Xem nhanh
Nếu bạn quan sát que đo nhiệt độ khi đun sôi nước, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ nước tăng lên tới khi bắt đầu sôi. Vậy, nhiệt độ sôi của nước được tính như thế nào? Theo dõi thiết bị đo nhiệt độ khi nước bắt đầu sôi, chỉ số này giữ nguyên tại điểm đó, kể cả khi ta tiếp tục đun tiếp đi nữa. Vậy tại sao không có sự thay đổi nhiệt độ nào diễn ra dù ta tiếp tục đun nước?
Bạn hãy tìm cho mình đáp án cho câu hỏi: Nước bắt đầu sôi khi nào? Nhiệt độ sôi của nước có thay đổi nếu bạn tiếp tục đun ở trong bài viết này của Maydochuyendung.com nhé!
Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Vậy, nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu độ c? Câu trả lời đó chính là từ trên 90 độ C trở là nước bắt đầu sôi, biểu hiện là những bóng nước nhỏ xuất hiện và vỡ ra. Tuy vậy khi đạt tới mức 100 độ C nước sẽ bắt đầu sôi nhiều và nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt độ đó được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.
Tuy nhiên, nếu bạn cho thêm vào nước: tinh bột (gạo, bột mì,...) hoặc thực phẩm: Rau, củ, xương,... Lúc này, mức nhiệt của nước sẽ tăng cao hơn so với nhiệt độ tiêu chuẩn của nước bình thường. Độ sôi sẽ tăng cao hơn khoảng 5 – 10 độ C, thấy rõ nhất khi ta nấu cơm, tinh bột được hồ hóa ra nước thì nhiệt độ có thể tăng cao đến 110 độ C. Thông thường, chỉ số này không tăng quá 110 độ C.
Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí (bốc hơi, nước sẽ cạn dần).
Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
Giống với nước thường, nước cất có nhiệt độ sôi là bao nhiêu cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Nước cất là nước tinh khiết vậy nước cất sôi ở bao nhiêu độ? Kiểm tra bằng nhiệt kế thì chỉ số đạt được khi nước sôi là 100 độ C, không tăng thêm nếu tiếp tục đun sôi.
Những thông tin nêu trên đã giải đáp được câu hỏi: nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu. Tóm lại, nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng đây là nhiệt độ sôi của nước cất, nước bình thường: nước sinh hoạt, nước mưa, nước lọc... chứ không phải nước muối, hay các loại nước có tạp chất.
Bên cạnh đó, nhiệt độ sôi của nước ở áp suất khác nhau cũng khác nhau. Đây cũng chính là một trong những lý do mà có hiện tượng nước sôi ở 80 độ C khi bạn đun ở đỉnh núi. Vậy nhiệt độ sôi của nước ở áp suất chân không sẽ là bao nhiêu?
Câu trả lời khi áp suất chân không giảm dần về 0 atm thì nhiệt độ sôi của nước cũng giảm dần về 0. Ví dụ như khi hút chân không ở mức 0.006 atm thì nước sẽ sôi ở 0.01°C. Như vậy, tùy thuộc vào từng loại nước hay môi trường sẽ có mức nhiệt độ sôi khác nhau.
Xem thêm: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Đo thế nào?
Nhiệt độ sôi của nước có thay đổi khi tiếp tục đun sôi?
Ngoài việc tìm hiểu nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu độ C, bạn chắc hẳn cũng thắc mắc khi tiếp tục đun sôi thì nhiệt độ của nước có thay đổi hay không? Câu trả lời như sau: Khi áp suất trong không khí ở mức tiêu chuẩn 1 atm (đơn vị áp suất: Khí quyển tiêu chuẩn) thì điểm sôi của nước sẽ là 100 độ C và dù bạn có tiếp tục đun như thế nào thì cũng không thể làm cho nhiệt độ của nước tăng lên.
