Xem nhanh
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, luật giao thông mới được thực thi ngày 01/01/2020 quy định rõ về việc điều khiển phương tiện giao thông, tham gia giao thông khi trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn. Vậy, nồng độ cồn cho phép là bao nhiêu?
Việc kiểm tra bằng dụng cụ đo độ cồn được ứng dụng phổ biến, rộng rãi giúp người dân có thể chủ động hơn và để có thể tự tin khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông.
Quy trình thổi nồng độ cồn
Về quy định thổi nồng độ cồn, bộ phận thực thi chính là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đối tượng chấp hành là người tham gia giao thông tại Việt Nam.
Quy trình tiến hành thổi nồng độ cồn như sau: Tại các chốt kiểm tra, khi cảnh sát giao thông phát hiện thấy đối tượng tham gia giao thông có biểu hiện thiếu tỉnh táo sẽ phát tín hiệu dừng xe. Sau đó kiểm tra hành chính và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Quy trình thổi nồng độ cồn
Dụng cụ được sử dụng: là máy đo nồng độ cồn của csgt, người tham gia giao thông thổi hơi trực tiếp vào vị trí nhận mẫu, đợi từ 3 – 5 giây sẽ có kết quả trả về. Từ chỉ số đo được đối chiếu với bảng tra nồng độ cồn để xác định nồng độ cồn cho phép để có thể đưa ra kết luận phù hợp, chính xác.
Quy định thổi nồng độ cồn
Vậy, có quy định nào về thổi nồng độ cồn không? Câu trả lời đó chính là có. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tối đa vi phạm luật giao thông gây tai nạn dẫn đến tổn thất tới người và của. Cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông, tuy nhiên, thực hiện việc này với những đối tượng có dấu hiệu sử dụng rượu bia.
Quy định về thổi nồng độ cồn được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông, hạn chế tối các vụ tai nạn đáng tiếc, thương tâm.
Thổi nồng độ cồn thế nào?
Nguyên tắc thổi nồng độ cồn
Trước khi tham gia giao thông, bạn có thể chủ động kiểm tra độ cồn trong hơi thở. Vậy, thổi nồng độ cồn theo nguyên tắc nào? Bạn đã biết chưa?
Nếu bạn tự kiểm tra nồng độ cồn: Bạn cần tuân thủ nguyên tắc như sau: Kiểm tra máy trước khi sử dụng, thay pin hoặc bổ sung lượng pin cho máy hoạt động. Thay ống thở để đảm bảo không mắc các bệnh lây nhiễm,… Khi thổi, bạn thổi hơi thật dài để máy có thể lấy dữ liệu tốt nhất. Bạn nên dùng loại máy đo cá nhân như: Sentech AL6000 hay Sentech AL-2500 để đảm bảo độ chính xác.
Tự thổi nồng độ cồn bằng máy kiểm tra cá nhân
Đối với thổi nồng độ cồn khi cảnh sát giao thông kiểm tra: Bạn cần tuân thủ nguyên tắc thổi nồng độ cồn như sau: Kiểm tra máy trước khi thực hiện thổi, có thể yêu cầu csgt thổi mẫu để kiểm tra độ chính xác của máy, yêu cầu thay ống thở, yêu cầu xem phiếu kết quả để nắm được thông tin cần thiết.
Quy định nồng độ cồn trong hơi thở cho phép
Trước đây, tại điều 8 luật GT đường bộ quy định: “Nghiêm cấm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.” Theo đó, nếu trong máu hoặc trong hơi thở của bạn dưới mức cấm, bạn có thể điều khiển phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, theo luật mới 01/01/2020: người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Chính vì lẽ đó, dù bạn uống rượu, bia hoặc sử dụng thực phẩm làm cho máu hoặc hơi thở có nồng độ còn thì bạn không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Chúng tôi gửi đến bạn bảng tra nồng độ cồn để bạn có thể chủ động hơn khi tra cứu cũng như đối chiếu, cùng với đó là mức phạt khi tham gia giao thông.
Bảng tra nồng độ cồn
Có thể bạn quan tâm:
- Máy đo nồng độ cồn Hàn Quốc có tốt không? Có nên mua không?
- Hướng dẫn cách đo nồng độ cồn trong hơi thở
Một số máy đo nồng độ cồn trong hơi thở có độ chính xác cao
Chúng tôi gợi ý đến bạn một số thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở được đánh giá là có độ chính xác cao để bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn, sử dụng.
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở HT-611: là một dạng khúc xạ kế cầm tay - một thiết bị được sử dụng để đo nồng độ cồn trong hơi thở. Máy cung cấp kết quả chính xác và thể hiện qua đồng hồ số trên màn hình hiển thị LCD. HT-611 được dùng để kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của người tham gia giao thông; quản lý nhân viên trong các văn phòng, công trường, nhà máy, xí nghiệp,...có tính chất công việc đặc thù để đảm bảo an toàn lao động cũng như hiệu quả công việc
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở HT-611
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Sentech AL9000: là dụng cụ đo có trọng lượng nhẹ, chỉ 100g cả pin nên người dùng dễ dàng bỏ túi để mang theo khi di chuyển. Đặc điểm này giúp Sentech AL9000 thích hợp với cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ hoặc tài xế lái xe để kiểm soát độ cồn trong hơi thở của mình.
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Sentech AL9000
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Sentech iblow 10 (vali): Sản phẩm được biết đến là dụng cụ đo độ cồn có cấu tạo cầm tay. Bộ sản phẩm gồm trang bị sẵn vali cứng cáp để đựng nên rất thuận tiện cho công việc cần di chuyển nhiều. Sentech iblow 10 (vali) hoạt động dựa trên Công nghệ Cảm biến Nhiên liệu SURACELL tiên tiến của SURACELL.
Máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Sentech iblow 10 (vali)
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về quy định nồng độ cồn trong hơi thở cho phép khi tham gia giao thông, theo luật mới có hiệu lực từ 01/01/2020, người tham gia giao thông không được điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề bạn cần quan tâm, nồng độ cồn cho phép bằng 0 là bạn có thể tham gia giao thông bởi, chỉ cần trong hơi thở có trên 0 mg/l cồn, bạn có thể sẽ bị phạt hoặc bị thu giữ xe.
Để kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở trước khi tham gia giao thông, bạn nên chọn các thiết bị đo chất lượng, chính hãng, có thể tham khảo ngay tại maydochuyendung.com chúng tôi chính là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các thiết bị đo độ cồn từ các thương hiệu lớn như Sentech, Total Meter,… Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.