Xem nhanh
Việc cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong trồng rau thủy canh là chìa khóa quyết định chất lượng rau thu hoạch. Việc thiếu chất dinh dưỡng ở rau thủy canh trong quá trình trồng là điều dễ xảy ra. Vậy khi thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng, rau có những biểu hiện gì?
Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với rau trồng thủy canh
Để rau thủy canh sinh trưởng và phát triển tốt nhất, việc bạn cần làm là cung cấp đủ các nguyên tố vào dung dịch thủy canh như: Đạm, Lân, Kali (N-P-K),...
- Đạm: Là thành phần dinh dưỡng giúp cây phát triển mô, tạo ra diệp lục để cây phát triển to, ra hoa,…
- Kali: Đây là chất dinh dưỡng giúp tăng khả năng hoạt động của không khí, tác động vào quá trình quang hợp, giúp vận chuyển các chất, kích thích cây quang hợp vào mùa đông.
- Các nguyên tố như: Canxi, Magie, Lưu huỳnh,… giúp cho cây khỏe hơn, quang hợp tốt hơn, hỗ trợ quá trình trao đổi chất cùng với các nguyên tố đa lượng.
- Các nguyên tố như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl),… giúp cho quá trình quang hợp, hô hấp diễn ra liên tục.
Những biểu hiện của rau thủy canh khi thiếu chất dinh dưỡng
Trong mô hình thủy canh, do chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: môi trường, nhiệt độ, ánh sáng,…dẫn đến tính trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển cho rau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch.
Khi thiếu chất dinh dưỡng, diệp lục không hình thành, lá chuyển sang màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, thừa dưỡng chất cây phát triển quá nhanh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây yếu, dễ đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công,..Cụ thể:
- Thiếu đạm: Ban đầu rau sẽ bị vàng lá giá, sau chuyển sang lá non và dẫn đến chồi non không phát triển, cây cằn cỗi,…
- Thiếu kali: Rau cũng chuyển sang màu vàng nhưng vàng từ mép lá đến chóp lá và khô rồi rụng
- Thiếu lân: Lá và thân cây chuyển sang màu đỏ tía. Bởi thiếu diệp lục, cây thấp hơn, không có quang hợp.
- Khi thiếu các nguyên tố vi lượng: Lá non của rau bị vàng và không thể phát triển được. Chẳng hạn như thiếu Mn các lá non vàng trắng những đường gân xanh mờ, kích thước lá nhỏ hơn.
Làm gì khi rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng
Khi thấy các hiện tượng trên, báo hiệu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng định kỳ cung cấp dinh dưỡng cho cây và pha chế dự trữ các mẻ dung dịch dinh dưỡng mới.
Ngoài ra, việc bạn cần làm là bón cây đều đặn và đầy đủ thức ăn trong thời kì cây phát triển đặc biệt khi rau còn non. Cung cấp chính xác, cân bằng các khoáng chất để cây trồng phát triển tốt. Bạn cũng nên quan tâm đến nhiệt độ, ánh sáng thích hợp cho cây.
Những cách kiểm tra độ dinh dưỡng trong rau thủy canh
Việc kiểm soát và xử lý các giá trị ph, độ dẫn điện EC trong dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh đóng vai trò quyết định sự thành bại của việc trồng thủy canh.
Nếu độ ph lớn hơn 6.5 cây phát triển chậm hay độ dẫn điện EC quá cao khiến cây có nguy cơ bị ngộ độc dinh dưỡng, úng và chết. Chính vì thế phải cân bằng, giữ ổn định các chỉ số này theo từng đặc điểm sinh trưởng và từng độ tuổi của cây.
Kiểm tra độ dẫn điện EC
Theo các chuyên gia về phương pháp nuôi trồng thủy canh, chỉ số EC ổn định nhất ở mức trong khoảng từ 1,5 – 2,5 ms/cm. Tuy nhiên, tùy theo từng nhóm cây ăn lá hay cây ăn quả mà EC sẽ ở những phù hợp. Cụ thể:
- Đối với cây ăn lá: EC thích hợp trong khoảng 1,6 – 1,8 ms/cm.
- Đối với cây ăn quả: EC thích hợp trong khoảng 2 – 2,2 ms/cm.
Để đo tổng cường độ của dung dịch dinh dưỡng, người ta dùng máy đo độ dẫn điện EC. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc nồng độ khoáng chất càng cao, điện trở càng thấp thì dòng điện đi qua càng cao.
Bạn có thể tham khảo một số máy đo độ dẫn điện giá rẻ bán chạy nhất hiện nay như: Máy đo độ dẫn điện EC Milwaukee MW302, Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ DiST® 5 Hanna HI98311,…
Kiểm tra độ PH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh
PH=7 dung dịch có tính trung tính, dung dịch có độ pH > 7 có tính kiềm, còn pH < 7 dung dịch có tính axit. Đa số cây trồng phát triển tốt khi dung dịch dinh dưỡng có độ PH trong khoảng từ 5.5 đến 6.5.
Nếu pH quá cao sẽ thải ra nhiều muối axit làm chất độc trong dung dịch thủy canh tăng lên, các hợp chất tạo kết tủa Ca3(PO4)2, ống dung dịch sẽ bị ngẹt, các kết tủa bám quanh rễ cây, ngăn cản sự hấp thu nước và dinh dưỡng.
Ngược lại nếu pH xuống quá thấp sẽ sản sinh ra nhiều ion Bazo, làm giới hạn việc hấp thu các muối gốc axit khiến cây kém phát triển.
Chính vì thế việc cân bằng nồng độ ph trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh là chìa khóa số 1 giúp cây sinh trường, phát triển tốt và đảm bảo năng suất thu hoạch.
Để có thể biết được chỉ số này, máy đo độ pH là thiết bị được nhắc đến đầu tiên. Với thiết kế nhỏ gọn, tính linh động cao giúp bạn dễ dàng di chuyển máy từ vị trí làm việc này đến vị trí khác. Máy không chỉ đo nhanh, đo chính xác mà còn lưu trữ được các kết quả đo giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Bạn có thể tham khảo một số máy đo ph trong thủy canh như: Bút đo pH/Nhiệt Độ Hanna HI98118, bút đo pH/EC/TDS/Nhiệt Độ Hanna HI98131,….
Trên đây là những biểu hiện rõ ràng nhất khi rau trồng bằng dung dịch thủy canh thiếu chất dinh dưỡng. Việc kiểm tra, kiểm soát độ dẫn điện EC, nồng độ pH giúp bạn có những điều chỉnh cân bằng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.