vị trí ban đầu. Đảm bảo an toàn lao động và không để xảy ra dội ngược đĩa cắt.
Tham khảo: Máy mài góc nhỏ Bosch GWS 18-125 L có chức năng chống dội ngược đĩa cắt.
Máy mài góc là cắt kim loại kém an toàn nhất trong tất cả các dòng máy cắt cầm tay
Để hiểu rõ hơn về KickBack Control, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Chế độ chặn lực phản hồi ở máy mài góc Bosch là gì?
- Các tính năng an toàn ở máy mài góc Bosch bạn nên biết?
- Ý nghĩa của công nghệ Kickback control ở máy mài thẳng Bosch
Nguyên nhân và cách khắc phục kẹt đĩa cắt
Lỗi dội ngược và kẹt đĩa cắt thường có sự liên quan đến nhau, chúng đều là các lỗi sẽ gặp phải với phụ kiện cắt khi bạn tiến hành làm việc. Với lỗi kẹt đĩa cắt sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến hơn:
A. Nguyên nhân kẹt đĩa mài
1. Vặn đĩa cắt quá chặt: Nếu vặn đĩa cắt quá chặt hoặc trong quá trình làm việc chúng bị vấp, bị mẻ nên gây kẹt, ảnh hưởng đến công việc của bạn.
2. Kẹt đĩa do ngắt điện đột ngột:
Đây là yếu tố ngoại cảnh tác động đến hoạt động làm việc của người dùng và máy cắt. Lỗi này người dùng rất khó tránh khỏi, bởi nếu bạn dùng máy sử dụng nguồn điện trực tiếp, rất khó để bạn biết nguồn điện có thể cắt lúc nào.
Đơn giản bạn chỉ có thể cho máy làm việc ở những khu vực có nguồn điện ổn định. Tránh hiện tượng mất điện máy dừng đột ngột, hạn chế tối đa hiện tượng dội ngược, vỡ đĩa, hỏng máy hay mất an toàn lao động cho người dùng.
3. Dùng đĩa không phù hợp với vật liệu cắt:
Đây là lỗi rất rất phổ biến, nếu bạn dùng một đĩa có độ cứng và khả năng cắt tốt hơn bề mặt vật liệu sẽ không xảy ra kẹt đĩa. Còn trong trường hợp bạn để máy cắt dùng đĩa cắt không hợp, cắt bề mặt vật liệu cứng hơn, rất dễ khiến máy dội ngược lại phía tay cầm hoặc đi vào vật liệu sẽ kẹt đĩa cắt.
Để hạn chế hiện tượng này, đầu tiên bạn cần chọn phụ kiện lưỡi cắt phù hợp, xem xét kỹ đến các công thống số kỹ thuật cắt của lưỡi có phù hợp với bề mặt vật liệu không.
Cần tuân thủ nguyên tắc khi dùng máy mài góc để cắt góc
Thêm vào đó, bạn cần chọn loại máy cắt phù hợp. Dù máy cắt có thể hoạt động đa năng bạn cũng không nên sử dụng trái với khuyến cáo của nhà sản xuất. Ví dụ, bạn muốn cắt sắt hãy chọn lưỡi cắt và loại máy cắt có khả năng cắt sắt như: máy cắt sắt cầm tay, máy cắt rung, máy mài góc.
4. Dùng lực quá mạnh lên lưỡi cắt
Lực của người dùng tác động lên máy cắt và lưỡi cắt là yếu tố vô cùng quan trọng để bổ trợ cho hoạt động của máy cắt. Bạn cần sử dụng lực phù hợp, ví dụ nếu cắt bề mặt bền chỉ cần dùng ít lực, lực nhẹ, nhịp nhàng.
Còn bạn dùng máy cắt sắt Bosch hay máy cắt gạch, đá bê tông mới cần dùng đến lượng lực lớn. Dù bạn dùng với mức lực nào cũng cần lưu ý, làm việc nhịp nhàng, tốc độ ổn định. Không được vội vàng hoặc để máy di chuyển quá chậm.
B. Cách tháo lưỡi máy cắt cầm tay bị kẹt
Bạn biết rằng, những chìa khóa hoặc dụng cụ để tháo lắp đĩa cắt hay thậm chí là đĩa mài trên máy mài Bosch chính hãng cũng vậy, lực vặn của chúng không nhiều, rất khó để có thể tháo được đĩa cắt ra đặc biệt là khi chúng đã bị kẹt, chính vì vậy việc bạn cần làm là tạo ra 1 loại dụng cụ thích ứng cho việc tháo này.