Tại sao nhiệt độ nước không thay đổi khi bạn tiếp tục đun sôi
Nếu bạn muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100 độ C thì chưa đủ, bạn cần phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chúng có thể chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước, từ dạng lỏng sang dạng khí. (hơi nước bốc lên tạo thành khí có màu đục, có thể nhận thấy trong không khí).
Nhiệt độ của nước sôi là 100 độ C, tuy nhiên, nếu bạn ngừng cấp nhiệt thì chỉ số này sẽ giảm xuống. Chính bởi vậy, bạn cần nắm được điều này để sử dụng nước đúng mục đích của mình.
Xem thêm: Nhiệt kế đo nước mua ở đâu? Loại nào tốt nhất?
Cách kiểm tra nhiệt độ của nước
Có rất nhiều cách để đo nhiệt độ nước sôi, bạn có thể dùng máy đo nhiệt độ hoặc bạn cũng có thể dùng mẹo đo nhiệt độ dân gian.
Dùng máy đo nhiệt độ
Khi sử dụng các loại que đo nhiệt độ nước sẽ đảm bảo kết quả có độ chính xác tốt nhất. Đồng thời bạn có thể đứng tại khoảnh cách an toàn để kiểm tra nhiệt độ sôi của nước mà không lo lắng về các mối nguy hiểm cho mình và người xung quanh.
Dùng máy đo nhiệt độ nước
Các loại máy đo nhiệt độ tiếp xúc sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra được nhiệt độ sôi của nước nhanh chóng. Vì vậy, máy đo nhiệt độ vẫn được đánh giá là phương pháp chính xác và được sử dụng phổ biến tại các gia đình cũng như nhà hàng, cửa hàng...
Một vài sản phẩm dùng để đo nhiệt độ nước bạn chạy hiện nay
- Máy đo nhiệt độ cầm tay dạng tiếp xúc KT500, Giá tham khảo: 500.000đ
- Máy đo nhiệt độ cầm tay Hanna HI98509, Giá tham khảo: 970.000đ
- Máy đo nhiệt độ tiếp xúc DM6801B và DM6802B, Giá tham khảo: 590.000đ
Dùng phương pháp dân gian
Thêm một cách kiểm tra nhiệt độ của nước chính là bằng bằng bàn tay và cùi chỏ. Bạn giữ bàn tay gần mặt nước. Nếu bạn cảm thấy hơi nóng tỏa ra khỏi mặt nước, thậm chí hơi bỏng rát, điều này biểu thị nước đang nóng.
Nếu bạn cảm thấy không có hơi nóng nào bốc lên, nước đang ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh. Lưu ý, chỉ hơ tay trên bề mặt, không cho tay trực tiếp vào nước tránh trường hợp bị bỏng.
Dùng lòng bàn tay
Nếu bạn xác định được độ nước ấm, không gây nguy hiểm có thể sử dụng phần cùi trỏ khoảng 5-10 giây, bạn sẽ có thể nhận thức được nhiệt độ nước đang ở mức nào. Nếu nước cảm thấy hơi ấm, nhưng không nóng, thì nó ở khoảng 38°C đến 40°C.
Tuy nhiên cách thức này sẽ nguy hiểm và không đạt độ chính xác như khi bạn dùng máy đo nhiệt độ được. Đặc biệt nếu bạn cần dùng nước đúng nhiệt độ để nấu ăn, pha sữa cho trẻ nhỏ... Chính vì vậy, bạn cần chú ý không nên sử dụng phương pháp này để kiểm tra nhiệt độ sôi của nước tránh mất an toàn, dễ bị bỏng.
Dùng cùi trỏ
Với những thông tin mà Maydochuyendung.com vừa mang tới cho bạn hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Có thể thấy, nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là 100 độ C bởi nó còn phụ thuộc vào áp suất tại vị trí bạn tiến hành đun nước. Bạn có thể liên hệ ngay đến Hotline: 0904.810.817khi cần tìm hiểu thêm các thiết bị đo nhiệt độ nước.