Điện là nguồn năng lượng vôi cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong lĩnh vực điện, dòng điện hay nguồn điện là gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm cơ bản này.
Điện là gì?
Điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu một cách đơn giản, điện chính là sự dịch chuyển điện tích, bên cạnh đó điện cũng là tập hợp các hiện tượng vật lý liên quan đến hút – đẩy các electron – điện tích âm và notron – điện tích dương. Sự hút – đẩy này sẽ tạo ra năng lượng điện.
Dòng điện là gì?
Dòng điện là dòng chảy có hướng của các điện tích. Chiều dòng điện sẽ được quy ước là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương. Theo thuyết electron các điện tích nguyên tố electron có thể rời khỏi nguyển tử và trở thành các electron tự do.
Có thể hiểu như sau, dòng điện chính là sự chuyển dời theo hướng xác định của điện tích. Điện tích bao gồm: điện tích âm và điện tích dương.
Các electron rời khỏi nguyên tử sẽ tạo thành các electron tự do dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Khi đặt trong điện trường, điện tích sẽ chuyển động theo hướng nhất định và tạo thành dòng điện.
Nguồn điện là gì?
Nguồn điện là vật cung cấp dòng điện cho các thiết bị có thể hoạt động. Mỗi nguồn điện sẽ gồm 2 cực là cực âm và cực dương. Nguồn điện cơ bản thường thấy như pin, ắc quy, máy phát điện hay ổ điện trong gia đình…
Cường độ dòng điện là gì?
Mỗi nguồn điện sẽ có cường độ dòng điện khác nhau, nó được ký hiệu bằng đơn vị A. Đây là chỉ số trên ampe kế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện. Ampe kế là thiết bị chuyên dụng cho khả năng đo cường độ dòng điện lớn. Chỉ số của ampe kế càng lớn cho thấy dòng điện càng mạnh và ngược lại.
Điện áp là gì?
Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, nó được viết tắt là V hoặc U. Điện áp chính là sự chênh lệch của điện thế giữa 2 cực, nó là công thực hiện để di chuyển một hạt điện tích trong các trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.
Ví dụ: bảng điện gia đình thông thường sẽ có điện thế 220V và dưới đất có điện thế là 0V, từ đó ta sẽ có bảng điện xuống đất là 220V. Hay bảng điện A có điện thế là 220V, bảng điện B có điện thế 180V, ta sẽ đo từ bảng A xuống bảng B sẽ có được mức điện áp là 40V.
Có thể nói tổng quát hơn, điện áp giữa 2 điểm A và V của mạch sẽ được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = -UBA
Ví dụ: Hình bên dưới là cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng tại 2 điểm A và B của nguồn DC được nối ngắn mạch qua một điện trở. Di chuyển đến thang đo VDC, 2 que đo song song với 2 điểm cần đo. Nối que đo màu đỏ (VΩ) đặt tại vị trí A (dương nguồn), que đo màu đen (COM) tại vị trí B (âm nguồn) ta sẽ thu được mức điện áp trên 2 đầu điện trở 6V.
Việc đảo ngược que đo kết quả sẽ chuyển thành -6V hoặc kim đồng hồ quay ngược.
Trên đây là những khái niệm điện bạn cần nắm bắt và phân biệt rõ từ đó giúp vận hành và sử dụng thiết bị điện an toàn hơn.