Đối với máy cắt Bosch, vượt trội hơn hẳn những dòng máy cắt giá rẻ khác là bạn có thể sử dụng cờ lê 12 để vặn đĩa cắt ra 1 cách dễ dàng.
Để tháo đĩa cắt bằng cờ lê 12, bạn sẽ dùng cơ lê để hãm trục của máy cắt lại, sau đó sử dụng kìm chết để cố định đai vặn của đá mài. Để máy lên 1 mặt phẳng, giữ chặt máy rồi vặn cờ lê theo chiều kim đồng hồ là được, đĩa cắt đã được tháo ra 1 cách dễ dàng, đơn giản.
C. Cách làm dụng cụ tháo đĩa cắt
Tuy nhiên, có nhiều loại máy cắt Bosch, như máy cắt sắt, máy cắt gạch đá... việc tháo đĩa cắt sẽ khó khăn hơn 1 chút. Bởi bạn không thể sử dụng cờ lê 12 hoặc 14 được, vì khoảng cách giữa trục và đĩa cắt ngắn. Lúc này bạn cần phải làm 1 dụng cụ để có thể tháo đĩa cắt ra.
Bạn kiếm 1 thanh sắt có độ dầy khoảng 3mm, sau đó dùng chiếc cờ lê 13 đặt lên trên thanh sắt, dùng bút vẽ và tiến hành cắt theo đường diềm trong của cờ lê 13, để đạt độ chính xác tuyệt đối bạn nên dùng máy khoan để khoan 2 lỗ nhỏ rồi mới cưa theo đường vẽ sẽ được dụng cụ tháo đĩa cắt chính xác và hạn chế sai số nhất.
Lúc này bạn chỉ cần đưa dụng cụ vào phần rãnh của đĩa cắt và đầu máy cắt rồi vặn theo chiều kim đồng hồ để tháo đĩa cắt ra.
Dụng cụ tháo đĩa cắt bị kẹt
Cách phòng tránh lỗi dội ngược và kẹt đĩa mài
Dội ngược và kẹt đĩa mài sẽ có hai nguyên nhân dẫn đến, nguyên nhân khác quan do nguồn điện cấp cho máy bị ngắt. Còn lại đa phần do nguyên nhân thao tác của người dùng dẫn đến. Người dùng có thể thao tác máy sai khi thuật, sử dụng máy trong điều khiện xấu.
Vì vậy, để hạn chế tối đa lỗi dội ngược và kẹt đĩa mài, bạn cần ghi nhớ các lưu ý sau:
Bạn hãy nhớ luôn cầm máy cắt chắc chắn, cầm máy với hai tay hoặc kết hợp với tay cầm phụ, để đảm bảo tư thế của bạn có thể chủ động phòng tránh được hiện tượng dội ngược. Để máy xa người một khoảng cách đủ gần, để chẳng may khi hiện tượng dội ngược xảy ra máy cắt sẽ không chạm tới người bạn.
Với máy cắt đá cầm tay, bạn nên cầm máy ở tư thế song sóng với người một khoảng cách đủ lớn để đảm bảo an toàn.
Tư thế sử dụng máy mài góc để cắt kim loại
Khi dùng máy cắt làm việc ở các khu vực góc cạnh, đặc biệt là bạn thao tác với máy cắt cầm tay đa năng lưu ý không để phụ kiện bị nảy lên hay chèn chặt. Nó rất dễ gây ra hiện tượng máy mất kiểm soát và dội ngược.
Làm việc với lực phù hợp, không tại sức đè lên máy cắt. Trường hợp đĩa bị kẹt hãy nhanh tay tắt nguồn điện, công tắc, đợi máy dừng hẳn lại mới đưa vật liệu ra khỏi bề mặt cắt. Luôn thực hiện theo phương pháp "cắt mò", làm việc từ từ để kiểm tra bề mặt vật liệu xem có vật vản hay chướng ngại vật không.
Luôn sử dụng phụ kiện đúng chức năng và không quên sử dụng vành chắn bảo hộ khi làm việc. Vừa ngăn chặn mụn mài, vừa bổ trợ kỹ thuật cho máy trong trường hợp chẳng may đĩa cắt bị kẹt.
Những thông tin trong bài viết, chắc chắn sẽ hữu ích khi bạn áp dụng. Tình trạng dội ngược hay kẹt đĩa mài sẽ không xảy ra nữa. Nếu bạn còn thông tin nào thắc mắc hay cần tư vấn về bất kì loại máy cắt hay dụng cụ điện nào hãy liên hệ ngay với Maydochuyendung.com để được hỗ trợ miễn phí!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!