Điện trở là gì? Các loại điện trở phổ biến hiện nay

15:34 10/07/2020
Điện trở là thuật ngữ chuyên dùng trong ngành Vật lý. Nó được dùng nhiều trong lắp đặt thiết bị điện hay motor máy móc. Linh kiện dùng nhiều trong các ứng dụng ngành điện, điện máy…

Điện trở là linh kiện cần thiết sử dụng trong nhiều thiết bị điện, điện tử. Nó có nhiều loại cũng như mang đến nhiều chức năng khác nhau.

Điện trở là gì?

Điện trở là linh kiện điện tử thụ động

Điện trở là linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm kết nối, nó mang đến chức năng điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy vào trong mạch. Ngoài ra, điện trở còn được dùng để chia điện áp, kích hoạt linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối… Đơn vị đo điện trở được tính bằng Ohm.

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Theo định luật Ohm, điện áp đi qua điện trở sẽ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và tỷ lệ này là một hằng số điện trở.

Công thức định luật Ohm: V=I*R

Xét một ví dụ: Nếu điện trở 400 Ohm được nối vào điện áp 1 chiều 14V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 14 / 400 = 0.035 Amperes.

Trên thực tế, cũng có một số điện cảm và điện dung có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều.

Công dụng của điện trở là gì?

Điện trở được sử dụng trong nhiều thiết bị điện, điện tử

Điên trở mang đến rất nhiều các công dụng khác nhau, cụ thể trong mạch điện hoặc mạch điện tử, nó có tác dụng điều chỉnh hoặc thiết lập dòng điện bằng cách sử dụng loạt vật dẫn điện.

Bên cạnh đó, điện trở cũng có tác dụng nối với nhau thành chuỗi, khiến mạng điện trở hoạt động như bộ giảm điện áp, bộ chia điện áp hoặc bộ giới hạn dòng điện trong mạch điện.

Dưới đây là một số ứng dụng thực tế khác của điện trở, bao gồm:

  • Không chế dòng điện qua tải cho phù hợp
  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp nhằm có được điện áp theo ý muốn từ một điện áp trước
  • Tham gia vào các mạch tạo dao động R C sử dụng NE555

Các loại điện trở phổ biến hiện nay

Có rất nhiều các loại điện trở khác nhau

Hiện nay, điện trở được chia thành rất nhiều loại khác nhau trong đó có 6 loại chính gồm:

  • Điện trở cacbon
  • Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở băng
  • Điện trở cacbon

Điện trở cacbon hay còn có tên gọi khác là điện trở than, nó được làm bằng cách ép hỗn hợp bột than với chất kết dính thành dạng trụ và thanh có vỏ bọc bằng gốm hoặc sơn. Loai điện trở thành được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nó có công suất khoảng 1/8 - 2W và thường được ứng dụng ở khu vực tần số cao.

Điện trở dây quấn

Điện trở dây quấn được tạo thành bằng cách quấn dây kim loại

Điện trở này được tạo thành bằng cách quấn dây kim loại, đặc tính của nó là dẫn điện kém, có giá trị nhỏ nhưng chịu được dòng lớn, thường rất cao khoảng 1 - 300W. Điện trở dây quấn thường được ký hiệu là WH hoặc W và sai số từ 1-10%.

Điện trở Film

Loại điện trở này được hình thành bằng cách kết tinh kim loại, cacbon hoặc oxide kim loại trên lõi gốm.

Độ dày film và các đường xoắn ôc sẽ được tạo ra trên bề mặt sẽ quyết định đến giá trị của điện trở.

Điện trở Film hình thành bằng cách kết tinh kim loại

Điện trở màng

Điện trở màng là thuật ngữ chung để chỉ điện trở màng kim loại, màng cacbon hay oxit kim loại. Nó được tạo nên bằng cách đưa kim loại nguyên chất hoặc màng oxit vào thanh gốm cách điện.

Điện trở màng kim loại có các loại bao gồm E24 (± 5% & ± 2% dung sai), E96 (± 1% dung sai) và E192 (± 0,5%, ± 0,25% & ± 0,1% dung sai), mức công suất hoạt động tử 0,05-0,5W.

Điện trở màng được tạo nên bằng cách đưa kim loại nguyên chất vào thanh gốm cách điện

Điện trở băng

Loại điện trở này được sản xuất nhằm đáp ứng các ứng dụng cần một loạt các điện trở cùng giá trị mắc song song với nhau. Điện trở băng có thể chế tạo rời sau đó hàn chung 1 chân, thiết kế có vỏ hoặc không vỏ tùy chọn.

Điện trở bề mặt

Điện trở bề mặt hay còn gọi là điện trở dán, nó được làm theo công nghệ dán bề mặt, tức dán trực tiếp lên bảng mạch in. Điện trở này có kích thước nhỏ khoảng 0,6mm x 0,3mm.

Trên đây là những điều cần biết về điện trở. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Tags:
Tin liên quan
Hướng dẫn kiểm tra điện trở cách điện của máy biến ápHướng dẫn kiểm tra điện trở cách điện của máy biến áp

Kiểm tra máy biến áp thường được ứng dụng tại các khu công nghiệp, công xưởng... Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Đo điện trở cách điện thiết bị bao nhiêu là đạt?Đo điện trở cách điện thiết bị bao nhiêu là đạt?

Đo điện trở cách điện là khâu tất yếu giúp kiểm tra, xác định tình trạng điện năng, thiết bị điện. Đo điện trở cách điện bao nhiêu là đạt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cách đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ vạn năng kimCách đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ vạn năng kim

Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, bạn nên nhớ không để thang quá cao hoặc quá thấp. Đồng thời, hiểu đúng các giá trị hiển thị trên màn hình sẽ giúp có cách hướng giải quyết đúng đắn.

Cách đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ vạn năng điện tửCách đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ vạn năng điện tử

Với những người mới vào nghề, việc đo và đọc giá trị điện trở trên đồng hồ vạn năng điện tử còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích để bạn thực hiện đo dễ dàng, đảm bảo an toàn.

4 điểm lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu đo điện trở4 điểm lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng Kyoritsu đo điện trở

Kết quả đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng Kyoritsu sẽ không chính xác nếu chưa chú ý một số điểm quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách đo điện trở nhằm mang đến tỷ lệ sai số là 0%.

Tìm kiếm nhiều:Máy khoan pinMáy khoan bê tông pinMáy khoan Bosch   Máy khoan bê tôngMáy khoan makitaMáy khoan bê tông MakitaMáy khoan động lực Máy bắt vít Máy mài BoschMáy mài góc Bosch Máy mài Makita Máy mài góc Makita Máy cắt sắt Máy cưa BoschMáy cắt Bosch Máy rửa xe Karcher K2 Máy hàn Hồng Ký Cân bàn điện tử Thang nhôm rút Máy rửa xe Máy rửa xe cao áp Máy đo khoảng cách BoschMáy đo khí Senko
Zalo
FB Message