Xem nhanh
Thủy canh là mô hình trồng cây không còn quá xa lạ với người nông dân Việt Nam, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, bà con phải đặc biệt quan tâm đến độ pH , cũng như trang bị cho mình cách tăng, giảm pH trong nước thủy canh khi chỉ số này vượt qua mức tiêu chuẩn.
Vai trò của độ pH trong nước thủy canh là như thế nào?
Kiểm soát độ pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Mỗi khoáng chất sẽ có dung sai cụ thể với một mức pH tương ứng. Các chất dinh dưỡng đa lượng sẽ khó chuyển động trong môi trường có độ pH quá cao hoặc quá thấp. Khi xảy ra tình trạng này sẽ khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cây gặp khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, các vi chất dinh dưỡng thường ảnh hưởng tại độ pH nằm ở phần cuối của thang đo.
Như vậy, nếu độ pH trong dung dịch thủy canh thấp sẽ khiến cho các vi chất bị hòa tan quá mức dẫn làm dư thừa chất dinh dưỡng trong nước thủy canh, sẽ không tốt cho cây. Ngược lại, nếu pH cao, các vi chất ít lưu động hơn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của kém.
Độ pH trong nước thủy canh lý tưởng nhất lớn hơn 5.8 và thấp hơn 6.8 tuy nhiên, mỗi cây sẽ có những tiêu chuẩn riêng về độ pH. Chính vì thế, trước khi quyết định lựa chọn giống cây thủy canh, bà con nên tìm hiểu kĩ về chỉ số pH tương ứng với loại cây đó để có chế độ chăm sóc, bón phân thích hợp.
Biểu đồ thể hiện độ PH lý tưởng cho cây
Việc thường xuyên kiểm tra độ pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh là điều cần làm nhằm kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh để không ảnh hưởng đến cây trồng. Để tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại kết quả chính xác, bà con nên sử dụng máy đo độ pH đất.
Để lựa chọn được máy đo pH trong thủy canh tốt, chất lượng, bà con có thể tham khảo một số bài viết sau:
Giảm pH trong dung dịch thủy canh
Việc giảm pH trong nước thủy canh là điều chỉnh phổ biến nhất khi trồng cây bằng phương pháp thủy canh. Bởi đa phần, các vùng nước có tình kiềm với độ pH ít nhất là 7.2 hoặc cao hơn. Độ pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh không nên cao hơn 6,8 và thấp hơn 5.8.
Theo các chuyên gia khuyến cáo nên đo dung dịch thủy canh 2 lần/ngày và 1 tiếng sau khi dung dịch dinh dưỡng mới được cho vào bể chứa nước thủy canh.
Điều chỉnh pH trong trong dung dịch thủy canh
Để giảm pH trong nước thủy canh, người ta thường dùng đến 5 loại axit như:
Axit nitric và axit photphoric: Đây là 2 aixit phổ biến và được sử dụng nhiều để giảm nồng độ PH trong thủy canh. Axit nitric ưa thích hơn khi sử dụng nước với nồng độ canxi cao bởi vì axit photphoric cần được điều chỉnh pH nhiều hơn. Nếu rất ít canxi có trong nước thì rất ít axit cần làm giảm độ pH của nước. Vì vậy, cần phân tích nước để xác định axit phù hợp.
Axit axetic được coi là axit an toàn nhất để làm giảm độ pH. Vì không mạnh như các axit khác nên chúng sẽ cần nhiều khối lượng hơn để giảm pH trong nước thủy canh.
Ngoài ra, axit sulfuric, axit citric cùng là 2 axit được sử dụng để làm giảm độ pH.
Khi sử dụng các loại axit và trộn lẫn với nước, bà con cũng cần lưu ý như: Luôn luôn thêm axit vào nước, tuyệt đối không được thêm axit vào thùng chứa trước, sau đó mới thêm nước.
Tăng pH trong nước thủy canh bằng cách nào?
Potassium hydroxide (KOH) là chất phổ biến nhất khi muốn tăng pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng một số chất khác như: natri hydroxide (NaOH) và bicarbonate của soda hoặc baking soda (NaHCO3).
Tăng pH trong nước thủy canh
Cả KOH và NaOH có thể gây bỏng da nếu như không rửa sạch ngay lập tức nên sử dụng baking soda là an toàn nhất. KOH có sẵn ở dạng viên nên việc xử lý sản phẩm sẽ an toàn và dễ dàng hơn NaOH.
Lấy 100g bột viên KOH vào trong khoảng 900ml nước sẽ tạo ra dung dịch 10% KOH. Bà con vào bể chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh cho đến khi pH của nước ở giữa 5.8 và 6.8 mà không cần bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng. Khi cho vào, bà con nên sử dụng máy đo PH để biết chính xác nồng độ pH trong nước thủy cảnh, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cây.
Chắc chắn với những thông tin này sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc điều chỉnh pH trong dung dịch thủy cảnh nhằm tạo ra môi trường lý tưởng nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt.